Nhờ sử dụng internet, doanh nghiệp có thể tăng 40% doanh số
Ngày 02/06/2016, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Google Việt
Chủ tịch VCCI, ông Vũ Tiến Lộc phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Tiến Lộc cho biết, Việt
“Công nghệ số đang tạo nên một nền tảng cho sự bình đẳng giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tiếp cận tri thức, tiếp cận thị trường… mở ra một thế hệ doanh nghiệp mới với đặc trưng quan trọng “vốn nhỏ, trí tuệ lớn”, ông Lộc nhấn mạnh.
Chính vì vậy, tiếp nhận và ứng dụng hiệu quả các công nghệ này là cách thức đi tắt, đón đầu đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt
Số liệu từ Google cho thấy, hiện Việt Nam là quốc gia có dân số kết nối trực tuyến lớn thứ 5 trong khu vực châu Á Thái Bình Dương với khoảng 52 triệu người kết nối trực tuyến. Có tới 55% người Việt sở hữu smartphone và 46% người sở hữu máy tính cá nhân. Người Việt Nam dùng điện thoại di động cho nhiều hoạt động khác nhau từ tìm kiếm thông tin, xem video, tìm đường đi, kiểm tra tình trạng giao thông và quản lý danh sách mua hàng...
Cũng theo một đại diện của Google, bà Tammy Phan cho hay, Việt Nam hiện là quốc gia đứng đầu về điện thoại di động, dự kiến tới năm 2020 sẽ đạt tỷ lệ cứ 10 người thì có 8 người sử dụng điện thoại di động
“Đáng chú ý, doanh nghiệp kết nối trực tuyến có thể tăng doanh thu thêm khoảng 40% bởi nghiên cứu cho thấy có tới 70% người tiêu dùng sử dụng công cụ tìm kiếm trực tuyến trước khi mua hàng. Điều đó có nghĩa các doanh nghiệp kết nối trực tuyến thì khách hàng có thể tìm kiếm dễ dàng hơn”, bà Tammy Phan cho biết.
Còn ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế, VCCI cho biết, các kết quả nghiên cứu của VCCI cũng cho thấy, những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ hiệu quả thường dễ tiếp cận thông tin chính sách, pháp luật hơn, thực hiện thủ tục hành chính nhanh chóng hơn và quan trọng là có kết quả kinh doanh tốt hơn.
“Về phía cơ quan nhà nước, nếu áp dụng công nghệ thông tin tốt, cũng cung cấp thông tin tới doanh nghiệp nhanh chóng và thuận lợi hơn, với thời gian thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp được rút ngắn, đồng thời cơ hội nảy sinh nhũng nhiễu sẽ được giảm thiểu...”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Theo số liệu từ VCCI, tính đến hết năm 2015, có khoảng 95% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng internet, nhưng có tới 60% doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc ứng dụng internet. Dù thuộc nhóm các quốc gia có tốc độ phát triển công nghệ viễn thông và điện thoại di động cao nhất khu vực và thế giới, nhưng mức độ sẵn sàng cho kinh tế số ở Việt
Nói về việc các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chậm số hóa, bà Tammy Phan cho biết, ngoài việc doanh nghiệp thiếu nhận thức về lợi ích của kết nối trực tuyến, thì việc số hóa tốn nhiều chi phí và thiếu cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư; thiếu chuyên môn kỹ thuật nội bộ; xã hội có thói quen dùng tiền mặt và lo lắng về vấn đề bảo mật cũng là những rào cản khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thực sự quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Chính vì vậy, theo bà Tammy Phan, các bộ, ngành cần phải phối hợp với nhau để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời có những biện pháp để tăng cường nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chia sẻ tại Hội thảo, để xây dựng một khung khổ pháp lý nhằm hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển của thương mại điện tử, bà Bùi Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang soạn thảo, nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử đã được đưa vào, như: đào tạo online, hỗ trợ khởi nghiệp, hội nhập điện tử...
Còn theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương, để thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, ngày 25/05/2016 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy phát triển ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam.
Theo đó sẽ ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp sản xuất nội dung thông tin số, dịch vụ phần mềm, sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm... Ngoài ra, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đang trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục hoạt động thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển, Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.
“Những công việc này theo Nghị quyết sẽ được hoàn thành vào tháng 8 tới. Như vậy, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ để phát triển khoa học công nghệ và thương mại điện tử nhiều hơn”, ông Hiếu cho biết./.
Bình luận