TS. Hoàng Thị Hảo

Email: haoht@vnuf.edu.vn

Trường Đại học Lâm nghiệp

Huỳnh Ngọc Giao

Email: Songiao.dc@gmail.com

UBND huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai

Tóm tắt

Bài viết phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước (QLNN) về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (GCN) trên địa bàn huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai thông qua các tiêu chí: Hệ thống các văn bản chính sách về quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất; Ý thức chấp hành pháp luật của người đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ quản lý; Trình độ và năng lực của cán bộ công chức phụ trách cấp giấy chứng nhận. Trên cơ sở đó bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về GCN trên địa bàn huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai trong thời gian tới.

Từ khóa: quản lý nhà nước, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Summary

The article analyzes the factors affecting the state management of the issuance of land use rights certificates and assets attached to land in Chu Puh District, Gia Lai Province, through the following criteria: System of policy documents on the management of land use rights certificates; Land use planning; Awareness of law compliance of those registering for land use rights certificates; System of facilities serving management; Qualifications and capacity of civil servants in charge of issuing certificates. On that basis, the article proposes several solutions to improve the state management of land use rights certificates and assets attached to land in Chu Puh District, Gia Lai Province, in the coming time.

Keywords: state management, issuance of land use right certificates

GIỚI THIỆU

Chư Pưh là một huyện miền núi của tỉnh Gia Lai, trong những năm qua công tác đăng ký, cấp GCN trên địa bàn Huyện luôn có một vị trí, vai trò đặc biệt trong quá trình QLNN về đất đai. Việc này đã xác lập mối quan hệ pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất giữa nhà nước và người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất... Tuy nhiên, gần đây Chư Pưh đang trong quá trình đô thị hóa, nên công tác QLNN về đất đai còn rất nhiều bất cập như tình trạng vi phạm pháp luật đất đai, làm nhà xuống ruộng, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, tình trạng lấn chiếm đất đai, tình trạng khiếu nại, tranh chấp đất đai, tố cáo, tình trạng sử dụng đất lãng phí vẫn còn xảy ra ở một số địa phương còn kéo dài, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn tồn tại những khiếm khuyết, sơ hở, tính đồng bộ chưa cao. Vì vậy nghiên cứu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai là việc làm hết sức cần thiết.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác QLNN về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai. Nghiên cứu sử dụng bộ số liệu điều tra các đối tượng liên quan đến công tác QLNN về cấp GCN QSD đất trên địa bàn huyện Chư Pưh từ tháng 9-11/2024 như Bảng 1.

Bảng 1: Số lượng mẫu điều tra khảo sát

TT

Đối tượng điều tra

Số phiếu

I

Đối tượng QLNN về cấp GCNQSD đất

50

1

Lãnh đạo huyện (Chủ tịch, Phó Chủ tịch)

2

2

Công chức địa chính các xã/thị trấn

18

3

Cán bộ thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường huyện

5

4

Cán bộ thuộc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện

10

5

Cán bộ thuộc chi cục thuế

5

II

Đối tượng đã và đang cấp GCNQSD đất

80

1

Tổ chức

25

2

Cá nhân/Hộ gia đình

55

Tổng cộng

130

Nguồn: Nhóm tác giả tự xây dựng

Nghiên cứu xây dựng phiếu điều tra trên cơ sở sử dụng bảng hỏi bằng cách cho điểm từ 1 đến 5 trong đó 5 là mức độ tác động mạnh nhất đến công tác QLNN về cấp GCNSDĐ trên địa bàn huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 2: Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác QLNN về cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai

TT

Các yếu tố ảnh hưởng

Số mẫu

Mức độ đánh giá

Điểm TB

1

2

3

4

5

130

Rất không đồng ý

Không đồng ý

Bình thường

Đồng ý

Rất đồng ý

I

Chính sách pháp luật

3,42

1

Quy định của pháp luật về cấp GCNQSDĐ rõ ràng trong các văn bản pháp lệnh về đất đai

SL

17

15

24

41

33

3,45

%

13,1

11,5

18,5

31,5

25,4

2

Thẩm quyền GCNQSDĐ được quy định rõ ràng, chi tiết

SL

16

11

29

44

30

3,47

%

12,3

8,5

22,3

33,8

23,1

3

Nguyên tắc, trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ quy định rõ ràng

SL

13

18

28

42

29

3,43

%

10,0

13,8

21,5

32,3

22,3

4

Xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai được quy định rõ ràng

SL

12

22

34

31

31

3,36

%

9,2

16,9

26,2

23,8

23,8

5

Tuyên truyền cho người dân về trách nhiệm và quyền lợi trong cấp GCNQSD đất

SL

10

23

36

30

31

3,38

%

7,7

17,7

27,7

23,1

23,8

II

Sự hiện đại của cơ sở vật chất kỹ thuật

3,39

1

Phòng tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ rộng rãi thoáng mát trang thiết bị hiện đại

SL

8

20

28

41

33

3,55

%

6,2

15,4

21,5

31,5

25,4

2

Phòng tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ có đủ chỗ ngồi cho người dân khi chờ đợi giải quyết thủ tục hành chính

SL

20

15

24

41

30

3,35

%

15,4

11,5

18,5

31,5

23,1

3

Cách bố trí sắp xếp nơi tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ hợp lý

SL

15

22

26

40

27

3,32

%

11,5

16,9

20,0

30,8

20,8

4

Có bảng hướng dẫn địa điểm của các bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ rõ ràng

SL

21

15

24

41

29

3,32

%

16,2

11,5

18,5

31,5

22,3

III

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

3,07

1

Công tác lập, thẩm định, phê duyệt đảm bảo tính công khai minh bạch

SL

20

25

30

37

18

3,06

%

15,4

19,2

23,1

28,5

13,8

2

Kế hoạch sử dụng đất chưa phù hợp về thời gian, nội dung, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội

SL

18

23

32

35

22

3,15

%

13,8

17,7

24,6

26,9

16,9

3

Chất lượng của nhiều quy hoạch còn thấp, thiếu đồng bộ trong sử dụng đất

SL

19

27

35

28

21

3,04

%

14,6

20,8

26,9

21,5

16,2

4

Tình trạng quy hoạch “treo” còn phổ biến

SL

21

25

35

28

21

3,02

%

16,2

19,2

26,9

21,5

16,2

V

Ý thức chấp hành pháp luật của người đăng ký, cấp GCNQSD đất

3,31

1

Nhận thức được lợi ích to lớn, thiết thực của việc cấp GCNQSDĐ mang lại

SL

20

21

30

35

24

3,17

%

15,4

16,2

23,1

26,9

18,5

2

Nhận thức rõ về bình đẳng giới trong sử dụng đất và cấp GCNQSDĐ

SL

9

21

35

38

27

3,41

%

6,9

16,2

26,9

29,2

20,8

3

Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng đất, kê khai đăng ký QSD đất

SL

13

23

30

34

30

3,35

%

10,0

17,7

23,1

26,2

23,1

3

Thực hiện các nghĩa vụ tài chính về kê khai đăng ký quyền sử dụng đất

SL

22

25

29

37

17

3,02

%

16,9

19,2

22,3

28,5

13,1

V

Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ địa chính

3,26

1

Cán bộ công chức có kỹ năng giao tiếp tốt

SL

10

31

21

35

33

3,38

%

7,7

23,8

16,2

26,9

25,4

2

Cán bộ có kiến thức chuyên môn và kỹ năng giải quyết công việc liên quan

SL

13

23

34

37

23

3,26

%

10,0

17,7

26,2

28,5

17,7

3

Cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao trong giải quyết khiếu nại của người dân nhanh chóng, thỏa đáng

SL

18

23

30

31

28

3,22

%

13,8

17,7

23,1

23,8

21,5

3

Cán bộ tiếp nhận và thụ lý hồ sơ luôn hỗ trợ các thủ tục hành chính cho người dân dễ hiểu

SL

16

24

32

38

20

3,17

%

12,3

18,5

24,6

29,2

15,4

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của nhóm tác giả

Về Hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước. Bảng 2 cho thấy, chính sách pháp luật được các đối tượng đánh giá với mức điểm giao động từ 3,36-3,47/5 điểm, với mức điểm bình quân chung là 3,42/5 điểm, đây là mức điểm Khá. Đa số các đối tượng cho rằng, các quy định về thẩm quyền, thủ tục, nguyên tắc, trình tự, xử lý vi phạm cấp GCNQSDĐ rất rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu. Tuy nhiên, vẫn còn một số đối tượng cho rằng công tác tuyên truyền hướng dẫn người dân xác định những trường hợp đất đã được giao, đã và đang chuyển sang mục đích sử dụng khác…còn chưa rõ ràng thể hiện ở mức điểm đánh giá chỉ đạt 3,38/5 điểm là mức trung bình.

Về Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Bảng 2 cho thấy, về công tác quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất được các đối tượng đánh giá ở mức điểm trung bình chung là 3,07/5 điểm, đây là mức điểm trung bình. Trong đó, mức điểm cao nhất là 3,15/5 điểm, mức điểm thấp nhất là 3,02/5 điểm. Đa số các đối tượng cho rằng, chất lượng của nhiều quy hoạch còn thấp, thiếu đồng bộ trong sử dụng đất cũng như chưa đầy đủ căn cứ pháp lý dẫn đến việc các quy hoạch phải điều chỉnh. Mặc dù với chủ trương của huyện Chư Pưh là tập trung đầu tư hạ tầng thiết yếu, để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương nâng cao hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước gắn với cơ cấu lại đầu tư công, tập trung nguồn lực và lồng ghép các nguồn vốn khác của Chương trình 134, 135, các nguồn lực xã hội hóa… Tuy nhiên, vẫn còn một số dự án “treo” kéo dài nhiều năm chưa thực hiện đúng tiến độ đề ra.

Về Ý thức chấp hành pháp luật của người đăng ký, cấp GCNQSDĐ. Bảng 2 cho thấy ý thức chấp hành pháp luật của người dân được các đối tượng đánh giá ở mức điểm bình quân chung 3,31/5 điểm. Đa số các đối tượng đều cho rằng, người dân đều tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về kê khai, đăng ký đất đai. Tuy nhiên, vẫn còn một số đối tượng vẫn chưa thực sự hài lòng khi công dân không biết về mức phí, lệ phí trước khi thực hiện thủ tục. Nguyên nhân là do người dân không quan tâm về mức phí, lệ phí trước khi sử dụng dịch vụ công; Mức thu phí, lệ phí như hiện nay được đánh giá là hợp lý, phù hợp với thu nhập và khả năng chi trả của công dân. Tuy các mức phí, lệ phí được niêm yết công khai nhưng khi liên hệ làm thủ tục, thì vẫn còn một số trường hợp do thói quen, tâm lý muốn được giải quyết nhanh chóng, dễ dàng, nên đã chi thêm tiền “bồi dưỡng” cho người thực hiện công vụ, điều này đã gây cản trở cho các công dân khác và vô hình chung tạo điều kiện cho các cán bộ làm công tác này gây nhũng nhiễu, phiền hà.

Về Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ quản lý. Bảng 2 cho thấy, yếu tố về cơ sở vật chất được các đối tượng đánh giá với mức điểm bình quân chung đạt 3,39/5 điểm, đây là mức điểm trung bình. Đa số các đối tượng đều cho rằng, cơ sở vật chất được trang bị tương đối hiện đại, đã ứng dụng phần mềm một cửa điện tử để tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, giúp người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nắm được từng bước trong quy trình cấp GCNQSDĐ. Điều này cho thấy, các thông tin về GCNQSDĐ được quản lý chặt chẽ, thống nhất từ cấp huyện đến cấp tỉnh gom về đầu mối là văn phòng Đăng ký đất đai. Đây là môi trường làm việc hiện đại cho công tác QLNN về đất đai và là công cụ phục vụ nhu cầu khai thác thông tin đất đai trên địa bàn. Tuy nhiên, vẫn còn một số đối tượng cho rằng trang thiết bị vật chất còn hạn chế, như: chưa có máy photo, máy scan, kho lưu trữ cũng như phòng làm việc còn hẹp, đường truyền sử dụng cho phần mềm Vilis còn chậm trong khi đó hồ sơ lưu trữ ngày càng nhiều, nên việc tác nghiệp, thụ lý, giải quyết hồ sơ, lưu trữ, quản lý hồ sơ gặp nhiều khó khăn, thể hiện ở kết quả đánh giá chỉ đạt 3,32/5 điểm.

Về Trình độ và năng lực cán bộ công chức phụ trách về cấp GCNQSDĐ. Bảng 2 cho thấy, trình độ năng lực của các cán bộ, công chức được các đối tượng đánh giá chỉ ở mức điểm trung bình là 3,26/5 điểm, đây là mức điểm trung bình. Đa số các đối tượng cho rằng, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ công chức chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu nên trong quá trình giải quyết các thắc mắc của người dân vẫn còn cán bộ trả lời chưa chính xác, dẫn đến khó hiểu hoặc hiểu sai vấn đề mà người dân còn vướng mắc. Hiệu quả giải quyết công việc cho dân không cao, vẫn còn tình trạng gây khó khăn, nhũng nhiễu người dân khi đến làm thủ tục cấp GCN. Sở dĩ có hiện tượng trên đó là do chủ trương luân chuyển công chức địa chính cấp xã chưa phát huy được hiệu quả tích cực như mong muốn, ngược lại đang gây ra nhiều khó khăn ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai tại cấp cơ sở.

GIẢI PHÁP

Một là, hoàn thiện công tác xây dựng và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Rà soát phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất đai của kỳ trước theo Luật Đất đai đã quy định để xác định phần chỉ tiêu chưa thực hiện đối với diện tích đất được phân bổ cho các nhu cầu sử dụng và phần đất phải chuyển mục đích sử dụng giữa các loại đất theo kế hoạch sử dụng đất

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng, để các tổ chức, hộ gia đình cá nhân trên địa bàn của Huyện thấy được tầm quan trọng của Kế hoạch sử dụng đất và chủ động đăng ký công trình, dự án.

- Phải đảm bảo nguyên tắc kkế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Các công trình, dự án khi đưa vào Kế hoạch sử dụng đất, UBND Huyện phải kiểm tra, rà soát cụ thể đến từng vị trí khu đất trên bản đồ địa chính.

Hai là, hoàn thiện công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND Huyện tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh công tác đăng ký đất đai, cấp, đổi GCNQSDĐ cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, trọng tâm là đất ở tại đô thị, đất ở tại nông thôn, đất nông, lâm nghiệp trong các lâm ngư trường đã bàn giao về địa phương để giao lại cho dân theo hướng cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người sử dụng đất.

- Rà soát trình tự, thủ tục thực hiện cấp GCN tại các dự án phát triển nhà ở, để đảm bảo chủ đầu tư dự án phải hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất và hoàn thành trách nhiệm đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trước khi thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tại các khu vực thuộc dự án theo đúng quy định của pháp luật về phát triển đô thị, đất đai và nhà ở.

- Kịp thời cập nhật biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính đối với những khu vực chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất (đặc biệt là khu vực đã chuyển dịch từ lúa sang nuôi tôm); thực hiện nghiêm quy trình đăng ký, cập nhật biến động về sử dụng đất, chỉnh lý hồ sơ địa chính tại văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Chư Pưh và UBND cấp xã.

- Rà soát, thống kê đầy đủ các trường hợp còn tồn đọng chưa đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ, các hồ sơ đã tiếp nhận nhưng chậm giải quyết; các GCNQSDĐ đã ký nhưng chưa trao cho người được cấp; làm rõ nguyên nhân và có kế hoạch, biện pháp cụ thể để hoàn thành giải quyết dứt điểm các trường hợp còn tồn đọng để thực hiện cấp GCNQSD đất đối với các thửa đất ven sông, kênh, rạch theo quy định hiện hành và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Bà là, tuyên truyền pháp luật về đất đai đến người dân

- Đẩy mạnh công tác thông tin thông tin tuyên truyền thông qua nhiều hình thức khác nhau như qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua hệ thống loa phát thanh các xã, thị trấn, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật đất đai cho nhân dân, tư vấn trực tiếp đối với người dân đến làm thủ tục cấp GCNQSDĐ tại đơn vị... qua đó, giúp người dân nắm rõ những quy định, thủ tục, cũng như hiểu rõ được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong công tác cấp GCNQSDĐ.

- Cần có sự phối hợp giữa các cấp các ngành liên quan để thực hiện tốt công tác này để quy định văn bản của Nhà nước đến gần với người dân. Công tác phải được tiến hành thường xuyên, liên tục với nội dung và hình thức phong phú, đa dạng cho người dân dễ hiểu.

Bốn là, nâng cao năng lực trình độ đội ngũ cán bộ địa chính, cán bộ văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

- Tăng cường thêm lực lượng cán bộ địa chính cho các xã giải quyết về vấn đề thiếu hụt về số lượng cũng như chất lượng. Tuyển dụng cán bộ phải đảm bảo kiểm tra chặt chẽ khả năng làm việc, chuyên ngành đào tạo, nâng cao khả năng tin học và áp dụng công nghệ mới trong công tác cấp GCNQSDĐ.

- Bồi dưỡng đào tạo cán bộ địa chính, trang bị kiến thức quản lý đất đai trên bình diện rộng đặc biệt chú trọng công tác địa chính ở cấp xã, thị trấn, nâng cao trình độ năng lực chuyên môn ở cấp này bởi vì họ là những người hiểu sâu sắc nguồn gốc sử dụng đất đai trong quá khứ cũng như trong hiện tại, các tâm tư nguyện vọng của người sử dụng đất, các trường hợp chiếm đất, tranh chấp đất đai, vi phạm phạm luật đất đai trong địa phương mình quản lý.

- Bố trí đủ số lượng cán bộ địa chính xã có đủ phẩm chất và năng lực, đảm bảo tính ổn định, chuyên nghiệp, chấm dứt tình trạng thường xuyên thay đổi cán bộ địa chính cấp xã, thị trấn.

- Tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực công tác của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành tài nguyên - môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, cán bộ địa chính các xã, thị trấn đảm bảo năng lực thực hiện nhiệm vụ. Quy định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu đối với những đơn vị không hoàn thành kế hoạch; xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ gây phiền hà, sách nhiễu đối với tổ chức, cá nhân khi thực hiện các thủ tục cấp GNCQSDĐ.

Năm là, nâng cao hệ thống thông tin phục vụ cho quá trình cấp GCNQSDĐ

- Trang bị đầy đủ các tiện ích phục vụ cho công tác cấp GCNQSDĐ, đặc biệt là các trang thiết bị, phương tiện cần thiết để đáp ứng nhu cầu công việc như: Máy tính, máy in A4, A3 (để in giấy chứng nhận), máy photo, máy đo đạc toàn đạc điện tử, máy scan (để quét, sao lưu giấy chứng nhận và các giấy tờ gốc về đất đai do công dân nộp). Trang bị thêm tủ đựng hồ sơ, nhật ký chứng thực, ấn chỉ... nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác hành chính.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cần sắp xếp khoa học hơn, vì những lúc cao điểm phòng rất đông người, lộn xộn và chật chội. Bố trí từng bộ phận hợp lý hơn, tạo môi trường thân thiện trong giao tiếp giữa công chức và người dân, trang bị thêm tủ để lưu trữ hồ sơ gọn gàng.

- Trang bị phần mềm in vẽ giấy chứng nhận, quản lý hồ sơ, thủ tục hành chính, đồng thời liên thông với cơ quan thuế, kho bạc. Phải nhanh chóng đẩy mạnh việc ứng dụng sâu rộng công nghệ thông tin, hệ thống hồ sơ địa chính, thực hiện đăng ký điện tử trong giao dịch đất đai, giải quyết thủ tục hành chính để đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong huyện (sau khi xây dựng xong hồ sơ địa chính điện tử).

- Nâng cao các yếu tố phục vụ cho quá trình cấp GCNQSDĐ, đó là công tác ĐKQSD đất, hệ thống hồ sơ địa chính, đo đạc bản đồ địa chính, trang thiết bị máy móc…

- Phải đo đạc mới, đo đạc chỉnh lý để lập bản đồ đảm bảo công tác cấp mới, cấp đổi lại giấy chứng nhận tiến hành nhanh hơn và chính xác hơn. Quan tâm nâng cao trình độ chuyên môn và đầu tư kinh phí cho các thiết bị hiện đại đi đôi với công tác tập huấn để chuyển giao công nghệ, kỹ thuật đo đạc tiên tiến như máy toàn đạc điện tử, máy GPS, xây dựng bản đồ từ ảnh hàng không để tiến hành đo đạc đất đai, đặc biệt là loại đất lâm nghiệp có địa hình phức tạp, hiểm trở.

Sáu là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật pháp và giải quyết khiếu nại tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai

- Tăng cường sự phối kết hợp với HĐND, các tổ chức chính trị, đoàn thể cùng cấp, các cơ quan báo chí và tổ chức, công dân trên địa bàn tạo thành hệ thống giám sát toàn diện phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai.

- Cần tập trung vào việc giải quyết các trường hợp vi phạm đất đai của hộ gia đình, cá nhân xảy ra trên địa bàn. Kiên quyết thu hồi và có kế hoạch quản lý, sử dụng đất tránh tái lấn chiếm hoặc thu hồi xong lại để hoang hóa.

- Chú trọng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động QLNN về cấp GCNQSDĐ thông qua đó để bảo vệ các quyền của cá nhân, tổ chức và của nhà nước, thông qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời phát hiện và xử lý đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm để làm trong sạch bộ máy quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về cấp GCNQSDĐ.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể, xây dựng nội dung thanh tra rõ ràng, đẩy mạnh sự phối kết hợp giữa các cấp chính quyền một cách chặt chẽ đồng bộ. Thực hiện các giải pháp này, sẽ làm cho hoạt động quản lý và sử dụng đất đai theo đúng quy định của pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đất đai hiện nay./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2024), Thông tư số 08/2024/TT-BTNMT, ngày 31/7/2024 quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập hiện trạng bản đồ sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2024), Thông tư số 09/2024/TT-BTNMT, ngày 31/7/2024 quy định về nội dung cấu trúc, kiểu thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai và yêu cầu kỷ thuật đối với phần mềm ứng dụng của hệ thống thông tin quốc gia về đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2024), Thông tư số 10/2024/TT-BTNMT, ngày 31/7/2024 quy định về hồ sơ địa chính, giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

4. Chính phủ (2024), Nghị định số 101/2024/NĐ-CP, ngày 29/7/2024 quy định điều tra cơ bản Đất đai, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, và hệ thống thông tin đất đai.

5. Chính phủ (2024), Nghị định số 102/2024/NĐ-CP, ngày 30/7/2024 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

6. Chính phủ (2024), Nghị định 71/2024/NĐ-CP, ngày 27/6/2024 quy định về Giá đất.

7. Chính phủ (2024), Nghị định số 123/2024/NĐ-CP, ngày 04/10/2024 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai.

8. Chính phủ (2024), Nghị định số 103/2024/NĐ-CP, ngày 01/8/2024 quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

9. UBND tỉnh Gia Lai (2024), Quyết định số 70/2024/QĐ-UBND, ngày 27/12/2024 quy định một số chỉ tiêu cụ thể để thực hiện xác định giá đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

10. UBND tỉnh Gia Lai (2024), Quyết định số 59/2024/QĐ-UBND, ngày 08/11/2024 quy định diện tích đất để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

11. UBND tỉnh Gia Lai (2024), Quyết định số 56/2024/QĐ-UBND, ngày 31/10/2024 Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

12. UBND tỉnh Gia Lai (2023), Quyết định số 33/2023/QĐ-UBND, ngày 19/09/2023 quy định cụ thể việc thu hồi đất đối với trường hợp bên thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Ngày nhận bài: 11/02/2025; Ngày phản biện: 20/02/2025; Ngày duyệt đăng: 03/3/2025