Tính chuyện đường dài cho hạt gạo Việt
Thành tích đạt được vẫn chỉ là sản lượng
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng xuất khẩu gạo năm 2015 đạt gần 6,7 triệu tấn và 2,85 tỷ USD, tăng 5,8% về khối lượng so với năm 2014. Trong 05 tháng đầu năm 2016, khối lượng gạo xuất khẩu đã đạt 2,35 triệu tấn và 1,06 triệu USD.
Đến nay, thị trường lúa gạo Việt Nam phát triển rất tốt, sản xuất đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cũng như nâng vị thế lúa gạo của Việt Nam. Hiện Việt Nam đứng thứ ba thế giới về sản lượng xuất khẩu gạo và xuất sang hơn 135 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó: châu Á chiếm 77%, châu Mỹ 7,6%, Trung Đông 1,2% và châu Úc 0,88%.
Mặc dù, thành tích xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam rất đáng nể, song đạt được vẫn chỉ là sản lượng, còn vấn đề chất lượng, thương hiệu gạo và giá trị gia tăng còn bỏ ngỏ. Gạo xuất khẩu mới chỉ phục vụ các thị trường dễ tính với yêu cầu chủ yếu là gạo phẩm cấp thấp. Đối với các thị trường khó tính, như: châu Úc, châu Mỹ hay châu Âu vẫn còn rất ít, thậm chí vắng bóng.
Hạt gạo Việt vẫn còn nhiều khó khăn thách thức, như: sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; công nghệ còn yếu kể cả trong sản xuất, sau thu hoạch hay chế biến, nhất là chế biến sâu có giá trị gia tăng cao; liên kết trong chuỗi yếu, thiếu những doanh nghiệp đầu tàu trong chuỗi giá trị.
Cần chú trọng vai trò người nông dân trong sản xuất lúa gạo
Bên cạnh đó, ngành hàng này còn đang đứng trước nhiều thách thức mới. Thách thức không chỉ là mối đe dọa do biến đổi khí hậu, nước biển dâng, mà do kết nối cung - cầu yếu kém; người trồng lúa ngày càng nghèo đi. Đơn cử như Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng trọng điểm sản xuất lương thực của cả nước với diện tích canh tác khoảng 1,8 triệu ha lúa, diện tích gieo trồng hơn 3,8 triệu ha, chiếm 54,82% cả nước, sản lượng lương thực hàng năm đạt 24,92 triệu tấn, chiếm 56,63%, nhưng tại khu vực này, tới nay cơ cấu gieo trồng vẫn là 45% giống phẩm cấp gạo thấp (IR 50404, OM 576), 35% giống chất lượng gạo trung bình và chỉ 20% giống chất lượng cao khiến giá trị gạo Việt Nam không cao. Việc thương lái phân phối lưu thông tới 90% sản lượng gạo khiến lợi nhuận của nông dân bị cắt xén, chưa thể đảm bảo 30% lãi.
Thay đổi về chất
Nhiều chuyên gia kinh tế về lúa gạo cho rằng đã đến lúc gạo Việt
Để thực sự đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành hàng lúa gạo Việt
Chỉ tiêu cụ thể được đề ra đến năm 2020, đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa ở vùng sản xuất lúa hàng hóa từ 30% tổng thu trở lên; Tại các vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa, diện tích liên kết sản xuất, tiêu thụ, xây dựng cánh đồng lớn, vùng nguyên liệu chiếm từ 20% trở lên; Sẽ có 20% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam và tham gia trực tiếp vào chuỗi toàn cầu...
Đến năm 2030, tại các vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa, diện tích liên kết sản xuất, tiêu thụ, xây dựng cánh đồng lớn, vùng nguyên liệu chiếm từ 50% trở lên; Đạt 50% lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam trong đó 30% lượng gạo xuất khẩu thuộc nhóm gạo thơm và đặc sản...
Để có thể đạt được mục tiêu đặt ra trong tình hình hiện nay, những nhóm giải pháp được ưu tiên thực hiện là đổi mới khoa học công nghệ, tăng đầu tư nghiên cứu phát triển. Trong đó, tập trung hợp tác nghiên cứu phát triển giống lúa chất lượng cao, chống chịu ngoại cảnh, phù hợp với yêu cầu thị trường…; xây dựng các chuỗi giá trị liên kết hộ nông dân, doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp là đầu tàu dẫn dắt cả chuỗi.
Bên cạnh đó là giải pháp đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng. Giải pháp này sẽ tập trung vào hoàn chỉnh đồng ruộng, củng cố giao thông và thủy lợi nội đồng ở các vùng chuyên canh; nâng cấp hệ thống đường thủy, đường bộ ở Đồng bằng sông Cửu Long, tăng cường kết nối tới các vùng chuyên canh và cảng Cần Thơ. Đồng thời, xây dựng hệ thống đồng bộ về thông tin thị trường, bệnh dịch, thời tiết, kỹ thuật tại một số vùng chuyên canh thí điểm; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kho lúa khô, đảm bảo lúa lưu kho với tiêu chuẩn tốt tại một số vùng chuyên canh, xây dựng phát triển kho ngoại quan tại một số thị trường trọng điểm.
Ngoài ra, phải đổi mới chính sách và thể chế, như: chính sách đất đai, chính sách khuyến khích cơ giới hóa, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào trong ngành, hỗ trợ sản xuất bền vững, chính sách tài chính, phát triển xuất khẩu, thị trường nội địa, hệ thống phân phối…/.
Tham khảo từ một số nguồn:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2016). Quyết định số 1898/QĐ-BNN-TT, ngày 23/05 về Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt
Ánh Tuyết (2015). Áp lực cạnh tranh trong sản xuất và xuất khẩu gạo, truy cập từ http://www.nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/28231102-ap-luc-canh-tranh-trong-san-xuat-va-xuat-khau-gao.html
Bình luận