Quản lý tốt doanh nghiệp sau đăng ký thành lập, không những mang lại những lợi ích cho Nhà nước, xã hội, mà còn mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ được hoạt động trong một môi trường kinh doanh ổn định, công bằng và có nhiều động lực để nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ hơn, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định, bền vững. Tuy nhiên, những năm qua hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập còn tồn đọng một số hạn chế, đòi hỏi cần sớm được tháo gỡ. Cụ thể những hạn chế đó và giải pháp cần có như thế nào sẽ được tác giả Nguyễn Khắc Huy phân tích cụ thể trong bài "Đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập".

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang có bước phát triển đột phá với nhiều biến đổi khó lường, nhiều đổi thay chưa bao giờ tính đến và biết đến. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang cho toàn nhân loại một hy vọng về sự thay đổi mạnh mẽ về mọi mặt của cuộc sống từ kinh tế đến chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường... Hơn nữa, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra một lực lượng sản xuất mới, đặc biệt và kèm theo đó quan hệ sản xuất cũng thay đổi về chất. Đối với nền kinh tế Việt Nam, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đang mở ra nhiều thời cơ và thách thức, phát triển vượt bậc hay tụt hậu xa hơn. Tác giả Lê Quốc Lý sẽ có những phân tích sâu hơn trong bài "Cách mạng công nghiệp 4.0: Thời cơ và thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam".

Việt Nam đã từng được ví như một con rồng tiếp theo của châu Á, với những thành tích kiểu, như: “đứng ở top đầu” trong các bảng xếp hạng toàn cầu; vị trí thứ 2 trong xuất khẩu cà phê, thứ 3 xuất khẩu lúa gạo, hay thứ 4 về xuất khẩu thủy, hải sản, dễ gây ra tâm lý thỏa mãn, “ảo tưởng” về sự phát triển kinh tế. Trong bối cảnh đó, việc cần nhìn rõ chất lượng tăng trưởng là điều cần thiết. Tác giả Lê Tất Phương với bài "Đánh giá chất lượng tăng trưởng Việt Nam giai đoạn 2000-2016" sẽ giúp chúng ta nhìn rõ hơn và đưa ra những định hướng, những giải pháp hiệu quả thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển một cách thực chất.

Đấu thầu qua mạng là một thành phần quan trọng của chính phủ điện tử, có rất nhiều ưu điểm, như: tạo môi trường cạnh tranh, công bằng và minh bạch cho các nhà thầu, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho các bên tham gia. Tuy nhiên hiện nay, việc triển khai đấu thầu qua mạng ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Bài viết "Quản lý nhà nước về đấu thầu qua mạng ở Việt Nam" của tác giả Đỗ Kiến Vọng cho thấy, nhiều cơ quan chưa tự giác và nghiêm túc thực hiện, hoặc tìm cách chậm trễ, trì hoãn việc phải thực hiện đấu thầu qua mạng. Tình trạng này đòi hỏi phải có những biện pháp cần thiết để thay đổi, nhất là các giải pháp mạnh trong quản lý nhà nước.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xác định là kênh quan trọng để thu hút công nghệ nguồn từ các nước có nền công nghiệp tiên tiến vào Việt Nam, từng bước đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, tình trạng tiếp nhận công nghệ lạc hậu, nguy cơ trở thành “bãi rác công nghệ” của thế giới đang đặt ra yêu cầu cấp bách đối với Việt Nam trong việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động chuyển giao công nghệ các dự án FDI. Tác giả Đỗ Văn Quân với bài "Chuyển giao công nghệ trong khu vực FDI: Cần sự kiểm soát quyết liệt hơn" sẽ nêu rõ hơn thực trạng và đưa ra một số giải pháp tham khảo.

Cùng với các bài viết trên, Tạp chí số này còn có nhiều bài viết khác quanh chủ đề về doanh nghiệp, đầu tư, chứng khoán, du lịch... sẽ đem đến cho bạn đọc nhiều thông tin tham khảo hữu ích./.

--------------------------------------------------------

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Nguyễn Khắc Huy: Đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập

Phan Đức Hiếu: Xóa bỏ rào cản pháp lý của quy định về kinh doanh có điều kiện đối với sự phát triển doanh nghiệp

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Lê Quốc Lý: Cách mạng công nghiệp 4.0: Thời cơ và thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam

Lê Tất Phương: Đánh giá chất lượng tăng trưởng Việt Nam giai đoạn 2000-2016

Đỗ Kiến Vọng: Quản lý nhà nước về đấu thầu qua mạng ở Việt Nam

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Đỗ Văn Quân: Chuyển giao công nghệ trong khu vực FDI: Cần sự kiểm soát quyết liệt hơn

Lê Thị Xuân Huế: Bảo vệ cổ đông tối thiểu ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Lê Thị Hoài Diễm: Đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước trong các doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam

Lê Anh Tuấn: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cổ phiếu niêm yết

Hoàng Thị Thúy Vân: Nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu cho các doanh nghiệp Việt Nam

Nguyễn Thế Trung: Nâng cao năng lực quyết toán vốn đầu tư phát triển tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

NHÌN RA THẾ GIỚI

Mai Thị Kim Oanh: Cải cách thể chế nhằm thu hút vốn theo hình thức hợp tác công - tư: Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Đoàn Văn Tạo: Phát triển trung tâm dịch vụ logistics - Kinh nghiệm đối với thành phố Hải Phòng

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Nguyễn Thị Ngọc Anh: Phát huy lợi thế so sánh về văn hóa để phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh

Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Tiến Dũng: Nhìn lại 20 năm thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại Vĩnh Phúc

Nguyễn Thị Hồng Hải: Vấn đề phát triển du lịch TP. Hải Phòng

Nguyễn Thị Huyền: Giải pháp đảm bảo tiền vay tại Agribank Thanh Hóa

Phạm Đức Anh: Giải pháp phát triển du lịch Sầm Sơn trong thời gian tới

Bùi Văn Dũng, Trần Thị Vân Anh: Nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các DNNVV tỉnh Nghệ An

Phước Minh Hiệp, Trần Văn Điệp, Nguyễn Thị Kim Ngân: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bình Dương

KHOẢNG LẶNG

Chẫu Chàng: Dinh cơ

--------------------------------------------------------

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Nguyen Khac Huy: Renovation of state management on enterprises after registration

Phan Duc Hieu: Eliminating legal barriers to regulation on conditional business for enterprise development

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Le Quoc Ly: Industrial revolution 4.0: Opportunities and challenges for Vietnam’s economic development

Le Tat Phuong: Assessing the quality of Vietnam’s growth in the period 2000-2016

Do Kien Vong: State management on online bidding in Vietnam

RESEARCH - DISCUSSION

Do Van Quan: Technology transfer in FDI sector: Need a stricter control

Le Thi Xuan Hue: Protection of minimum shareholder in Vietnam: Current situation and solutions

Le Thi Hoai Diem: Accelerating equitisation and pestment of state capital in enterprises in Vietnam

Le Anh Tuan: Schemes to improve the quality of listed shares

Hoang Thi Thuy Van: Enhancing Vietnamese enterprises’ ability to join global value chain

Nguyen The Trung: Raising the capacity of investment capital settlement at Ho Chi Minh National Academy of Politics

WORLD OUTLOOK

Mai Thi Kim Oanh: Institutional reform to attract capital in the form of public-private partnership - Experience from Korea

Doan Van Tao: Development of logistics service center - Experience for Hai Phong city

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Nguyen Thi Ngoc Anh: Promoting the comparative advantage of culture for tourism development in Bac Ninh province

Nguyen Thu Hang, Nguyen Tien Dung: Looking back on 20 years of ODA attraction and use in Vinh Phuc

Nguyen Thi Hong Hai: The issue of tourism development Hai Phong city

Nguyen Thi Huyen: Solution to loan security at Agribank Thanh Hoa

Pham Duc Anh: Solution to boost tourism Sam Son in the coming time

Bui Van Dung, Tran Thi Van Anh: Improving capacity for international economic integration of Nghe An’s SMEs

Phuoc Minh Hiep, Tran Van Diep, Nguyen Thi Kim Ngan: To attract foreign direct investment into Binh Duong province

THE WANDERING MIND

Chau Chang: Kingfisher’s edifice