Thay vì lo sợ, các DN nội phải nỗ lực tự cứu mình
Nỗi lo của hàng Việt
Dẫn lời chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh trên Báo điện tử Chính phủ, xét về năng lực cạnh tranh, các tập đoàn bán lẻ Thái Lan được đánh giá là hơn hẳn doanh nghiệp Việt. Thực tế, họ chiếm lĩnh rất nhiều thị trường bán lẻ của
Người Thái đưa hàng vào Việt
Bên cạnh việc năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Thái hơn Việt
Theo đó, ngay sau động thái BigC về tay Tập đoàn Thái Lan Central Group, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã phải gửi công văn kiến nghị của các doanh nghiệp thủy sản thuộc CLB hàng nội địa VASEP tới hệ thống BigC Việt Nam, đề nghị không tăng thêm chiết khấu trong các hợp đồng mới của năm 2016, đồng thời giảm tổng mức chiết khấu xuống mức nhỏ hơn hoặc bằng 15%.
Cụ thể, trong số các hệ thống siêu thị đề nghị tăng chiết khấu năm 2016 thì BigC Việt Nam đòi cao nhất, tăng thêm 4,25%-5% so với năm 2015. Với mức tăng thêm này, doanh nghiệp phải chịu mức chiết khấu lên đến 17%-20%, thậm chí có mặt hàng chịu chiết khấu lên đến 25%.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc Big C mau chóng "vòi" chiết khấu có thể là “một biện pháp, một thủ đoạn, một cách thức để “ép” doanh nghiệp Việt. Trao đổi với VTC News về vấn đề này, chuyên gia kinh tế, PGS, TS. Ngô Trí Long cho rằng, rất khó để “bắt bẻ” hay kiện Big C bởi siêu thị cũng giống như một cái chợ, không có luật nào quy định một con số chiết khấu hoa hồng cụ thể (10% hay 20%) khi đưa hàng vào siêu thị, đây chỉ là thỏa thuận theo kiểu “thuận mua, vừa bán” giữa 2 bên, hợp lý thì vào, không hợp lý thì quay ra.
“Đối với Big C, có thể chủ cũ không ép nhưng giờ chủ mới, họ lại ép, buộc doanh nghiệp ít lợi nhuận hơn. Đây là một biện pháp, một thủ đoạn, một cách thức để “ép” doanh nghiệp phải trả hoa hồng cao, nếu không chấp nhận thì Big C đưa hàng Thái vào. Và khi đưa hàng Thái vào, tất nhiên doanh nghiệp Việt sợ mất thị trường vì hàng Thái tràn ngập”, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long phân tích.
Siêu thị BigC đã chính thức về tay người Thái
Hãy tự cứu mình
Từ câu chuyện thực tế của BigC, có thể thấy, các doanh nghiệp nước ngoài có ưu thế trường vốn, năng lực quản lý tốt, cũng như kinh nghiệm và thương hiệu nổi bật trên thương trường khi tham gia thị trường bán lẻ sẽ buộc doanh nghiệp nội phải tự sửa những yếu kém cố hữu như: chậm đổi mới, manh mún, quy mô nhỏ lẻ; phải tự "lớn lên", chủ động nâng cao năng lực, xây dựng hình ảnh, hình thành một số thương hiệu mạnh, quy mô lớn để đảm nhận vai trò dẫn dắt trên thị trường, lan tỏa đến các đơn vị nhỏ trong mối liên kết doanh nghiệp nội.
Trả lời trên Báo điện tử VTC News, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, muốn cạnh tranh, doanh nghiệp bán lẻ nước ta có thể phát huy ưu thế thông qua chương trình ủng hộ hàng Việt, bình ổn giá, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu dùng; thực hiện "mua tận gốc, bán tận ngọn" để vừa quản lý tốt đầu vào vừa hạ giá thành. Muốn vậy, các đơn vị cần xóa bỏ tình trạng đơn lẻ, tự nguyện hợp tác chia sẻ thông tin, chủ động ưu tiên mua hàng, trở thành bạn hàng của nhau, ưu tiên mục tiêu hoạt động theo mạng liên kết nội địa.
Trong khi đó, dẫn lời TS. Nguyễn Minh Phong trên Báo điện tử Chính phủ nhận định, trước tình hình hiện nay, doanh nghiệp Việt không nên giữ thái độ thù địch mà cần liên kết và học hỏi. Cái gì người Thái hơn ta thì ta học hỏi rồi liên kết lại, cố gắng mềm mỏng và khéo léo để đôi bên cùng có lợi.
“Thay vì việc ta cứ lo sợ hàng Thái chiếm thị trường thì việc cần làm hơn bây giờ là tăng cường kiểm soát chất lượng. Ta đều biết rằng hàng hóa Thái có chất lượng tốt hơn hàng hóa Trung Quốc nhưng không có nghĩa là ta lơi là kiểm soát để chủ các hệ thống siêu thị tuồn hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng vào”, TS. Nguyễn Minh Phong nói.
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Tạp chí Kinh tế và Dự báo, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cũng cho rằng, các doanh nghiệp Việt không nên quá lo lắng khi hàng Thái tràn vào thị trường Việt Nam. Bởi nếu về gốc gác, bản chất, hàng Việt sản xuất chất lượng tốt, giá thành lại hạ, giá bán rẻ hơn so với hàng Thái thì không có lý do gì không thể cạnh tranh được với hàng Thái.
Vì vậy, bản thân hàng Việt phải nỗ lực, tự cố gắng để thay đổi chất lượng và giá thành của sản phẩm.
Đặc biệt là khi Việt Nam trở thành “một mái nhà chung” hội nhập sâu rộng với nhiều quốc gia trên thế giới, đã tham gia thị trường tự do ASEAN và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các doanh nghiệp nội phải nỗ lực, đừng đòi hỏi câu chuyện “ưu ái” hay cơ chế “xin - cho”. Tất cả đều tuân thủ nguyên lý của thị trường cạnh tranh lành mạnh.
“Không thể có chuyện “chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng” được. Giả dụ hàng Thái rẻ hơn, chất lượng tốt hơn, chẳng dại gì người tiêu dùng mua hàng Việt. Ngược lại, nếu hàng Thái ngập trong siêu thị Big C mà quá đắt, chất lượng không tốt thì cũng sẽ bị tẩy chay. Ví dụ như hàng Trung Quốc rất rẻ nhưng chất lượng không ra sao, ảnh hưởng tới an toàn vệ sinh thực phẩm, độc tố với môi trường thì cũng bị đánh bật”, ông Long nhấn mạnh.
Về khách quan, dưới góc độ người tiêu dùng, việc mua - bán hệ thống bán lẻ có thể coi là tín hiệu đáng mừng, bởi sự đa dạng nguồn gốc doanh nghiệp, xuất xứ hàng hóa sẽ đưa cuộc cạnh tranh lên mức cao hơn, hình thành một thị trường ngày càng hiện đại, bình đẳng hơn. Từ đó, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi cao nhất với những hàng hóa chất lượng, giá thành rẻ hơn./.
Tham khảo từ các nguồn:
http://baochinhphu.vn/Thi-truong/Nha-nuoc-khong-can-thiep-tru-khi-Big-C-phan-biet-doi-xu/253714.vgp
http://vtc.vn/doi-tang-chiet-khau-thu-doan-hat-cang-doanh-nghiep-viet-cua-big-c.1.618477.htm
Bình luận