Trong bối cảnh gia tăng cạnh tranh trong việc cung ứng dịch vụ logistics đường bộ, thì sự đáp ứng và duy trì sự hài lòng khách hàng trở nên rất cần thiết đối doanh nghiệp logistics để đứng vững và phát triển.
Đã có nhiều nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tiền kỹ thuật số tới giá trị đồng tiền, tuy nhiên, Stablecoin lại là đối tượng mới, rất hiếm có nghiên cứu liên quan sự tác động tới giá trị đồng tiền bản tệ. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình VECM. Đối tượng nghiên cứu bao gồm giá trị của các đồng tiền quốc gia ở 5 nước: Việt Nam, Singapoor, Thái Lan, Philipin, Indonesia cùng quy mô vốn hóa của một số đồng Stablecoin có uy tín trên thị trường tiền tệ. Dữ liệu được lấy từ năm 2020 đến năm 2023, trích theo tuần. Nghiên cứu chỉ ra, các đồng Stablecoin có tác động tới giá trị của đồng tiền tại các quốc gia Đông Nam Á, ảnh hưởng có sự khác biệt giữa các đồng tiền và có sự khác biệt giữa ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, các đồng Stablecoin có ý nghĩa quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Vì vậy, bài viết khuyến nghị, cần thiết dần phải đưa đồng Stablecoin vào đối tượng mà chính sách tài chính quản lý và hướng tới, tạo thị trường lành mạnh và phát triển.
Nhằm đánh giá thực trạng mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam hiện nay, nghiên cứu đã thu thập số liệu từ 292 thương vụ M&A giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy, một số thương vụ M&A mang lại tác động tích cực tới kết quả kinh doanh và lợi ích nhà đầu tư. Ngược lại, một số thương vụ có tác động âm. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra một số hạn chế nhất định dẫn tới hoạt động M&A tại Việt Nam chưa thực sự phát triển mạnh mẽ như sự quan tâm của các doanh nghiệp, các thương vụ mang tính nhỏ lẻ chưa đủ thu hút nhà đầu tư. Từ những phân tích và đánh giá về thực trạng của hoạt động này, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chính sách trong thời gian tới.
Bình luận