Sự áp đảo của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Đã hai lần trong vòng 30 năm qua, thị trường tài chính nhà đất đã làm suy giảm nền kinh tế đất nước Mỹ. Khi lãi suất tăng và thị trường nhà đất chững lại, các nhà quản lý Nhà nước lại cân nhắc những rủi ro đến từ thị trường thế chấp, trong thời điểm này đang có sự dịch chuyển hướng đến các tổ chức tín dụng khởi phát phi ngân hàng.

Gần một nửa các tổ chức khởi phát thị trường thế chấp Mỹ không phải là ngân hàng

Những tổ chức này tồn tại và hoạt động bên ngoài khung pháp lý ngân hàng, tạo ra các khoản thế chấp và thường bán lại cho các tổ chức khác. Số lượng các tổ chức tín dụng phi ngân hàng trên đất Mỹ nay đã chiếm 44% trên tổng số cho vay của nhóm 25 người khởi phát hàng đầu, tăng từ mức 9% năm 2009, theo ấn phẩm thương mại Inside Mortgage Finance cho biết.

The Economist phân tích thêm, 5 trong số 10 tổ chức tín dụng lớn nhất là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, và Quicken Loans đã trở thành công ty cho vay thế chấp bán lẻ lớn nhất vào đầu năm 2018. Thị phần của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong các khoản thế chấp dịch vụ hoặc các khoản thu hàng tháng đã tăng từ 5% trong năm 2009 lên đến 41% trong năm 2018.

Một số sự thay đổi trên đồng thời phản ánh sự cập nhập và phát triển của mảng Marketing và dịch vụ chăm sóc khách hàng của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Ví dụ như, thay vì để các nhân viên làm việc với các cơ sở vật chất lỗi thời, thì Quicken Loans đã cung cấp một ứng dụng điện thoại thông minh cùng với các đường dây liên lạc nhằm kết nối và giải đáp các yêu cầu, thắc mắc của khách hàng một cách kịp thời và có hiệu quả.

The Economist cũng cho biết, các tổ chức tín dụng ngân hàng cũng đã dần rút lui khỏi thị trường. Hầu hết các khoản vay nhà đất hiện nay đều xuất phát từ các tổ chức tư nhân và sau đó được bán lại cho các tổ chức được Chính phủ tài trợ.

The Economist giải thích thêm cho sự áp đảo của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng rằng, về lý thuyết, các rủi ro trong thị trường nên được chuyển ra khỏi những tổ chức khởi phát. Nhưng khi thị trường cho vay thế chấp bị suy yếu trong các cuộc khủng hoảng tài chính, các ngân hàng một là buộc phải nhận lại các khoản thế chấp của họ hoặc phải trả các khoản phạt. Khi ngân hàng tiến hành tịch thu nhà cửa, họ đã bị Chính phủ tiểu bang “làm khó”. Vì không muốn gánh chịu những rủi ro gây thiệt hại cho bản thân, một số ngân hàng đã nhượng lại các khoản thế chấp cho các tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Nhưng, các tổ chức ngân hàng vẫn nắm đằng chui

The Economist khẳng định, việc các tổ chức tín dụng phi ngân hàng đang “chiếm thế thượng phong” không có nghĩa là các tổ chức ngân hàng đã hoàn toàn rút lui khỏi thị trường.Thời gian giữa việc phát hành các khoản thế chấp và bán lại thường được quyết định bởi các khoản vay ngân hàng.

Theo một tờ báo từ viện Brookings cho biết, khi các ngân hàng thông báo ngừng cho vay trong cuộc khủng hoảng tài chính, số lượng các công ty thế chấp đã giảm một nửa. Việc kinh doanh các khoản thế chấp dịch vụ có thể trở nên thâm dụng vốn nếu đó là các khoản thế chấp xấu. Các công ty thế chấp dịch vụ có thể phải chịu trách nhiệm chi trả cho các khoản chi phí trong nhiều năm cho đến khi thế chấp được hoàn trả.

Kết quả là, mặc dù các ngân hàng đang tiếp xúc trực tiếp ít hơn trong thị trường thế chấp, nhưng họ vẫn đóng vai trò gián tiếp quyết định đến thị trường thế chấp./.

Dịch từ nguồn:

https://www.economist.com/finance-and-economics/2018/12/01/non-bank-firms-are-now-big-players-in-americas-mortgage-market