Chi phí về lao động tăng

Ông Hiroshi Karashima, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, trong những năm qua, mức lương tối thiểu hàng năm tại Việt Nam đã vượt đáng kể so với chỉ số CPI. Kết quả là mức lương tối thiểu hiện tại của Việt Nam (ở khu vực 1) cao hơn mức lương ở lĩnh vực công nghiệp chính của Philippines, trong khi Malaysia và Thái Lan đã hạn chế tăng lương tối thiểu. Nếu bao gồm cả chi phí về phúc lợi xã hội và công đoàn thì chi phí lao động ở Việt Nam ngang bằng với chi phí lao động ở Thái Lan.

“Tất nhiên, việc tăng lương tối thiểu sẽ góp phần mở rộng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, với tốc độ nhanh như vậy, chúng tôi lo ngại rằng Việt Nam sẽ mất khả năng cạnh tương đối cao so với các nước láng giềng”, ông Hiroshi Karashima cảnh báo.

Toàn cảnh Diễn đàn

Ông Hiroshi Karashima lấy dẫn chứng, theo một khảo sát đối với doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ở Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tại Việt Nam có đến 75,5% doanh nghiệp trả lời rằng, việc tăng tiền lương đang ảnh hưởng tới việc kinh doanh, từ đó để cắt giảm chi phí, tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện nỗ lực tự động hóa sản xuất cũng đang cao hơn các nước khác. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ cắt giảm nhân công tại Việt Nam.

Ông Jonathan Moreno, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ (AmCham) lo ngại, việc tăng mức lương tối thiểu và chi phí các chương trình bảo hiểm bắt buộc đã không tương xứng với mức tăng năng suất sẽ khiến Việt Nam mất khả năng cạnh tương đối cao so với các nước láng giềng.

Cùng những lo ngại về việc tăng lương tối thiểu, ông Jonathan Moreno, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ (AmCham) cho biết, trong những năm qua, việc tăng mức lương tối thiểu và chi phí các chương trình bảo hiểm bắt buộc đã không tương xứng với mức tăng năng suất. Kết quả là nhiều công ty Hoa kỳ trên khắp Việt Nam đang trải qua sự suy giảm về năng suất trên mỗi đô la đầu tư và nguồn nhân lực. Điều này này khiến việc kinh doanh của các doanh nghiệp Hoa Kỳ ở Việt Nam trở nên không bền vững.

Do đó, Chủ tịch AmCham đề nghị: “Quyết định tăng lương tối thiểu phải được xem xét dựa trên năng suất lao động nếu Việt Nam muốn duy trì khả năng cạnh tranh”.

Bên cạnh đó, với đề xuất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội gây quan ngại đặc biệt về chi phí đóng góp bảo hiểm xã hội 18% lương cho lao động nước ngoài. Nếu được thực thi sẽ làm tăng chi phí một cách bất ổn cho nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và không chính đáng, bởi nhiều khả năng các nhân viên nước ngoài sẽ không bao giờ được hưởng lợi từ các đóng góp.

Môi trường ngày càng ô nhiễm

Trong báo cáo của Hiệp hội Anh quốc tại Việt Nam (BBGV), các doanh nghiệp nước này cho thấy những lo ngại về vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp Anh quốc cho biết, nếu thực trạng này còn tiếp diễn sẽ dẫn tới nhiều khó khăn trong việc thu hút các chuyên gia nước ngoài cùng gia đình họ lao động, học tập tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp Anh quốc cho biết, chất lượng không khí đang trở thành một mối lo lớn cho nhiều gia đình sinh sống và làm việc tại các đô thị lớn của Việt Nam. Nếu thực trạng này còn tiếp diễn sẽ dẫn tới nhiều khó khăn trong việc thu hút các chuyên gia nước ngoài cùng gia đình họ lao động, học tập tại Việt Nam.

Cũng đề cập đến việc ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng tại Việt Nam, Báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp Bắc Âu nêu rõ nguyên nhân, Việt Nam đã ban hành Luật và các quy định bảo vệ môi trường liên quan. Song, đáng buồn thay, vẫn có nhiều các trường hợp vi phạm có thể lách qua những luật lệ và quy định này.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp Bắc Âu kiến nghị, Chính phủ cần thực thi các nguyên tắc, xử lý vi phạm, yêu cầu các công ty thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường và đảm bảo các đối tượng gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường thiệt hại.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Bắc Âu cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục nâng cao cảnh giác đối với các vấn đề môi trường và chọn lọc các nhà đầu tư cam kết sử dụng các tiêu chuẩn môi trường cao nhất, đặc biệt là trong xử lý nước thải và giảm khí thải CO2.

Để kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường ở các doanh nghiệp, ông Tomaso Andreatta, Phó Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu cũng cho biết, Chính phủ Việt Nam cần xây dựng khung pháp lý để thực thị hiệu quả các tiêu chuẩn xử lý nước hiện hành, đình chỉ giấy phép hoạt động đối với các đơn vị vi phạm nghiêm trọng và điều chỉnh các quy định chưa nhất quán về Đánh giá tác động môi trường.

“Chúng tôi kiến nghị, Việt Nam công bố các mục tiêu chính sách về kiểm soát chất lượng không khí và khí thải cụ thể, áp dụng thuế đối với các nhà máy điện than, nhà máy xi măng và các nguồn ô nhiễm khác dựa trên đánh giá tác động kinh tế - xã hội và sức khỏe”, Chủ tích Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu nhấn mạnh.

Quyền sở hữu trí tuệ bị vi phạm

Hiện nay, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đang ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp phát triển, có nhiều sáng tạo trong các sản phẩm kinh doanh.

Tuy nhiên, các quy định về quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam lại đang khiến các doanh nghiệp này không yên tâm khi kinh doanh do sợ bị đánh mất các sở hữu trí tuệ. Ông Tomaso Andreatta, Phó Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu cho biết, mức độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nghiêm ngặt hơn là yếu tố cần thiết, khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Ông Tomaso Andreatta, Phó Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu cho biết, Việt Nam đã cả thiện khung pháp lý và việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, nhưng việc thực thi các luật về sở hữu trí tuệ vẫn còn gây quan ngại cho các doanh nghiệp châu Âu và Việt Nam.

“Việt Nam đã cả thiện khung pháp lý và việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, nhưng việc thực thi các luật về sở hữu trí tuệ vẫn còn gây quan ngại cho các doanh nghiệp châu Âu và Việt Nam”, ông Tomaso Andreatta thông tin.

Do đó, Phó Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu kiến nghị, Chính phủ Việt Nam đảm bảo người vi phạm tên thương mại và bản quyền phải chịu các biện pháp cảnh cáo và xử lý mạnh về mặt pháp lý khi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả phạm vi qua internet. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần đảm bảo rằng, quyết định yêu cầu tạm dừng hay ngừng hành động vi phạm ngay lập tức được ban hành và thực thi.

Ngoài ra, cũng cần thiết lập các chương trình nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng và doanh nghiệp về tác hại của các sản phẩm giả và thực hiện các biện pháp phạt, như: nghiêm chỉnh lên án các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, tăng múc hình phạt hành chính đối với cá nhân vi phạm bản quyền, tăng mức tiền phạt bồi thường và các hình thức phạt khác, sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ để cho phép thực thi hiệu quả luật này trong môi trường trực tuyến và áp dụng chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất…/.