Theo Tổng cục Thống kê, làn sóng Covid-19 lần thứ tư khiến nhiều địa phương trên cả nước phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, sản xuất bị định trệ, chuỗi cung ứng đứt gãy, các chỉ số chính của nền kinh tế sụt giảm, sức mua của người dân giảm mạnh, đời sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

Tuy nhiên, đến những tháng cuối năm 2021, với chiến dịch tiêm chủng thần tốc, tỷ lệ bao phủ vắc-xin cao. Tính đến ngày 27/12/2021, đối với dân số từ 18 tuổi trở lên, tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc-xin là 98,8% và tỷ lệ tiêm đủ 2 liều là 88,5%. Đối với dân số từ 12-17 tuổi, tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc-xin là 81% và tỷ lệ bao phủ đủ 2 liều là 43,5%. Nhờ vậy, kinh tế Việt Nam đã có những phục hồi tích cực. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2021 tăng 5,22% so với cùng kỳ năm trước, đưa tốc độ tăng GDP năm 2021 của Việt Nam lên 2,58%.

Năm 2021, cả nước có 9 tỉnh, thành phố tăng trưởng âm
Theo Trung tâm Thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (thuộc Văn phòng Chính phủ)

Nhiều địa phương mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, duy trì phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh, xã hội. Cả nước có 54 địa phương tăng trưởng GRDP cao hơn năm trước và 9 địa phương tăng trưởng âm, gồm: Khánh Hòa (-5,68%); Bà Rịa - Vũng Tàu (-6,26%); TP. Hồ Chí Minh (-6,78%); Tiền Giang (-0,72%); Trà Vinh (-3,92%); Vĩnh Long (-4,55%); Đồng Tháp (-1,76%); Cần Thơ (-2,79%); và Cà Mau (-2,68%).

Trong 4 vùng kinh tế trọng điểm, thì vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và miền Trung có tăng trưởng dương (lần lượt là 6,12% và 3,74%); 2 vùng kinh tế trọng điểm: phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long tăng trưởng âm lần lượt là: -3,45% và -0,80%.

Năm 2021, cả nước có 9 tỉnh, thành phố tăng trưởng âm
Theo Trung tâm Thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (thuộc Văn phòng Chính phủ)