Thứ nhất: Không quan tâm đến nhân viên

Theo kết quả khảo sát thì có đến 50% nhân viên đã nghỉ việc đều có chung quan điểm rằng sếp của họ là người không quan tâm đến nhân viên và do đó mối quan hệ không tốt đẹp. Mặc dù chỉ là mối quan hệ công việc thế nhưng sợi dây liên kết giữa quản lý với người làm cũng là điều quan trọng mà người lãnh đạo thông minh cần biết và có sự cân bằng theo nguyên tắc chung. Theo đó người sếp cần phải hiểu, đồng cảm cũng như có thể chia sẻ những khó khăn mà nhân viên gặp phải.

Thứ hai: Không công nhận thành quả của nhân viên

Sai lầm thứ hai và cũng tương đối phổ biến trong cách quản lý của người lãnh đạo đó là quên không công nhận thành quả của nhân viên. Thử hỏi một nhân viên luôn cố gắng và nỗ lực hết mình để đạt kết quả cao thế nhưng cuối cùng không được công nhận thì sẽ như thế nào. Sự cố gắng chỉ mong được lãnh đạo biết và thấy được năng lực từ đó giúp thăng tiến trong sự nghiệp hoặc tạo được sự tin tưởng và tín nhiệm thế nhưng tất cả chỉ là con số 0 tròn trĩnh. Vậy nên đây cũng là nguyên nhân khiến cho nhân viên nghỉ việc rất nhiều.

Thứ ba: Đặt ra những quy tắc ngớ ngẩn

Quy tắc trong công ty là để mọi người thực hiện theo để mang đến tính thống nhất và ổn định. Tuy nhiên nếu như người quản lý không có sự cân nhắc mà lại đưa vào đó những nguyên tắc ngớ ngẩn thì chắc chắn rằng nhân viên cảm thấy mệt mỏi và không thoải mái. Đến một lúc nào đó mọi hoạt động của nhân viên dường như đều bị giám sát hoặc không thể nào có thể thích nghi được thì họ sẽ ra đi.

Thứ tư: Nhân viên không có môi trường phát huy năng lực

Nhân viên và nhất là nhân viên giỏi cần phải có môi trường, điều kiện để phát huy năng lực của bản thân mình để ngày càng phát triển hơn. Thế nhưng nếu như môi trường làm việc và cách quản lý của lãnh đạo không để cho họ có được cơ hội và môi trường phát huy năng lực thì chắc chắn rằng họ sẽ nghỉ việc. Vì nếu như chỉ làm việc theo những đường lối cũ kĩ chắc chắn rằng sẽ khiến cho năng lực của họ ngày càng bị giảm sút. Đây chính là nguyên nhân khiến cho nhân viên cảm thấy chán công việc nhanh hơn.

Thứ năm: Đưa những nhân viên kém năng lực làm quản lý

Cuối cùng nguyên nhân của người lãnh đạo trong khâu quản lý làm cho nhiều nhân viên bất mãn và nghỉ việc đó chính là trọng dụng những người có năng lực kém làm quản lý. Bởi vì điều này vừa khiến cho những người có năng lực thực sự không có cơ hội phát triển mình lại vừa khiến cho công ty không thể phát triển vì những người năng lực kém sẽ không thể nào đưa ra quyết định sáng suốt cho công việc.

Những thông tin bài viết đưa ra hy vọng đã giúp cho các nhà lãnh đạo có thêm cái nhìn sâu sắc đối với vấn đề quản lý nhân viên. Hãy biết trọng dụng và giữ chân những người tài giỏi bởi vì họ chính là một tài sản khổng lồ để công ty ngày càng phát triển vững mạnh hơn.