Tỉnh Hòa Bình tăng tốc phát triển các khu công nghiệp
Tập thể Ban Quản lý các KCN tỉnh Hòa Bình chụp lưu niệm với lãnh đạo Ban Quản lý qua các thời kỳ nhân gặp mặt kỷ niệm 15 năm thành lập Ban Quản lý |
Giữ vững vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tỉnh Hòa Bình
Bà Bùi Thị Thu Hương, Phó Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng và Truyền thông (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trao tặng Kỷ niệm Chương “Vì sự nghiệp ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho các cán bộ Ban Quản lý có đóng góp tích cực trong hoạt động quản lý nhà nước và phát triển các KCN Tỉnh |
Ngày 7/6/2022 vừa qua tại tỉnh Hòa Bình, Ban Quản lý các KCN tỉnh Hòa Bình (Ban Quản lý) đã tổ chức gặp mặt kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Ban Quản lý (7/6/2007-7/6/2022).
Chặng đường dài 15 năm phát triển của Ban Quản lý gắn liền với quá xây dựng và phát triển các KCN của Tỉnh. Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về KCN, Ban Quản lý các KCN tỉnh Hòa Bình luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Tỉnh chỉ đạo hiệu quả công tác quản lý và phát triển các KCN trên địa bàn Tỉnh. Đến nay các KCN trên địa bàn Tỉnh đã và đang giữ vai trò nòng cốt trong nền kinh tế của Tỉnh, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Thực tế, năm 2007 tỉnh Hòa Bình chỉ có 02 khu các cơ sở sản xuất công nghiệp tại thành phố Hòa Bình và huyện Lương Sơn với tổng diện tích quy hoạch 157,2ha, trong đó hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư. Đến nay, trên địa bàn Tỉnh đã có 08 KCN với tổng diện tích quy hoạch là 1.507,43 ha; trong đó có 02 KCN đã được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật; nhiều KCN có tỷ lệ lấp đầy khá (KCN Lương Sơn 100%; KCN Bờ trái sông Đà 91,53%; KCN Nam Lương Sơn đạt 60,08%...); tỷ lệ các KCN có chủ đầu tư hạ tầng đạt 50%. Tỷ lệ các KCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 60%.
Cùng với đó, các KCN trên địa bàn Tỉnh đã thu hút được 104 dự án đầu tư ở trong và ngoài nước, trong đó có 26 dự án FDI (chiếm 66,7% số dự án FDI toàn Tỉnh) với tổng số vốn đăng ký gần 515 triệu USD (chiếm 83,5% vốn đăng ký FDI toàn Tỉnh) và 78 dự án DDI với tổng vốn đăng ký trên 13.574 tỷ đồng.
Trong 106 dự án đầu tư vào các KCN Tỉnh, có 64 dự án đã hoàn thành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nhiều công ăn việc làm ổn định cho người lao động với thu nhập bình quân khá, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Tỉnh nói riêng và công cuộc phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Hòa Bình nói chung.
Năm 2021 Việt Nam chứng kiến bức tranh ảm đảm của nền kinh tế đất nước do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19; song dưới sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của lãnh đạo tỉnh Hòa Bình, sự quan tâm hỗ trợ và đồng hành hết mình của Ban Quản lý các KCN Tỉnh, cùng tinh thần cố gắng nỗ lực của các doanh nghiệp KCN và người lao động, đã giúp các doanh nghiệp KCN duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ đóng góp của các KCN vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng của Tỉnh năm 2021 đạt 44,36%; giá trị xuất khẩu chiếm 56,6% giá trị xuất khẩu của Tỉnh, giải quyết việc làm cho trên 21.000 lao động với thu nhập bình quân người lao động đạt khoảng 6 triệu đồng/người/tháng.
Tại gặp mặt kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Ban Quản lý các KCN tỉnh Hòa Bình (7/6/2007-7/6/2022), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Khánh đã khẳng định: "Kết quả phát triển các KCN, hoạt động đầu tư, xây dựng, sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong KCN đã góp phần tích cực đưa khu vực công nghiệp-xây dựng của Tỉnh đạt 40,26% trong cơ cấu GRDP; năm 2021 thu ngân sách đạt 5670 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 61,1 triệu đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,2 tỷ USD, góp phần tích cực phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao vật chất, tinh thần cho nhân dân trên địa bàn Tỉnh".
Trưởng ban Chu Văn Thắng chụp ảnh lưu niệm với các doanh nghiệp tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong hoạt động đầu tư, kinh doanh trong các KCN trên địa bàn Tỉnh |
Tiếp tục phát triển các KCN nhanh, mạnh và bền vững
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Khánh cùng lãnh đạo các Sở, ngành trong Tỉnh đi kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp sản xuất ván gỗ ép trong KCN tỉnh Hòa Bình |
Cũng tại buổi gặp mặt kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Ban Quản lý các KCN tỉnh Hòa Bình, đồng chí Chu Văn Thắng, Trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh Hòa Bình phát biểu cam kết, tập thể cán bộ công chức, viên chức Ban Quản lý sẽ quyết tâm phấn đấu nỗ lực hết mình trong chặng đường dài phía trước vì sự nghiệp phát triển vững mạnh của các KCN Tỉnh nhà để phát triển các KCN thực sự trở thành mũi nhọn của ngành công nghiệp của Tỉnh, và trở thành động lực của toàn bộ nền kinh tế Hòa Bình; phấn đấu đến năm 2025, các KCN sẽ chiếm 10% diện tích đất tự nhiên của toàn Tỉnh.
Mục tiêu phát triển các KCN của tỉnh Hòa Bình là: Phát triển các KCN của Tỉnh phải đặt trong tổng thể mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh; có tầm nhìn dài hạn, lấy hiệu quả kinh tế-xã hội, môi trường là mục tiêu cao nhất, Phát triển các KCN với nhiều hình thức đầu tư; khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế, bao gồm cả đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN nhằm thúc đẩy phát triển mạnh ngành công nghiệp. Phấn đấu sớm đưa kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước. Phát triển các KCN phải đi liền với đổi mới, hoàn thiện các biện pháp quản lý; gắn liền với việc đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự xã hội. |
Được biết, trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển các KCN tỉnh Hòa Bình trong 5 năm (2021-2025), đồng thời bám sát và giữ vững quan điểm xuyên suốt của Nghị quyết số 09-NQ/TU, Kết luận về sơ kết 3 năm, 5 năm của BCH Đảng bộ Tỉnh đối với sự phát triển các KCN của Tỉnh; Ban Quản lý các KCN Tỉnh Hòa Bình đã xây dựng Kế hoạch phát triển các KCN giai đoạn 05 năm (2021-2025), trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ chính đó là:
Nâng cao tỷ lệ đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các KCN, tỷ lệ lấp đầy KCN; tạo nhiều diện tích đất sạch đã có hạ tầng để thu hút các dự án đầu tư lớn, nhà đầu tư có tiềm lực và năng lực; hỗ trợ có hiệu quả các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện dự án và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một số chỉ tiêu chủ yếu trong giai đoạn 5 năm (2021-2025), cụ thể:
Thu hút từ 1-2 nhà đầu tư hạ tầng KCN, nâng tỷ lệ các KCN có nhà đầu tư hạ tầng lên 62,5%; thành lập thêm 01 KCN theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư.
Phấn đấu có 04 KCN được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật KCN, các KCN còn lại hoàn thành đầu tư một số công trình thiết yếu: đường vào, đường trục chính KCN,...
Tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư bình quân: 30 ha/năm
Tỷ lệ lấp đầy KCN: Mông Hóa đạt 80%; Nam Lương Sơn đạt 100%; Yên Quang, Lạc Thịnh đạt 50%, Nhuận Trạch đạt 30%, Thanh Hà đạt từ 10% trở lên diện tích đất công nghiệp.
Số dự án mới đầu tư vào KCN bình quân 7 dự án/năm.
Các doanh nghiệp KCN: Doanh thu bình quân đạt: 20.517 tỷ đồng/năm; Giá trị xuất khẩu bình quân đạt 663 triệu USD/năm; Nộp ngân sách nhà nước bình quân đạt 250 tỷ đồng/năm; Tạo việc làm mới bình quân: 2.000 lao động/năm.
Đoàn công tác của Vụ Quản lý các Khu Kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Ban Quản lý các KCN tỉnh Hòa Bình đi kiểm tra thực địa tại KCN Mông Hóa, thành phố Hòa Bình |
Ban Quản lý các KCN tỉnh Hòa Bình cho biết, để đạt được các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu trên, Ban Quản lý tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đó là:
Một là, tham mưu tổ chức thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về đẩy mạnh phát triển các KCN, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; trong đó tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ: đầu tư phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch, phát triển nguồn nhân lực,...
Hai là, hoàn thành quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan theo đúng quy định, hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh về việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy. Ổn định tổ chức bộ máy cơ quan; phân công chức năng nhiệm vụ các phòng; phân công cán bộ, công chức, viên chức, lao động theo đúng cơ cấu tổ chức, vị trí việc làm.
Lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành mô hình tổ chức bộ máy và triển khai thực hiện phương án tự chủ kinh phí hoạt động của đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
Ba là, tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc các lĩnh vực quản lý quy hoạch và xây dựng; quản lý đầu tư; quản lý tài nguyên và môi trường; quản lý doanh nghiệp, lao động,...cụ thể: Lãnh đạo, chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể, yêu cầu ngoài các nhiệm vụ thường xuyên, các phòng xây dựng nhiệm vụ trọng tâm; các nhiệm vụ, giải pháp đột phá đối với từng lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Tiếp tục thúc đẩy và nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp với Công đoàn các KCN trong công tác chăm lo, xây dựng đội ngũ công nhân KCN, trong đó tập trung chính là tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức, tác phong lao động công nghiệp; mở rộng các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao; phối hợp xây dựng và thực hiện thiết chế văn hoá tại khu nhà ở công nhân KCN.
Bốn là, thực hiện tốt việc quản lý, thu hút đầu tư, nhiệm vụ chủ đầu tư hạ tầng đối với các KCN chưa có nhà đầu tư hạ tầng khi được UBND Tỉnh giao; nghiên cứu, đề xuất UBND Tỉnh cho phép quản lý, vận hành một số công trình hạ tầng kỹ thuật được đầu tư từ ngồn vốn ngân sách nhà nước.
Thực hiện có hiệu quả và đa dạng các loại hình dịch vụ; chủ động liên doanh, liên kết với các đơn vị có chức năng để nâng cao năng lực hoạt động của đơn vị. Khai thác thêm từ 1-2 loại hình dịch vụ có nguồn thu ổn định.
Phấn đấu các doanh nghiệp KCN đạt được các chỉ tiêu chủ yếu như sau: Doanh thu đạt khoảng 1,5 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách khoảng 100 triệu đồng/năm, đảm bảo tiền lương và các khoản đóng góp cho người lao động.
Hoàn thành Đề án kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy và tổ chức thực hiện phương án tự chủ kinh phí hoạt động của đơn vị.
Năm là, duy trì và tiếp tục thực hiện tốt việc rà soát, kiểm soát, cải cách thủ thục hành chính; tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phong cách làm việc chuyên nghiệp và thân thiện, tạo môi trường hợp tác cởi mở với nhà đầu tư; thực hiện tốt Quy chế văn hóa nơi công sở, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa công sở,...
Công tác kế hoạch, tổng hợp: Tiếp tục thực hiện ban hành đúng, đầy đủ, kịp thời và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thuộc các lĩnh vực công tác; thường xuyên rà soát, kiểm tra; đôn đốc tổ chức thực hiện để hoàn thành các kế hoạch; duy trì và thực hiện tốt công tác tổng hợp, báo cáo thuộc các lĩnh vực: chuyên môn, cải cách hành chính, quy chế dân chủ, phòng chống tham nhũng,...đúng hạn, đúng quy định.
Công tác tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Thường xuyên rà soát, có phương án sắp xếp, đào tạo cán bộ trong cơ quan nâng cao về mặt chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; kiện toàn sắp xếp bố trí phù hợp với năng lực, sở trường, đúng vị trí việc làm.
Công tác khác: Đổi mới tư duy, phương pháp đánh giá, xếp loại, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các phòng, công chức, viên chức, lao động; thưc hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong việc: Kê khai tài sản thu nhập, xét nâng lương, thi đua khen thưởng, kỷ luật.... trong cơ quan; hạn chế tối đa việc đánh giá chung chung, cào bằng, làm giảm tinh thần, ý chí phấn đấu của cán bộ trong cơ quan.
Thực hành tiết kiệm trong việc chi tiêu ngân sách nhà nước, mua sắm và sử dụng tài sản công,...; thực hiện nghiêm túc việc tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất; giải quyết kịp thời những vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền./.
Công nhân nhà máy may trong KCN An Thịnh, tỉnh Hòa Bình |
Bình luận