Thương hiệu là tài sản quý giá của công ty

Hình ảnh thương hiệu đã lỗi thời

Thế kỉ 21 là thế kỉ của công nghệ và sự đổi mới. Trong vài thập niên gần đây, xu thế thiết kế liên tục được thay đổi, các kiểu chữ, phông màu cũng đa dạng hơn để theo kịp với thị hiếu người tiêu dùng. Trong trường hợp này, nếu thương hiệu không chịu thay đổi thì việc trở nên “cũ kỹ” là điều hiển nhiên sẽ xảy ra.

Xét về mặt tổng thể, thương hiệu vẫn sẽ giữ nguyên những nét đặc trưng cơ bản và giữ nguyên giá trị nội hàm. Điều doanh nghiệp cần là chính là thay đổi diện mạo bề mặt để phù hợp hơn với xu hướng hiện đại và “khẩu vị” của người tiêu dùng.

Uy tín thương hiệu đang bị xấu đi

Khi một thương hiệu có tiếng tăm xấu trên thị trường sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc làm ăn kinh doanh. Chúng có tác động nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, doanh thu của cả doanh nghiệp.

Trong trường hợp này, thay đổi thương hiệu là giải pháp được nhiều nhà quản trị lựa chọn để thay đổi cách nhìn của khách hàng, cải thiện hình ảnh doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều các nhà quản trị cần làm không chỉ là thay đổi hình ảnh bên ngoài của thương hiệu mà cần phải thay đổi từ trong ra ngoài. Điều này sẽ giúp khách hàng lấy lại lòng tin với doanh nghiệp thay vì chỉ thay đổi để đối phó.


Thương hiệu giúp nhận biết sản phẩm của doanh nghiệp

Sứ mệnh và giá trị thay đổi

Một thương hiệu được xây dựng dựa trên giá trị và sứ mệnh của doanh nghiệp. Hai thứ này như kim chỉ nam để định hướng và giúp thương hiệu phát huy đúng hướng.

Vào thời điểm mà giá trị và sứ mệnh thay đổi cũng là lúc doanh nghiệp cần thay đổi thương hiệu của mình. Ví dụ như, nếu doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu đề cao quyền tự do của phụ nữ thì doanh nghiệp có thể thay đổi logo, slogan sao cho phù hợp với thực tế đề ra.

Đối thủ cạnh tranh đe dọa đến doanh nghiệp

Doanh nghiệp khi hoạt động trên thị trường không thể thiếu những đối thủ cạnh tranh. Làm mới hình ảnh, thay đổi thương hiệu cũng là cách mà doanh nghiệp tự bảo vệ mình trước sự cạnh tranh gay gắt và những dòng sản phẩm tương tự từ đối thủ.

Cách đánh bóng thương hiệu này có thể giúp doanh nghiệp định hình lại phương hướng phát triển, theo kịp thị hiếu người tiêu dùng. Chẳng hạn, một doanh nghiệp mì ăn liền mới có dòng sản phẩm với thương hiệu tương tự như một thương hiệu mì nổi tiếng. Đứng trước lựa chọn giữa “cũ” và “mới”, người tiêu dùng sẽ chọn bao bì thế nào, phân biệt ra sao… Từ đó, doanh nghiệp “cũ” cần xây dựng chiến lược thay đổi thương hiệu để giúp khách hàng nhận biết mình, thoát khỏi sự lẫn lộn ấy.


Thay đổi thương hiệu đôi khi là điều bắt buộc

Doanh nghiệp đang tìm kiếm một thị trường mới

Các công ty muốn tồn tại và phát triển thì phải có khả năng thích ứng cao, luôn biết thay đổi mình để phù hợp với sự phát triển của thời đại. Trong nhiều trường hợp, sự thay đổi có thể giúp công ty phát triển lên một tầm cao khác.

Nếu doanh nghiệp quyết định thay đổi, nhắm tới một đối tượng khách hàng mới, thì yêu cầu bắt buộc của thị trường sẽ buộc doanh nghiệp phải triển khai thương hiệu của mình theo hướng phù hợp hơn. Chẳng hạn, thương hiệu dành cho đàn ông trung niên thì rất khó thu hút các nam thanh niên trẻ tuổi.