CV dày đặc chữ

Dù biết rằng hệ thống tìm kiếm sẽ sàng lọc CV thông qua nội dung chữ viết nhưng bạn cũng không nên đưa vào đó quá nhiều thông tin tạo sự rối rắm, khó đọc. Thay vào đó, hãy cô đọng thông tin và đưa vào CV ứng tuyển các từ khóa quan trọng mà nhà tuyển dụng nhấn mạnh trong mô tả công việc. Thêm vào đó, bạn cũng có thể sử dụng các đường dẫn trang web về các sản phẩm hoặc bài viết để nhà tuyển dụng giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn chính xác hơn về bạn. Bằng cách này, không cần viết quá nhiều chữ nhưng bạn vẫn có thể tạo được ấn tượng sâu đậm với nhà tuyển dụng, dù là đang tìm việc tiếng Nhật, Anh hay bất kỳ ngôn ngữ nào khác.

Sự xuất hiện các thành tích mới

Theo thời gian, bạn dần phát triển bản thân khi đạt thêm nhiều chứng chỉ tại các khóa học nâng cao chuyên môn, hoặc nhận bằng khen cá nhân từ các tổ chức hay hoạt động cộng đồng. Tất nhiên, nhà tuyển dụng sẽ không thể biết về các sự “nâng cấp” này nếu bạn không thêm chúng vào CV ứng tuyển. Thực tế, các thành tích không chỉ tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, mà còn giúp bạn thể hiện khả năng đóng góp thực lực vào doanh nghiệp trong tương lai. Ví dụ như một giải thưởng về lập trình của một tổ chức sẽ khiến doanh nghiệp công nghệ “hứng thú” với bạn hơn.

Chuyển sang một ngành nghề mới

Không phải ai cũng làm một công việc hoặc một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định trong suốt cuộc đời. Do vậy, nếu thời điểm nào đó bạn muốn tìm kiếm một trải nghiệm hoàn toàn mới trong lĩnh vực xa lạ, thì sự điều chỉnh CV ứng tuyển là điều bắt buộc. Bởi dù bạn có thể giữ các kinh nghiệm hay chuyên môn cốt lõi, nhưng phải thay đổi các phần quan trọng như mục tiêu nghề nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng cần nhấn mạnh vào các kỹ năng thích hợp cho lĩnh vực mới, bỏ đi các phần hoạt động không liên quan.

Không có cuộc gọi phỏng vấn

Nếu bạn đã chờ “dài cổ” nhưng không nhận được bất kì cuộc gọi phỏng vấn nào dù đã nộp đơn vào nhiều vị trí phù hợp khác nhau, thì rất có thể vấn đề nằm ở CV ứng tuyển. Bạn hãy tự dò xét lại xem có mắc các lỗi như chính tả, nội dung lê thê, bố cục rối rắm, sót thông tin liên hệ, hoặc thiếu các thành tựu kỹ năng thế mạnh hay không. Thực tế, CV là điều đầu tiên mà nhà tuyển dụng nhìn thấy, do vậy cập nhật mới CV ứng tuyển chính là cách cải thiện tình hình hữu ích.

Trở lại sau thời gian dài “ngủ đông”

Đôi lúc chúng ta sẽ có những khoảng lặng trong công việc vì lý do nào đó như du lịch, kết hôn, trục trặc cuộc sống… Điều đó khiến bạn “ngủ đông” và phải mất một khoảng thời gian dài để có thể quay lại với công việc mới. Dĩ nhiên, bạn cần viết lại CV ứng tuyển để giải thích “khoảng trống” trong lịch sử làm việc, cũng như nói thêm về những điều bản thân đã học được trong suốt khoảng thời gian đó. Ví dụ, nếu bạn tham gia một số hoạt động tình nguyện thì hãy nói về các kỹ năng thiết yếu, trải nghiệm sống đã tích lũy và giải thích về sự hữu ích của chúng với công việc tương lai.

Tự nhàm chán với CV ứng tuyển của chính mình

Có khi nào bạn đọc lại CV ứng tuyển của chính mình và cảm thấy rằng tự nhàm chán với nó? Nếu điều đó xảy ra thì đó cũng là lúc bạn nên sửa đổi CV ứng tuyển, bao gồm các hành động như đổi bố cục khác lạ hơn, sử dụng các từ ngữ mạnh mẽ hơn, thêm thắt những điều mà bạn nghĩ rằng sẽ tạo ấn tượng khác biệt để giúp mở ra cơ hội gặp mặt trực tiếp với nhà tuyển dụng. Ví dụ, nếu bạn viết rằng sở thích là tò mò tháo lắp đồ vật điện tử, thì điều này sẽ là điều tạo sự hấp dẫn với nhà tuyển dụng cho vị trí thiết kế phần cứng. Thế nhưng đừng quá “tô vẽ” nhiều thứ lên CV ứng tuyển mà nên giữ cho tổng thể được rõ ràng, dễ đọc dễ hiểu.