Ảnh hưởng điều chỉnh của cảm nhận tiết kiệm đến ý định sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trên điện thoại của thế hệ Z
Nghiên cứu này áp dụng mô hình Chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) của Venkatesk (2012), nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn trên di động (OFD) của người tiêu dùng thế hệ Z. Dựa trên dữ liệu của 249 người tiêu dùng thế hệ Z tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh và kỹ thuật phân tích PLS-SEM, kết quả nghiên cứu cho thấy, Kỳ vọng hiệu suất, Ảnh hưởng xã hội và Các điều kiện thuận lợi có ảnh hưởng tích cực đến Ý định sử dụng ứng dụng OFD. Kỳ vọng nỗ lực có ảnh hưởng trực tiếp đến Kỳ vọng hiệu suất và ảnh hưởng gián tiếp đến Ý định sử dụng ứng dụng OFD thông qua Kỳ vọng hiệu suất. Bên cạnh đó, Cảm nhận tiết kiệm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa Các điều kiện thuận lợi tới Ý định sử dụng ứng dụng OFD và tác động tới mối quan hệ giữa Ảnh hưởng xã hội tới Ý định sử dụng ứng dụng OFD.
ĐỖ THỊ HẢI NINH, NGUYỄN KIM THẢO
Khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing, Trường Kinh doanh, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
(Bài được đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 36, tháng 12/2023)
Quý độc giả muốn đọc chi tiết xin vui lòng bấm vào đây
Bình luận