Từ khóa: biến đổi khí hậu, chính phủ điện tử, môi trường, phát thải CO2

Summary

This study focuses on exploiting the impact of the inevitable e-Government transformation process of countries around the world on the goal of minimizing and preventing ongoing climate change globally. Research results show that: (i) The transition to e-Government has a positive impact on reducing CO2 emissions and limiting climate change; (ii) Increasing afforestation area plays an important role in reducing CO2 emissions in today's countries; (iii) Increasing the scale of the economy will have a negative impact on the environment through increased CO2 emissions; (iv) The process of natural population growth is one of the causes that has a major negative impact on CO2 emissions.

Keywords: climate change, e-Government, environment, CO2 emissions

GIỚI THIỆU

BĐKH là một trong những vấn đề nghiêm trọng có tính toàn cầu trong thời gian gần đây. Tác động của BĐKH có thể ảnh hưởng đến toàn cầu và tạo ra hệ quả đáng lo ngại cho hầu hết các cộng đồng, các quốc gia trên thế giới. Đồng thời, trong bối cảnh số, trí tuệ nhân tạo đã trở thành một trong những phương tiện hiệu quả nhất được sử dụng trong các hoạt động ứng dụng quản lý. Với vai trò quản lý từ chính phủ, cũng như xu hướng ứng dụng hiệu quả của công nghệ số, CPĐT ra đời đã làm tăng tính minh bạch, hiệu quả trong hoạt động quản lý nói chung của chính phủ, cũng như hoạt động quản lý môi trường nói riêng. Có thể nói, việc giải quyết BĐKH trên toàn thế giới hiện nay đòi hỏi cần có những phương án chung tay hành động từ các quốc gia và cộng đồng xã hội toàn cầu, với các công cụ và cách tiếp cận phù hợp. Một trong những giải pháp hữu hiệu cho tình trạng này chính là cần sự liên hợp và quản lý từ các CPĐT ở các quốc gia, thực hiện chiến lược trồng rừng dài hạn, thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế kết hợp các giải pháp bảo vệ môi trường đồng thời, có chiến lược phù hợp về tốc độ gia tăng dân số tự nhiên ở mỗi quốc gia (Bài viết sử dụng cách viết số thập phân theo chuẩn quốc tế).

Từ khóa: CPĐT, biến đổi khí hậu, tăng trưởng kinh tế

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỦ ĐẾN BĐKH

Trong bối cảnh các tác động tiêu cực từ biến đổi ngày càng rõ rệt trên phạm vi toàn cầu, triển vọng đạt được một thỏa thuận quốc tế hiệu quả về chính sách khí hậu với các mục tiêu ràng buộc về giảm phát thải lại trở nên không chắc chắn (Osberghaus và cộng sự, 2010). Thực tế này khiến các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu kinh tế đưa đến hai lựa chọn để đối phó với BĐKH: làm chậm lại và có thể giảm thiểu BĐKH và chuẩn bị các chiến lược và giải pháp giúp nền kinh tế các quốc gia thích ứng một phần với BĐKH. Phạm vi toàn cầu chưa đạt được sự đồng thuận, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đề xuất những nỗ lực ở quy mô nhỏ hơn mang tầm quốc gia và đòi hỏi Chính phủ các quốc gia nỗ lực bắt đầu từ công cuộc quản lý môi trường (Ostrom, 2009).

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về vấn đề BĐKH. Tuy nhiên, vẫn còn ít nghiên cứu cụ thể trong việc phân tích BĐKH bằng cách tiếp cận từ góc độ cải thiện vấn đề quản lý trong quá trình dịch chuyển của CPĐT. Trong các nghiên cứu đã được thực hiện từ trước đến nay, kết quả cũng không cho thấy, những kết luận thống nhất về tác động của quá trình chuyển đổi CPĐT của các quốc gia đến vấn đề giảm thiểu tình trạng BĐKH. Một số nghiên cứu cho thấy kết quả này là tích cực. Teo và cộng sự (2008) coi đổi mới hệ thống thông tin quốc gia là nguồn lực quý giá tạo nên lợi thế cạnh tranh quốc gia về mặt bền vững môi trường. Nghiên cứu của Karishnan và Teo (2011) cũng cho kết quả tương tự và chỉ ra kết quả cụ thể và trực tiếp hơn, chính là việc giảm mức tiêu thụ năng lượng và lượng khí thải carbon. Cũng thời gian này, một nghiên cứu của Berrang-Ford (2011) đã khẳng định rằng, BĐKH cần được cải thiện thông qua việc cải thiện các cơ chế tìm kiếm thông tin về BĐKH và các chương trình, chính sách cải thiện BĐKH. Việc tìm kiếm thông tin thuận lợi và đáng tin cậy hơn từ việc cải thiện hệ thống quản lý của Chính phủ sẽ đóng góp vai trò vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến những hiểu biết và nhận thức của người dân trong công cuộc ngăn chặn BĐKH trong tương lai. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Irepoglu (2019) cho thấy rằng, tình trạng BĐKH có thể được cải thiện thông qua việc cải thiện vấn đề quản trị ở cấp quốc gia và chính quyền địa phương một cách hiện đại và tiện lợi hơn. Quản trị cấp quốc gia càng được cải thiện, thì hiệu quả cải thiện BĐKH càng lớn. Gần đây nhất, nghiên cứu của Geogre (2021) cũng khẳng định rằng, việc sử dụng và cải thiện khả năng ứng dụng của công nghệ số vào quản trị sẽ là một trong những lựa chọn hiệu quả cao để giải quyết vấn đề BĐKH.

Mặt khác, có nhiều nghiên cứu cho kết quả thực nghiệm về mối quan hệ tiêu cực giữa CPĐT và hiệu quả cải thiện tình trạng BĐKH. Một nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện trong bối cảnh ở Úc của Haigh và Griffiths (2008) nhận thấy rằng, ngay cả khi tác động môi trường của CPĐT được xem xét ở các chiến lược cấp cao nhất từ Chính phủ, thì những chiến lược đó phần lớn sẽ bị loại bỏ ở giai đoạn thực hiện khiến hiệu quả trên thực tế không cao. Các tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của sự liên kết chiến lược giữa các cấp CPĐT khác nhau đối với sự bền vững môi trường và cải thiện. Al-Khouri (2013) lập luận rằng, với sự trợ giúp của công nghệ thông tin vào trong quá trình quản trị, thế giới đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể nhưng đã làm tăng chi phí xã hội và có khả năng gây ra những tác động tiêu cực to lớn đến các vấn đề môi trường. Ngược lại, để cải thiện tình trạng BĐKH nói riêng và tính bền vững của môi trường nói chung, cần xác định những giải pháp thúc đẩy sáng kiến về CPĐT một cách hợp lý và hiệu quả.

MÔ HÌNH, DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình nghiên cứu

Dựa trên tổng quan nghiên cứu, mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau với các biến được mô tả trong Bảng 1:

EMit = α + β1 * EGDIit + β2 * EGit + β3 * POPit + β4 * FORit + µit (1)

- EMit là mức độ phát thải CO2 vào không khí của quốc gia i trong năm t trên toàn cầu. Do lượng phát thải CO2 là nguyên nhân chính gây ra tình trạng BĐKH, do vậy nhóm tác giả sử dụng số liệu về lượng phát thải CO2 bình quân trên mỗi đồng GDP của mỗi quốc gia trong một năm làm biến số đại diện cho BĐKH. Số liệu CO2 được thể hiện bằng số m3 CO2 bình quân trên mỗi đồng GDP và được lấy Log nhằm làm rõ xu hướng biến động của biến số này theo thời gian từ năm 2012 đến năm 2020 và số liệu được lấy cách năm để đồng bộ với các số liệu khác trong mô hình.

- EGDIit là chỉ số thể hiện mức độ chuyển đổi CPĐT của quốc gia i trong năm t. Tính chất của EGDI đã được thể hiện trong phần chỉ số đo lường chuyển đổi CPĐT. Chỉ số EGDI càng lớn càng thể hiện mức độ chuyển đổi của CPĐT ở mức độ cao. Số liệu của biến số này được thu thập từ năm 2012 đến năm 2020 và số liệu được lấy cách năm để đồng bộ với các số liệu khác trong mô hình.

- EGit là biến số đại diện cho quy mô nền kinh tế. Nhóm tác giả lựa chọn chỉ số về mức GNI bình quân đầu người thực tế hàng năm của quốc gia i trong năm t để đại diện cho giá trị bình quân đo lường quy mô của nền kinh tế. Số liệu này được quy đổi về giá trị thực tế theo giá gốc năm 2015. Số liệu của biến số này được thu thập từ năm 2012 đến năm 2020 và số liệu được lấy cách năm để đồng bộ với các số liệu khác trong mô hình.

- POPit là biến số đại diện cho quy mô dân số của quốc gia i trong năm t. Quy mô dân số đo lường số dân của quốc gia đó trong năm. Để loại bỏ những sai lệch thống kê từ số liệu, biến quy mô dân số được lấy log. Số liệu của biến số này được thu thập từnăm 2012 đến năm 2020 và số liệu được lấy cách năm để đồng bộ với các số liệu khác trong mô hình.

- FORit là biến số đại diện cho vai trò của rừng đối với ô nhiễm môi trường. FOR là tỷ lệ diện tích rừng của một quốc gia. Chỉ số này thể hiện độ che phủ của rừng của quốc gia i trong năm t. Số liệu của biến số này được thu thập từ năm 2012 đến năm 2020 và số liệu được lấy cách năm để đồng bộ với các số liệu khác trong mô hình.

- µ là sai số.

- Các hệ số β1 ; β2; β3 ; β4 đo lường phản ứng của trước sự thay đổi của lượng phát thải CO2 trước các tác nhân bao gồm: mức độ chuyển đổi CPĐT, quy mô trung bình của nền kinh tế, quy mô dân số và độ che phủ của rừng trong (1). Hệ số δ1 đo lường phản ứng của chất lượng thể chế theo sự thay đổi của mức độ phân cấp tài khóa của quốc gia i trong năm t theo.

Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các nguồn sau:

Dữ liệu về lượng phát thải CO2 bình quân trên GDP được thu thập từ nguồn dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu phát thải cho nghiên cứu khí quyển toàn cầu (EDGAR - Emissions Database for Global Atmospheric Research, European Comission).

Dữ liệu về mức độ chuyển đổi CPĐT (EDGI) được thu thập từ nguồn cơ sở dữ liệu của Liên hợp quốc.

Các dữ liệu còn lại, bao gồm dữ liệu về quy mô nền kinh tế, quy mô dân số và tỷ lệ che phủ rừng của các quốc gia được thu thập từ nguồn dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WDI – World Bank Indicator).

Bảng 1: Thống kê mô tả dữ liệu

Biến

Obs

Mean

SE

Min

Max

EM

475

.2485898

.1598518

0

1.272271

EGDI

475

.476807

.1627299

0

.8546

EG

471

3.582862

.3583117

2.724276

4.63135

POP

474

1.202718

.0540765

1.048045

1.323616

FOR

475

32.9196

24.6648

.0080775

97.95246

Nguồn: Tính toán của tác giả

Phương pháp định lượng

Với dữ liệu dạng bảng, nghiên cứu sử dụng các kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp giữa các lựa chọn OLS gộp (Pooled OLS); mô hình tác động cố định (FE – Fixed Effect Model) hay mô hình tác động ngẫu nhiên (RE – Random Effect Model). Trước hết, nghiên cứu sử dụng phương pháp OLS để ước lượng mô hình và kiểm định các lỗi của mô hình, bao gồm: dạng hàm có phù hợp, có bỏ sót biến trong mô hình, phương sai sai số thay đổi, đa cộng tuyến. Nếu mô hình có lỗi, hạng nhiễu có tương quan với các biến giải thích thì hệ số ước lượng có thể bị chệch hoặc không đồng nhất. Sau đó, nghiên cứu sẽ kiểm định xem liệu mô hình FE hoặc RE có tốt hơn OLS gộp hay không.

Các bước của quá trình kiểm định lựa chọn mô hình như sau:

Bước 1: Kiểm định tính tương quan giữa các biến để xác định lỗi đa cộng tuyến bằng kiểm định Pearson và chỉ số phóng đại phương sai VIF

Bước 2: Kiểm định Wald test để lựa chọn giữa mô hình FE/RE và mô hình OLS/ POLS.

Bước 3: Kiểm định Hausman được sử dụng để chọn mô hình FEM hoặc REM.

Bước 4: Kiểm định các lỗi của mô hình: bao gồm kiểm định Wald cho lỗi phương sai sai số thay đổi ở mô hình FEM (hoặc LM – Breusch và Lagrangian Multiplier để đánh giá phương sai sai số thay đổi của mô hình REM); Kiểm định Wooldridge để kiểm tra tự tương quan.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Trước hết, cần kiểm tra tương quan cặp giữa các biến độc lập để tránh trường hợp xảy ra đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình. Để kiểm tra tương quan cặp trên phần mềm Stata, kiểm định Pearson cho tương quan cặp được thực hiện, kết quả của kiểm định Pearson được thể hiện trong Bảng 2.

Bảng 2: Ma trận tương quan

EG

EGDI

EM

FOR

POP

EG

1.0000

EGDI

0.6409

1.0000

EM

0.4013

0.4013

1.0000

FOR

0.0476

-0.0592

-0.2262

1.0000

POP

-0.1577

0.1462

0.0259

-0.2588

1.0000

Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả giá trị phóng đại phương sai (VIF) được trình bày trong Bảng 3.

Bảng 3: Hệ số phóng đại phương sai

Biến

VIF

1/VIF

EG

1.90

0.525488

EGDI

1.90

0.527572

POP

1.21

0.827565

FOR

1.08

0.928411

VIP trung bình

1.52

Nguồn: Tính toán của tác giả

Bảng 4: Kết quả ước lượng và kiểm định

Biến giải thích

OLS (SE)

FE (SE)

RE (SE)

EGDI

EG

POP

FOR

.177***

(.055)

.177***

(.025)

.059

(.133)

-.001***

(.000)

-.057**

(.032)

.065***

(.029)

.558*

(1.588)

-.007***

(.003)

-.033*

(.027)

.028*

(.025)

.084*

(.279)

-.001***

(.000)

_cons

-.417**

(.195)

1.409 *

(1.952)

.319*

(.361)

Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity in fixed effect regression model

H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i

chi2 (95) = 4.9e+05 Prob>chi2 = 0.0000

Hausman test

Ho: difference in coefficients not systematic

chi2(2) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)

= 35.82

Prob>chi2 = 0.0000

Wooldridge test for autocorrelation in panel data

H0: no first-order autocorrelation

F(94, 372) = 56.96 Prob > F = 0.0000

(***) p<0.01; (**) p<0.05; (*) p <0.1

Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả từ Bảng 2 và Bảng 3 cho thấy, không tồn tại tình trạng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập được đưa vào mô hình (1). Kết quả ước lượng của mô hình (1) được thể hiện ở Bảng 4.

Các kiểm định cho thấy phương pháp ước lượng phù hợp được áp dụng cho mô hình (1) là mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model). Kết quả thực nghiệm cho nhóm các quốc gia trên thế giới cho biết một số kết quả như sau:

Thúc đẩy quá trình chuyển đổi CPĐT sẽ mang lại kết quả tích cực trong việc kiểm soát và giảm thải ra môi trường, góp phần kiểm soát tình trạng BĐKH toàn cầu hiện nay. Ngoài ra, việc tăng cường mở rộng diện tích trồng rừng cũng góp phần đáng kể vào giảm hiệu ứng tích cực của phát thải CO2 vào môi trường. Ngược lại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và gia tăng quy mô dân số ở các quốc gia đều là những nhân tố tiêu cực tác động đến phát thải CO2, thúc đẩy quá trình BĐKH trầm trọng hơn.

Các quốc gia tăng lên 1 điểm phần trăm trong lộ trình thực hiện chuyển đổi CPĐT sẽ có tác động tích cực làm giảm khoảng 0.057 điểm phần trăm trong lượng phát thải CO2 bình quân ở mỗi quốc gia. Kết quả này tương đồng với đa số các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của việc chuyển đổi CPĐT đến kiểm soát BĐKH. Trên thực tế, điều kiện tiên quyết của việc giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng BĐKH chính là việc xác định được mức độ nguy hại của nó và thông tin rộng rãi tới cộng đồng về những tác động tiêu cực của tình trạng này đến sự phát triển của con người. Thúc đẩy nhanh quá trình dịch chuyển của CPĐT sẽ góp phần đáng kể trong quá trình thu thập thông tin, quản lý các kết quả và tình hình BĐKH, cũng như thông tin rộng rãi về các cảnh báo, triển khai các chiến lược, kế hoạch hành động chống BĐKH tới địa phương, thậm chí tới mỗi cá nhân trong xã hội. Hơn nữa, với sự phát triển ngày càng hiện đại của CPĐT, các thông tin đầu vào ngày càng chính xác và được đối chiếu đa chiều, sẽ giúp quá trình quản lý và phân tích thông tin chính xác hơn, mang lại niềm tin cậy lớn hơn cho các cá nhân và các tổ chức trong xã hội trong quá trình tiếp nhận thông tin cũng như triển khai các kế hoạch hành động cụ thể.

Cũng với tác động tích cực như quá trình chuyển đối sang CPĐT, quá trình gia tăng diện tích trồng rừng, gia tăng bao phủ rừng cũng là yếu tố quan trọng hỗ trợ việc kiểm soát tình trạng BĐKH ở các quốc gia. Số liệu ước lượng cho thấy, mỗi điểm phần trăm gia tăng trong diện tích trồng rừng sẽ khiến 0.007 điểm phần trăm trong lượng CO2 xả thải ra môi trường ở các quốc gia. Kết quả ước lượng này đã được thừa nhận ở rất nhiều nghiên cứu định tính và định lượng xoay quanh các giải pháp kiểm soát và ngăn chặn BĐKH. Mặc dù các quốc gia hiện nay đều đã ý thức được tầm quan trọng của trụ cột môi trường trong các mục tiêu nhằm bảo đảm phát triển bền vững.

Tuy nhiên, việc hạn chế sản xuất chưa được nhận định là giải pháp hiệu quả để bảo vệ môi trường và giảm phát thải CO2 ra môi trường. Điều này dẫn đến một hệ quả của sản xuất là với tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh, thì lượng CO2 phát thải sẽ ngày càng gia tăng là điều tất yếu. Vấn đề này lại càng trầm trọng hơn đối với các quốc gia đang phát triển với mức thu nhập bình quân đầu người thấp và mức sống con người chưa được đảm bảo. Trong bối cảnh này, giải pháp hiệu quả và có tác động tích cực dài hạn chính là cải thiện diện tích rừng để hấp thụ lượng CO2 phát thải sinh ra từ quá trình sản xuất.

Tuy nhiên, để thúc đẩy giải pháp trồng rừng, cần có chiến lược hành động cụ thể, quá trình tuyên truyền và kiểm soát chặt chẽ thường xuyên từ các cơ quan nhà nước nhằm duy trì hoạt động trồng rừng và hạn chế tình trạng khai thác rừng phục vụ đời sống hàng ngày của các hộ gia đình nghèo hoặc thực hiện những hành vi buôn bán phi pháp.

Ngược lại, quy mô nền kinh tế gia tăng 1 điểm phần trăm sẽ có tác động tiêu cực làm gia tăng lượng CO2 gây ô nhiễm khoảng 0.065 điểm phần trăm. Với trình độ khoa học công nghệ hiện nay, hầu hết các nước đang phát triển phải đối mặt với sự đánh đổi giữa thành tựu tăng trưởng nhanh và khả năng bảo vệ, gìn giữ và giảm thiểu tác hại đến môi trường từ hoạt động sản xuất. Kết quả ước lượng này cho thấy, một vấn đề tồn tại rất lớn hiện nay trên toàn cầu là việc đáp ứng ngày càng cao các nhu cầu của con người đều sẽ dẫn đến hệ quả tiêu cực là tăng phát thải CO2 vào bầu khí quyển. Do vậy, gia tăng quy mô của nền kinh tế cần đồng thời quan tâm đến một khía cạnh quan trọng không kém đó là, giảm phát thải hoặc sớm khắc phục tác động tiêu cực của các chất phát thải ra môi trường, nhằm hạn chế tình trạng BĐKH trong hiện tại và tương lai trên toàn cầu.

Tương tự, sự gia tăng quy mô nền kinh tế, việc gia tăng dân số cũng tác động tiêu cực đến quá trình kiểm soát BĐKH. Kết quả ước lượng cho thấy, mỗi điểm phần trăm gia tăng trong quy mô dân số ở mỗi quốc gia dẫn tới sự gia tăng tương ứng khoảng 0.558 điểm phần trăm trong lượng CO2 phát thải ra môi trường. Nếu xem xét về độ lớn tác động một cách giữa các biến số thì tác động của quá trình gia tăng dân số tới lượng phát thải CO2 ra môi trường là tương đối lớn. Với xu thế gia tăng dân số toàn cầu trong vài thập kỷ gần đây, dân số toàn cầu tăng khá nhanh và đồng thời tạo ra lượng phát thải CO2 lớn hơn rất nhiều so với thời kỳ trước. Hệ quả là tình trạng BĐKH cũng nhanh chóng trở nên nguy hiểm và đáng báo động. Tác động tiêu cực của lượng khí thải CO2 ra môi trường, cũng như tình trạng nóng lên toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến đời sống con người ở tất cả các quốc gia, không loại trừ quốc gia có tốc độ tăng dân số tự nhiên là cao hay thấp.

Do vậy, nhằm cải thiện tình trạng BĐKH trong tương lai, các giải pháp chính sách cần được thống nhất trong các hội nghị toàn cầu và cần nhận được sự chung tay góp sức của tất cả các quốc gia cùng thực nhiện, nhằm đảm bảo kết quả tích cực trong ngắn hạn và dài hạn.

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý

Qua nghiên cứu định lượng về tác động của quá trình chuyển đổi CPĐT đến tình trạng BĐKH cho thấy, các quốc gia có quá trình chuyển đổi CPĐT thực hiện nhanh sẽ có tác động tích cực đến kiểm soát lượng phát thải CO2, đóng góp vào mục tiêu kiểm soát và ngăn chặn BĐKH. Ngoài ra, các quốc gia có thể thúc đẩy quá trình trồng rừng, gia tăng diện tích che phủ rừng để hấp thụ lượng phát thải CO2.

Bên cạnh đó, các quốc gia theo đuổi chính sách tăng trưởng cao cần cân nhắc đến các chính sách bảo vệ môi trường thực hiện đồng thời, vì tăng trưởng cao đã tạo ra cho các quốc gia toàn cầu lượng phát thải CO2 lớn hơn giai đoạn trước đó. Gia tăng dân số cũng là một trong những vấn đề cần được quan tâm toàn cầu trong giai đoạn hiện nay. Muốn đảm bảo mục tiêu giảm phát thải CO2 hoặc mục tiêu phát thải bằng không để kiểm soát BĐKH, các quốc gia cần có chiến lược gia tăng dân số hợp lý để tránh những tác động tiêu cực phát sinh từ hệ quả của quá trình gia tăng dân số mất kiểm soát. Các chính sách cần được thực hiện đồng thời và kiên trì dài hạn để có tác động hiệu quả nhất kiểm soát BĐKH toàn cầu./.

Huỳnh Hải Đăng – Trường Chính trị Cần Thơ

TS. Phạm Thu Hằng – Học viện Ngân hàng

(Theo Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 35, tháng 12/2023)


Tài liệu tham khảo

1. Al-Khouri, A.M. (2013), Environmental sustainability in the age of digital revolution: A review of the field, Am. J. Humanit. Soc. Sci., 1, 202–211.

2. Berrang-Ford, L., Ford, J.D., Paterson, J. (2011), Are we adapting to climate change?, Glob. Environ. Change, 21, 25–33.

3. George, G., Merrill, R.K., Schillebeeckx, S.J.D. (2021), Digital sustainability and entrepreneurship: how digital innovations are helping tackle climate change and sustainable development, Entrep. Theory Pract., 45, 999–1027.

4. Haigh, N.L.; Griffiths, A. (2008), E-government and environmental sustainability: Results from three Australian cases, Electron. Gov. Int. J., 5, 45–62.

5. Irepoglu Carreras, Y. (2019), Problem-solving across literatures: comparative federalism and multilevel governance in climate change action, Eur. Policy Anal., 5, 117-134, https://doi. org/10.1002/epa2.1066.

6. Karishnan, S.; Teo, T. (2011), Moderating effects of environmental factors on e-government, e-business, and environmental sustainability, ICIS 2011 Proceedings. Paper 2, retrieved from http://aisel.aisnet.org/ icis2011/proceedings/ebusiness/2 (accessed on 26 April 2017).

7. Osberghaus, D., A. Dannenberg, T. Mennel, and B. Sturm (2010), The role of the government in adaptation to climate change, Environment and Planning C: Government and Policy, 28(5), 834-850.

8. Ostrom, E. (2009), A polycentric approach for coping with climate change, Washington, DC: The World Bank.

9. Teo, T.S.H., Srivastava, S.C., Jiang, L. (2008), Trust and Electronic Government Success: An Empirical Study, Journal of Management Information Systems, 25(3), 99-131.