An toàn thực phẩm toàn cầu là một vấn đề hết sức quan trọng không chỉ đối với hàng trăm triệu con người đang đói kém, mà còn đối với sự phát triển kinh tế bền vững tại các quốc gia đang phát triển và triển vọng kinh tế dài hạn của Mỹ. Trong khi hỗ trợ các nước khác về an toàn thực phẩm và gia tăng lợi nhuận, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cũng góp phần mở rộng thị trường đầu tư cho các nhà sản xuất Mỹ. Ví dụ, giữa các năm tài chính 2010 và 2014, các báo cáo nông nghiệp của Mỹ đối với các nước đang phát triển tăng trưởng 44,3% so với 33,4% với các nước phát triển. Trong khi đó, các báo cáo đối với các nước Đông Nam Á tăng trưởng đến 56,5%.

Năm 2009, các nước G8 cam kết hành động trước nhu cầu thúc ép về an toàn thực phẩm toàn cầu đồng thời chịu trách nhiệm và phối hợp hành động với kế hoạch phát triển của đất nước. Trong những năm sau đó, Mỹ đã đầu tư hơn 3,75 triệu đô la để kêu gọi thực hiện an toàn thực phẩm toàn cầu. USDA là tổ chức chủ chốt trong nỗ lực toàn diện của chính phủ Mỹ nhằm hỗ trợ vấn đề an toàn thực phẩm toàn cầu, hỗ trợ thông tin thị trường, đưa ra các thống kê và phân tích cụ thể. Đối với các nước trên thế giới, USDA hỗ trợ đào tạo nông dân và các chuyên gia bản địa về các loại thực vật và các hệ thống quản lý sức khỏe động vật, phân tích rủi ro và tránh tổn thất sau vụ mùa; các đánh giá về sự thay đổi thời tiết, và hỗ trợ gia tăng năng suất nông nghiệp.

Về mặt chiến lược, các đơn vị thành viên trực thuộc USDA giữ vai trò giám sát các vấn đề nông nghiệp trên thế giới với hơn 160 nước và cùng với USDA xây dựng năng lực tự sản xuất tại các nước.

- Hơn 6 năm qua, các chương trình viện trợ thực phẩm quốc tế của USDA đã giúp đỡ khoảng 48,3 triệu người trên thế giới, tương đương giá trị gần 2,2 tỷ đô la.

- Hơn 6 năm qua, Chương trình Lương thực Thế giới dành cho Giáo dục và Dinh dưỡng Trẻ em McGovern- Dole của USDA góp phần hỗ trợ giáo dục, phát triển trẻ em và an toàn thực phẩm cho khoảng 26 triệu trẻ em nghèo nhất thế giới tại các quốc gia ở Châu Phi, Châu Á và Mỹ La-tinh.

- Chương trình McGovern Dole góp phần đào tạo cho hơn 132.000 người về vấn đề sức khỏe và dinh dưỡng trẻ em. Các dự án trong chương trình đã và đang đào tạo các chuyên gia y tế, nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu, nhân viên y tế cộng đồng, các tình nguyện viên, và những người không thuộc lĩnh vực chuyên môn y tế như thầy cô giáo và các bậc cha mẹ.

- Điển hình tại một trong những nước nghèo nhất thế giới Mali thuộc miền Tây châu Phi, tổ chức các dịch vụ cứu trợ Thiên Chúa Giáo, một đối tác của USDA, đã hướng dẫn cho hơn 2.000 người về các vấn đề sức khỏe và thực hành dinh dưỡng cơ bản như phát triển trẻ em, suy dinh dưỡng, cách để chế biến những món ăn đầy đủ dinh dưỡng với các thực phẩm bản địa có sẵn như các loại đậu, hạt…

- Để hỗ trợ thực hiện Chương trình McGovern Dole, USDA đã đưa ra mô hình hợp tác công-tư lâu dài với các doanh nghiệp và nhà sản xuất. Trong năm qua, 258 đối tác theo mô hình này đã ra đời.

Chương trình Thực phẩm thúc đẩy phát triển (Food for Progress) giúp các nước đang phát triển và các nước dân chủ mới nổi hiện đại hóa và tăng cường một số lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trong nước. Hai mục tiêu chính của chương trình này là gia tăng năng xuất sản xuất nông nghiệp và mở rộng giao thương các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước. Trong năm 2014, khoảng 223.337 người trong các quốc gia được hưởng lợi từ chương trình này đã được USDA đào tạo giúp tăng năng suất nông nghiệp và tri thức về an toàn thực phẩm.

- Chương trình Food for Progress vẫn đang tiếp tục đào tạo nông dân trong việc cải thiện năng suất cây trồng và sức khỏe cho động vật cũng như các chương trình cải tiến kỹ thuật và công nghệ.

- Điển hình tại Honduras, một trong những đất nước nghèo nhất châu Mỹ, chương trình Food for Progress chủ yếu tập trung vào cà phê và cây đậu. Chương trình đã đào tạo được 13.406 đàn ông và 3.357 đàn bà về các kỹ thuật và công nghệ nông nghiệp tiên tiến.

- Kết quả đào tạo của chương trình về các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến cho thấy hơn 80.000 nhà sản xuất trong năm qua đã áp dụng theo một hay nhiều thực hành kỹ thuật tiên tiến được đào tạo hay các thực hành quản lý.

- Các chương trình của USDA thường giúp cho việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính để gia tăng năng suất, thị trường và giao thương nông nghiệp. Trong năm 2014, USDA đã hỗ trợ vay 12.6 triệu đô là trong nông nghiệp tại Bangladesh, Guatemala, Haiti, Honduras, Mali and Tanzania.

- Cũng trong năm 2014, chương trình này đã giúp cho khoảng 10.000 người có việc làm. Ví dụ tại Honduras, chương trình đã tạo ra 1.670 việc làm toàn thời gian cho nông dân và 215 việc làm theo mùa vụ trong ngành cà phê và hạt đậu cho người dân.

Hai chương trình trao đổi khoa học và giao thương quan trọng trong dự án an toàn thực phẩm của USDA là:

- Chương trình học bổng công nghệ và khoa học nông nghiệp quốc tế (BFP) thúc đẩy an toàn thực phẩm và củng cố nền nông nghiệp them vững vàng, qua đó phát triển kinh tế đất nước qua việc cung cấp các khóa huấn luyện khoa học và cơ hội nghiên cứu hợp tác và đào tạo quốc tế cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu hay các nhà hoạch định chính sách tại các nước đang phát triển và các nước có mức thu nhập trung bình. Đến nay, BFP đã cung cấp gần 500 học bổng cho các chuyên gia nông nghiệp từ 64 nước đang phát triển trên khắp thế giới.

- Chương trình học bổng Cochran giúp tăng cường và đẩy mạnh các mối quan hệ giao thương nông nghiệp giữa các nước có thu nhập trung bình và các thị trường mới nổi với Mỹ. Trong hơn 6 năm qua, chương trình này đã đào tạo 3.148 chuyên gia nông nghiệp khắp nơi trên thế giới trong các lĩnh vực liên quan đến thương mại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp tổng hợp, quản trị, chính sách và thị trường.

Đổi mới thông qua nghiên cứu và các công nghệ

Từ năm 2009, USDA đã không ngừng phân tích và báo cáo để tăng cường các dữ liệu và thống kê cốt lõi về các hệ thống nông nghiệp toàn cầu. Năm 2011, USDA đã mở rộng dự án Đánh giá An toàn Thực phẩm (FSA) đến 77 quốc gia; thực hiện các đánh giá toàn diện về số liệu nông nghiệp và thông tin thị trường trong 10 nước tham gia chương trình Feed the Future, và tiến hành các đánh giá chuyên sâu các hệ thống thống kê của Ghana, Haiti, Malawi, Senegal, Tanzania, Uganda và Bangladesh, Benin, Malawi và Senegal và nhiều công trình nghiên cứu phân tích khác.