Thép Trung Quốc vẫn ồ ạt tràn vào Việt Nam
Trong tổng số 12,6 triệu tấn sắt thép ngoại nhập về thời gian qua, Trung Quốc vẫn chi phối cả về lượng và giá thép nhập khẩu. Lượng sắt thép các loại nhập khẩu vào thị trường nội địa trong 8 tháng đầu năm 2016 tăng 27,3% về lượng và tăng 2,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Có tới 59% sản lượng thép được nhập từ Trung Quốc, chiếm 56% tổng kim ngạch. Tiếp đến là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Nga. Trong đó, 4 thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Nga chỉ chiếm 38% về lượng và 39% về kim ngạch. Do đó, giá sắt thép nhập khẩu đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc.
So với tháng 07/2016, giá nhập khẩu từ 3 thị trường chính Trung Quốc, Nhật Bản và Nga vào Việt Nam tiếp tục tăng 1,43%-2,4 %. Tuy nhiên, với lượng nhập lớn, thép từ Trung Quốc vẫn gần như chi phối thị trường.
Thực tế, việc thép nhập khẩu đổ bộ vào thị trường nội địa đã không là chuyện lạ trong những năm gần đây. Mặc dù, gần đây, Việt
Thép Trung Quốc vẫn chiếm phần lớn lượng thép ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
Trước đó, ngày 07/03/2016, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 862/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế tự vệ tạm thời 200 ngày đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam, với mức thuế 23,3% đối với phôi thép và 14,2% đối với thép dài, do nguyên đơn là 4 doanh nghiệp, gồm: Công ty cổ phần Thép Hòa Phát, Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam, Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên và Công ty cổ phần Thép Việt - Ý đề xuất.
Tiếp đó, đến ngày 18/07/2016, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 2968/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu, với thuế tự vệ lần lượt là 23,3% và 15,4% để "chặn" thép giá rẻ từ Trung Quốc. Thời gian áp thuế có hiệu lực tới hết tháng 03/2020.
Cơ sở để áp dụng biện pháp tự vệ được Bộ Công Thương viện dẫn là khối lượng phôi thép, thép dài nhập khẩu đã tăng mạnh cả về mặt tuyệt đối và tương đối trong thời gian gần đây. Trong khi các doanh nghiệp sản xuất 2 mặt hàng này trong nước hoàn toàn có khả năng đáp ứng một nửa nhu cầu của thị trường.
Về nguyên nhân thép nhập từ Trung Quốc vẫn chi phối lớn trong cơ cấu hàng nhập khẩu vào Việt Nam, theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), là do giá thép Trung Quốc rẻ hơn nhiều so với giá thép của Việt Nam. Giá thép nhập khẩu từ Trung Quốc hiện đang thấp hơn khoảng hơn 10% so với thép nội, do đó, nhiều công ty thương mại đang tích cực nhập khẩu để cung ứng ra thị trường.
Bên cạnh đó, theo Bộ Công Thương, trên toàn cầu, sản lượng thép thô giảm hầu hết các khu vực trong tháng 06/2016. Trong đó, Trung Quốc sản xuất gần 400 triệu tấn, giảm 1,1% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nước này lại xuất khẩu lượng thép lên tới 57,2 triệu tấn thành phẩm, tăng gần 5 triệu tấn. Như vậy, Trung Quốc đang sản xuất ít hơn, nhưng xuất khẩu nhiều hơn.
Hiện nay, một nửa thép toàn cầu vẫn là Trung Quốc sản xuất. Viễn cảnh này đã khiến hàng loạt doanh nghiệp sản xuất thép toàn cầu gặp khó khăn khi Trung Quốc vẫn ồ ạt đưa ra thị trường thế giới một khối lượng lớn thép giá rẻ. Mỹ và châu Âu đã nhiều lần gây sức ép để Trung Quốc giảm sản lượng, thậm chí còn đe dọa áp thuế chống phá giá, nhưng quốc gia này chỉ cam kết cắt giảm 45 triệu tấn trong năm nay và hướng đến giảm 150 triệu tấn đến năm 2020.
Tuy nhiên, một dấu hiệu đáng mừng đối với các doanh nghiệp sản xuất thép của Việt Nam là, trong bối cảnh hàng nhập khẩu vẫn tăng phi mã, nhưng nhờ nhu cầu tiêu dùng tăng khá, nên sản xuất và tiêu thụ thép các loại của doanh nghiệp vẫn tăng khoảng 30% so với cùng kỳ.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, nhu cầu xây dựng trong nước tốt, nên sản lượng thép xây dựng sản xuất và tiêu thụ vẫn giữ được mức tăng trưởng khá cao. Tăng trưởng cả về bán hàng và sản xuất các sản phẩm thép trong 8 tháng đầu năm 2016 đều vượt 29%, cho thấy khả năng đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu về các sản phẩm thép xây dựng của doanh nghiệp trong nước. Tổng cộng trong 8 tháng qua, sản xuất toàn ngành thép đã đạt 11,5 triệu tấn, tăng 29% so với cùng kỳ, tiêu thụ 9,54 triệu tấn, tăng 29,3%. VSA nhận định, nếu hàng nhập khẩu không đổ bộ mạnh mẽ, thì cơ hội cho hàng nội sẽ lớn hơn rất nhiều./.
Tham khảo từ các nguồn:
http://www.baohaiquan.vn/pages/thep-gia-re-trung-quoc-tran-vao-viet-nam.aspx
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/hang-hoa/8-thang-nhap-gan-13-trieu-tan-thep-3466485.html
Bình luận