Sau gần 30 năm xây dựng và phát triển, các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế đã đóng góp tích cực vào quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Các khu công nghiệp, khu kinh tế được xác định là giải pháp quan trọng để thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thông qua bài viết, 3 thập niên phát triển các KCN, KKT Việt Nam, tác giả Trần Quốc Trung đánh giá một số kế quả đạt được trong quá trình 30 năm xây dựng và phát triển, các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, đồng đưa ra một số định hướng trong thời gian tới.

Lịch sử phát triển của nền kinh tế thị trường gắn liền với lịch sử của quá trình xử lý mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội. Mô hình thể chế kinh tế thị trường ở mỗi quốc gia có sự khác nhau không chỉ ở quy mô của nhà nước, mà quan trọng hơn là mục tiêu, công cụ và cách thức can thiệp của nhà nước, cách thức thực hiện vai trò của nhà nước. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một vấn đề lý luận và thực tiễn phức tạp, đã trải qua một quá trình nhận thức. Việc xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng và mối quan hệ của Nhà nước, thị trường và xã hội phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa luôn là mối quan tâm hàng đầu. Bài viết, “Nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Thông qua thực hiện tốt mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội”, nhóm tác giả Trần Hoàng Hiểu, Lê Thị Tuyết Vân sẽ làm rõ hơn những nội dung này.

Tự do kinh doanh là quyền cơ bản và nền tảng để mọi người dân đều được tham gia đóng góp cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia, dân tộc. Đất nước chỉ có thể giàu mạnh khi người dân được tạo mọi điều kiện thuận lợi để tự do kinh doanh, thành lập doanh nghiệp. Do đó, việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh luôn là nội dung được quan tâm hàng đầu trong quá trình xây dựng pháp luật ở nước ta, đặc biệt là ở lĩnh vực thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Bài viết, “Đảm bảo quyền tự do kinh doanh trong thành lập và hoạt động của doanh nghiệp”, tác giả Võ Huy Hùng sẽ đi sâu phân tích nhưng nội dung.

Chủ trương đẩy mạnh công tác “hậu kiểm” đã được thực hiện ngay từ những năm 2000 khi Luật Doanh nghiệp năm 1999 đi vào thực tế và tiếp tục được kế thừa, cải cách tại Luật Doanh nghiệp năm 2005 và năm 2014. Theo đó, doanh nghiệp tự kê khai và chịu trách nhiệm với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ. Quy định này đã giúp các doanh nghiệp rút ngắn đáng kể thời gian cho việc thành lập doanh nghiệp, nhanh chóng gia nhập thị trường. Tuy nhiên, chính sự thông thoáng này cũng đặt ra yêu cầu phải có cơ chế quản lý nhà nước sau đăng ký thành lập chặt chẽ hơn để bảo đảm phát triển doanh nghiệp đúng quy định pháp luật. Bài viết, “Tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập”, tác giả Hứa Quỳnh Hoa đánh giá thực tiễn công tác quản lý nhà nước sau đăng ký thành lập, đồng thời đưa ra một số giải pháp trong thời gian tới.

Với sự vào cuộc của toàn xã hội và hệ thống chính trị các cấp, sau 5 năm triển khai thực hiện, các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, nhiều mục tiêu chính đã vượt yêu cầu Quốc hội đề ra và có những đóng góp quan trọng vào thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020. Đây là tiền đề vững chắc để cả nước thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Thông qua bài viết, “Kết quả đạt được từ các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 và một số giải pháp cho giai đoạn 2021-2025”, nhóm tác giả Vũ Ngọc Hưng, Nguyễn Thị Kim Dung đánh giá một số kết quả đạt được từ Chương trình này, đánh giá hạn chế và đưa ra một số giải pháp trong thời gian tới.

Năm 2020 là dấu mốc quan trọng của kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp với các chỉ tiêu cụ thể về số lượng doanh nghiệp nhà nước phải hoàn thành cổ phần hóa và chỉ tiêu bán vốn, thu về cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, mặc dù năm 2020 đang trải qua những tháng cuối cùng, nhưng kết quả thực hiện đến thời điểm này vẫn còn cách xa mục tiêu đề ra. Việc không hoàn thành kế hoạch làm ảnh hưởng đến quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước - một trong ba trọng tâm của Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020. Bài viết, “Cổ phần hóa DNNN: Thực trạng và giải pháp”, tác giả Trần Ngọc Minh đánh giá thực trạng công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp trong thời gian tới.

Cùng với những nội dung trên, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

30 NĂM KCN VIỆT NAM

Trần Quốc Trung: 3 thập niên phát triển các KCN, KKT Việt Nam

Phan Đức Cường: Các KCN tỉnh Thái Nguyên: Hành trình 20 năm xây dựng và phát triển

Nguyễn Hằng: Các KCN Vĩnh Phúc: Phát triển hiệu quả và bền vững

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Trần Hoàng Hiểu, Lê Thị Tuyết Vân: Nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam: Thông qua thực hiện tốt mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội

Võ Huy Hùng: Đảm bảo quyền tự do kinh doanh trong thành lập và hoạt động của doanh nghiệp

Hứa Quỳnh Hoa: Tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Vũ Ngọc Hưng, Nguyễn Thị Kim Dung: Kết quả đạt được từ các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 và một số giải pháp cho giai đoạn 2021-2025

Trần Ngọc Minh: Cổ phần hóa DNNN: Thực trạng và giải pháp

Vũ Thanh Nguyên, Nguyễn Huy Chiến: Phát triển khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã ở Việt Nam và hàm ý chính sách

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Đỗ Phương Thảo: Để nâng cao sức khỏe doanh nghiệp “hậu” Covid-19

Phan Tú Anh: Một số giải pháp giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công

Nguyễn Ngọc Toàn, Nguyễn Thị Lan Anh: Xây dựng chính quyền đô thị thông minh ở Việt Nam

Dương Lê Vân: Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Đoàn Vân Hà: Tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới

Đàm Thị Thanh Thủy: Mô hình hợp tác xã kiểu mới trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Việt Nam

Phạm Hoàng Linh: Thực trạng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam qua một số chỉ tiêu

Đỗ Ngọc Bích: Quy trình quản trị khủng hoảng thương hiệu tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

NHÌN RA THẾ GIỚI

Nguyễn Hữu Hiếu: Phát triển hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ở Israel và kinh nghiệm đối với Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Nguyễn Thị Lan Anh: Phát triển kinh tế tỉnh Sơn La theo hướng bền vững

Trần Minh Nguyệt: Tác động của biến đổi khí hậu tới sản xuất nông nghiệp tại Ninh Bình

Nguyễn Trọng Xuân, Nguyễn Văn Huy: Hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Nam Định: Thực trạng và giải pháp

Nguyễn Hữu Phúc: Nâng cao chất lượng công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn TP. Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) hiện nay

Bùi Anh Tuấn, Nguyễn Xuân Minh, Trần Nguyên Chất, Nguyễn Thị Phương Dung: Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2020-2030, định hướng đến năm 2035

Ký Minh Thi: Giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động trong quá trình đô thị hóa ở huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

Lê Thị Thu Diềm: Khu vực kinh tế phi chính thức và vấn đề việc làm: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Trà Vinh

IN THIS ISSUE

30TH FOUNDING ANNIVERSARY OF INDUSTRIAL ZONES IN VIETNAM

Tran Quoc Trung: Three decades of development of industrial zones and economic zones in Vietnam

Phan Duc Cuong: Thai Nguyen-based industrial zones: 20-year journey of foundation and growth

Nguyen Hang: Vinh Phuc-based industrial parks: Effective and sustainable development

FROM POLICY TO PRACTICE

Tran Hoang Hieu, Le Thi Tuyet Van: Improve institutional quality of socialist-oriented maket collective economy in Vietnam through the effective implementation of the relationship between State, market and society

Vo Huy Hung: Ensure enterprise’s right to freedom of establishment and operation

Hua Quynh Hoa: Strengthen state management of enterprises after registration

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Vu Ngoc Hung, Nguyen Thi Kim Dung: Results from national target programs in the period 2016-2020 and solutions for the period 2021-2025

Tran Ngoc Minh: SOE equitization: Situation and solutions

Vu Thanh Nguyen, Nguyen Huy Chien: Development of collective and cooperative economy in Vietnam and policy implications

RESEARCH - DISCUSSION

Do Phuong Thao: To improve the strength of enterprises in the post COVID 19 phase

Phan Tu Anh: Some solutions for helping businesses achieve successful digital transformation

Nguyen Ngoc Toan, Nguyen Thi Lan Anh: Building a smart city in Vietnam

Duong Le Van: Promoting innovative and creative start-ups

Doan Van Ha: Strengthen international cooperation in science and technology of Vietnam and other countries in the world

Dam Thi Thanh Thuy: New-styled cooperatives in Vietnam’s agricultural restructuring

Pham Hoang Linh: Vietnam’s high-tech exports: Seen from a number of indicators

Do Ngoc Bich: The process of brand crisis management in Vietnam: Current situation and solutions

WORLD OUTLOOK

Nguyen Huu Hieu: Development of support system for startups in Israel and lessons for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Nguyen Thi Lan Anh: Drive Son La province’s economic growth towards sustainability

Tran Minh Nguyet: Impacts of climate change on agricultural production in Ninh Binh

Nguyen Trong Xuan, Nguyen Van Huy: Socio-economic efficiency of textile enterprises in Nam Dinh province: Current situation and solutions

Nguyen Huu Phuc: Enhance the current management quality of urban construction order in Rach Gia city (Kien Giang province)

Bui Anh Tuan, Nguyen Xuan Minh, Tran Nguyen Chat, Nguyen Thi Phuong Dung: Promote the export of agricultural products and handicrafts in Ninh Thuan province in the period 2020-2030, with a vision to 2035

Ky Minh Thi: Solutions to job creation for workers in the urbanization process in My Tu district, Soc Trang province

Le Thi Thu Diem: Informal economy and employment issues: A case study of Tra Vinh province