Mô hình kinh doanh

Vậy mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh (Business Model) bao gồm tất cả yếu tố tạo nên một doanh nghiệp bao gồm các khâu sản xuất, vận hành, marketing, chi phí tài chính, dòng doanh thu, lợi nhuận, các kênh phân phối, … Việc đầu tiên cần làm khi chọn khởi nghiệp chính là lựa chọn cho mình một mô hình kinh doanh phù hợp

Vậy làm thế nào để biết nên lựa chọn nên mô hình kinh doanh nào? Nếu ai đang có dự định khởi nghiệp thì bạn nên xem xét những yếu tố sau để xác định mô hình kinh doanh tốt nhất cho mình.

Tiềm năng và quy mô thị trường

Hãy xác định tiềm năng và độ lớn của thị trường, thị trường bạn chọn có bao nhiêu khách hàng và doanh nghiệp của bạn có thể phục vụ được bao nhiêu trong số đó. Bạn có thể chọn nhiều phân khúc hoặc chỉ lựa chọn đánh vào thị trường ngách, nhưng cần xác định rõ đặc điểm của khách hàng mục tiêu, Điều này sẽ giúp định hình căn bản những yếu tố cần cho mô hình kinh doanh của bạn.

Đối thủ cạnh tranh

Biết rõ đối thủ cạnh tranh là ai, đang làm gì là điều tất yếu, Hơn thế, bạn cần xác định rõ, điểm gì tạo nên sự khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ của bạn so với những thứ đã có sẵn trên thị trường. Hãy trả lời câu hỏi: “Tại sao khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn chứ không phải của những công ty khác?” để xác định lợi thế cạnh tranh của mình.

Nghiên cứu kĩ càng về đối thủ cạnh tranh

Ngay cả khi công ty hoạt động trong một lĩnh vực hoàn toàn mới, bạn cũng cần xem xét khả năng xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng để lựa chọn một mô hình kinh doanh đúng đắn nhất.

Kênh phân phối

Có rất nhiều cách để đưa sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng của bạn ra thị trường: lực lượng bán hàng trực tiếp, nhà phân phối, trang web thương mại điện tử, cửa hàng bán lẻ, ... Trong một số trường hợp, bạn thậm chí có thể chọn cách kết hợp các kênh phân phối trên. Đây là một quyết định quan trọng vì lợi nhuận và chi phí có thể rất lớn tùy thuộc vào việc áp dụng kênh phân phối phù hợp vào mô hình kinh doanh.

Dòng chi phí - doanh thu – lợi nhuận

Kinh doanh là để tạo ra lợi nhuận. Một mô hình kinh doanh hiệu quả cần tạo ra dòng tiền ổn định và tăng trưởng bền vững. Vì vậy, sẽ thật thiếu sót nếu bản kế hoạch của bạn không có một bản báo cáo dự kiến chi tiết về tài chính. Hãy liệt kê tất cả những chi phí mà doanh nghiệp cần, tính toán các nguồn doanh thu có thể, đâu sẽ là doanh thu chủ lực, thời điểm hoàn vốn và bắt đầu sinh lợi nhuận. Tất nhiên, kế hoạch và thực tế sẽ có sự chênh lệch nhất định, nhưng bám sát bản kế hoạch sẽ giúp công ty tránh được những chi tiêu lãng phí và kiểm soát nguồn tiền tốt hơn.

Tính toán dòng tiền

Tận dụng các mối quan hệ

Vấn đề đau đầu của những người mới khởi nghiệp là sự thiếu kinh nghiệm khởi nghiệp. Nhiều người ngồi “đếm cua trong lỗ”, tính toán doanh thu ảo rồi vội vàng bắt tay khởi nghiệp mà chưa thấy được hết các rủi ro tiềm ẩn trong quá trình kinh doanh. Muốn an tâm hơn với kế hoạch kinh doanh của mình, hãy tìm đến những chuyên gia, những người đi trước có kinh nghiệm, nhờ họ góp ý đánh giá. Họ sẽ chỉ ra những điểm yếu trong mô hình kinh doanh của bạn và góp ý để nó trở nên sát với thực tế, hiệu quả hơn. Ngoài ra, giữ mối quan hệ tốt với các mentor (người cố vấn) thậm chí sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc phát triển mối quan hệ làm ăn sau này.

Có thể thấy, việc lựa chọn một mô hình kinh doanh đúng đắn sẽ quyết định rất lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp. Không ít người đã lựa chọn sai mô hình kinh doanh và phải trả giá đắt. Do đó, trước khi bắt tay vào thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình, mỗi người cần xem xét thật kỹ các yếu tố được đề cập ở trên để tránh những sai lầm không đáng có, góp phần tạo ra những doanh nghiệp khởi nghiệp thành công trong tương lai.