Phát triển doanh nghiệp xã hội để đạt mục tiêu kinh doanh bao trùm
Theo một báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) về kinh doanh bao trùm năm 2018, các doanh nghiệp xã hội ngày càng có vai trò và đóng góp to lớn trong thực tế. Ước tính, đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bao trùm chiếm khoảng 10 tỷ USD trong năm 2016. Đầu tư vào mô hình này chiếm 81% tổng đầu tư kinh doanh bao trùm, tiếp theo là các hoạt động kinh doanh bao trùm chiếm 17% và hoạt động doanh nghiệp xã hội 2%. Ngoài ra, theo Ủy ban Châu Âu, lĩnh vực doanh nghiệp xã hội hiện sử dụng khoảng 40 triệu lao động và thu hút hơn 200 triệu tình nguyện viên trên toàn cầu. Con số này vẫn tiếp tục đang phát triển.
Khảo sát của Mạng lưới Đầu tư Tác động toàn cầu (GIIN) về hoạt động đầu tư tác động hàng năm cũng cho thấy, tài chính cho kinh doanh bao trùm ngày càng tăng, từ 10 tỷ USD năm 2010 lên 77 tỷ USD năm 2015 và lên tới 715 tỷ USD vào năm 2020.
Khảo sát của Mạng lưới Đầu tư Tác động toàn cầu (GIIN) về hoạt động đầu tư tác động hàng năm |
Vậy kinh doanh bao trùm là gì?
Gợi mở cách tiếp cận khái niệm này, tại Hội thảo APEC về thúc đẩy các doanh nghiệp xã hội về mục tiêu bao trùm do Bộ Công Thương phối hợp với Ban Thư ký APEC tổ chức trong hai ngày 31/3-1/4, ông Markus Dietrich - Giám đốc chính sách của mạng lưới kinh doanh bao trùm (iBAN) khẳng định, kinh doanh bao trùm có 4 đặc tính: dựa trên cơ sở kim tự tháp kinh tế - BoP (tập trung vào người nghèo thu nhập thấp), theo đuổi tài chính bền vững, nhân rộng mô hình kinh doanh, đo lường và quản lý tác động.
Tại Hàn Quốc, chính sách hỗ trợ kinh doanh bao trùm được thể hiện rõ nét trong Đạo luật thúc đẩy doanh
Theo ADB, chỉ có khoảng 1.900 doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu tăng trưởng bao trùm đang hoạt động tại các nền kinh tế APEC, 61% trong số đó được coi là hoạt động bao trùm với phần lớn các doanh nghiệp thực hiện như một chiến lược Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, 15% là các mô hình kinh doanh bao trùm chủ yếu được thực hiện bởi các công ty vừa và lớn trong nước, và 24% là các sáng kiến doanh nghiệp xã hội. Tính theo khu vực, mô hình kinh doanh bao trùm đặc biệt phát triển ở châu Á (26%), tiếp theo là châu Mỹ La tinh (20%) và các nền kinh tế phát triển APEC (8% |
nghiệp xã hội. Theo đó, quốc gia này thành lập Cơ quan xúc tiến doanh nghiệp xã hội Hàn Quốc; hỗ trợ ưu đãi cho doanh nghiệp xã hội trong các vấn đề thuế, kế toán và các khoản vay, trong thuê đất và cơ sở vật chất, đấu thầu mua sắm công, trợ cấp thuế và bảo hiểm xã hội…
Canada đã thành lập tổ chức tài chính FinDev năm 2018 nhằm cung cấp tài chính cho kinh doanh bao trùm để kinh doanh bền vững hơn.
Tại Australia, Bộ Ngoại giao và Thương mại đã xây dựng chương trình Nền tảng Đối tác Kinh doanh (BPP), góp phần trực tiếp vào việc thúc đẩy sự hợp tác của Australia với doanh nghiệp nhằm giải quyết những thách thức phát triển trong khu vực.
Quan hệ đối tác BPP chủ yếu được tạo ra theo một hoặc nhiều cách sau: tạo sản phẩm và dịch vụ mới cho thị trường sẵn có hoặc thị trường mới nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng và cộng đồng; cải thiện năng suất, tính bao trùm hoặc tính bền vững của chuỗi giá trị; hỗ trợ việc áp dụng các phương thức kinh doanh bao trùm trên quy mô lớn. Hiện BPP có 33 cơ quan hợp tác đang hoạt động trên 16 quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Ở khu vực ASEAN, chính sách hỗ trợ kinh doanh bao trùm đã có sự thay đổi đáng kể trong thời gian qua. Chẳng hạn, Malaysia xây dựng Chiến lược kinh doanh bao trùm; Indonesia đưa ra Lộ trình kinh doanh bao trùm trong lĩnh vực du lịch chăm sóc sức khỏe…
Về phía Việt Nam cũng đã nhận thức rõ tầm quan trọng của kinh doanh bao trùm. Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, các doanh nghiệp này thúc đẩy chuyển đổi xã hội vì chúng có tác động xã hội rộng lớn và sâu sắc. Doanh nghiệp bao trùm đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, người nghèo, xã hội, cũng như tăng cường trao quyền kinh tế cho phụ nữ để thu hẹp khoảng cách giới.
Hội thảo APEC về thúc đẩy các doanh nghiệp xã hội về mục tiêu bao trùm/Ảnh: Nguyễn Hường |
Chia sẻ kinh nghiệm của Philippines trong một nỗ lực tạo điều kiện cho doanh nghiệp xã hội, TS. Marie Lisa Dacanay, Chủ tịch Viện Doanh nhân Xã hội châu Á (ISEA) cho biết, Philippines xây dựng Dự luật Giảm nghèo thông qua Doanh nghiệp Xã hội (PRESENT) từ năm 2012. Đây là một mạng lưới hoạt động vì sự tiến bộ của tinh thần kinh doanh xã hội, nhằm giải quyết tình trạng nghèo đói và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.
Ở quốc gia này, doanh nghiệp xã hội với mục tiêu hướng đến người nghèo đã gia tăng mạnh mẽ từ 30.000 năm 2007 lên hơn 164.000 năm 2017, dưới hình thức pháp lý là hợp tác xã, hiệp hội… Mặc dù vậy, các doanh nghiệp xã hội gặp rất nhiều thách thức bên ngoài, như thời tiết cực đoan, chính sách của chính phủ, sự thay đổi thị trường/tự do hóa thương mại…
Do đó, dự luật PRESENT ra đời với rất nhiều hỗ trợ và ưu đãi cho doanh nghiệp xã hội, chẳng hạn như phân bổ/đối xử ưu đãi đặc biệt trong mua sắm chính phủ, tín dụng thuế, ưu đãi tiền mặt (ít nhất 25% mức lương tối thiểu đối với doanh nghiệp xã hội sử dụng người khuyết tật).
Nhìn chung, PRESENT được xem là là chiến lược xóa đói giảm nghèo trên quy mô lớn, tăng tốc hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và giúp đem lại công bằng hơn ở Philippines giai đoạn hậu Covid-19./.
Bình luận