Theo ông Hưng, một trong những nguyên tắc cốt lõi của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín là phải là đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền. Điều này đã được Ngân hàng Nhà nước khẳng định trong quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng trước đây và cũng là nguyên tắc xuyên suốt trong những năm tới.

Cụ thể, những đối tượng trong diện tái cơ cấu lại trong thời gian tới bao gồm tất cả các tổ chức tín dụng, trong đó có cả các ngân hàng thương mại mua bắt buộc (ngân hàng 0 đồng). Một trong những nguyên tắc cốt lõi của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng là đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền.

Sẽ bảo đảm quyền lợi người gửi tiền khi tái cơ cấu ngân hàng

Theo đó, các hình thức và biện pháp cơ cấu lại tổ chức tín dụng được áp dụng phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng tổ chức tín dụng và phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống theo đúng chủ trương của Đảng về cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là các tổ chức tín dụng được nêu tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Thực tế, Ngân hàng Nhà nước đã xác định mục tiêu cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu trong năm 2017. Đó là: Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, giữ vững và tiếp tục nâng cao mức độ an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và trật tự, kỷ cương đi đôi với việc tích cực đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng; đẩy mạnh cơ cấu lại toàn diện về tài chính, hoạt động, quản trị của tổ chức tín dụng, đặc biệt là các tổ chức tín dụng yếu kém theo các hình thức, biện pháp và lộ trình phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng tổ chức tín dụng, phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.

Cũng dựa trên cơ sở các kết quả đã đạt được của quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu trong giai đoạn vừa qua, đồng thời, việc phân tích, xác định các tồn tại, yếu kém của hệ thống các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã xác định cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2017. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng gắn với tăng cường xử lý nợ xấu theo nguyên tắc thị trường; hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng cũng cần được lưu ý. Việc xử lý nợ xấu phải gắn với việc triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng; phát huy vai trò của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) trong việc xử lý nợ xấu để bảo đảm duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn, bền vững (dưới 3% tổng dư nợ).

Do đó, các các nhóm giải pháp cũng sẽ được chia thành các nhóm giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng theo từng loại hình, bao gồm: Nhóm Ngân hàng thương mại Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính và cho thuê tài chính; nhóm tổ chức tín dụng nước ngoài; Ngân hàng Hợp tác xã, Quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô”, ông Nguyễn Văn Hưng nói. Trong mỗi nhóm đều có các giải pháp cơ cấu lại đối với các tổ chức tín dụng lành mạnh và tổ chức tín dụng yếu kém./.