Vietinbank đồng hành thiết kế Khung Tài chính Bền vững cho các hoạt động nghiên cứu Chiến lược Dữ liệu Quốc gia

Khung Tài chính Bền vững của VietinBank được đánh giá là “đáng tin cậy và có tác động lớn”

VietinBank đã xây dựng Khung Tài chính Bền vững (Sustainable Finance Framework - SFF) để đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho việc tài trợ và quản lý các khoản tài trợ phát triển bền vững của Ngân hàng. Khung Tài chính Bền vững của VietinBank được bên thứ hai độc lập - Morningstar Sustainalytics đánh giá là “đáng tin cậy và có tác động lớn” đối với sự phát triển bền vững.

Vietinbank đồng hành thiết kế Khung Tài chính Bền vững cho các hoạt động nghiên cứu Chiến lược Dữ liệu Quốc gia

Chống và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường là xu thế hành động chung của toàn cầu, nhằm hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững. Tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc 2021 (COP26), Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050.

Hưởng ứng các chính sách về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững được Chính phủ đưa ra, VietinBank với vai trò là ngân hàng hàng đầu, cung ứng dòng vốn “mạch máu” cho nền kinh tế, đã công bố Khung Tài chính Bền vững của Ngân hàng, góp phần thực hiện cam kết đồng hành cùng Chính phủ và khách hàng đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0”.

Theo đó, Khung Tài chính Bền vững đưa ra các định hướng của VietinBank trong việc tài trợ và quản lý các khoản tài trợ cho mục đích phát triển bền vững theo 4 trụ trụ cột chính, từ mục đích sử dụng vốn, quy trình đánh giá và lựa chọn hạng mục tài trợ, cho đến quản lý sử dụng vốn và báo cáo. Khung Tài chính Bền vững của VietinBank được xây dựng theo cách tiếp cận toàn diện, áp dụng cho cả công cụ tài chính cho vay và trái phiếu, phục vụ cả các dự án/phương án Xanh và Xã hội. Trong đó, các nhóm mục đích sử dụng vốn Xanh bao gồm: Năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng hiệu quả, kinh tế tuần hoàn, giao thông vận tải xanh, công trình xanh, nông - lâm - ngư nghiệp bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học; các nhóm mục đích sử dụng vốn xã hội bao gồm: Tiếp cận cơ sở hạ tầng cơ bản, nhà ở xã hội và tiếp cận các dịch vụ cơ bản (y tế và giáo dục).

Trước khi ban hành Khung Tài chính Bền vững, VietinBank đã coi phát triển bền vững là một hoạt động trọng tâm của Ngân hàng. VietinBank đã chủ động xây dựng các chính sách, sản phẩm để tạo cơ chế linh hoạt trong việc tài trợ phát triển bền vững trong các lĩnh vực như: Năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, quản lý nước bền vững, nông nghiệp xanh, lâm nghiệp bền vững, xử lý chất thải và chống ô nhiễm.

Năm 2024, VietinBank ra mắt gói tín dụng xanh trị giá 5.000 tỷ đồng với nhiều ưu đãi lãi suất và phí dành cho các phương án/dự án đáp ứng các tiêu chí bền vững.

Khung Tài chính Bền vững sẽ là cơ sở để VietinBank chuẩn hóa hoạt động cấp tín dụng, phát hành trái phiếu phục vụ các mục tiêu Xanh và Xã hội, nhằm hiện thực hóa cam kết của Ngân hàng với các mục tiêu phát triển bền vững.

Trong Chiến lược phát triển Dữ liệu ngành, cụ thể như lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam, các ngân hàng dẫn dắt đã chủ động, tích cực đáp ứng vốn phát triển nông nghiệp, thiết kế rất nhiều sản phẩm đặc thù với cơ chế, chính sách linh hoạt dành cho khách hàng hoạt động trong lĩnh vực như: nông nghiệp xanh, lâm nghiệp bền vững, cũng như năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, quản lý nước bền vững, xử lý chất thải và chống ô nhiễm…

Cùng với các định chế tài chính lớn như: Ngân hàng Thế giới (WB), IFC…, VietinBank cũng đã tiên phong xây dựng các bộ tiêu chuẩn về môi trường xã hội cho các dự án và đối tác vay vốn. Điều này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy dòng vốn nông nghiệp xanh nói riêng, dòng vốn xanh và bền vững nói chung trong tương lai, đáp ứng với yêu cầu phát triển mới.

Vietinbank đồng hành thiết kế Khung Tài chính Bền vững cho các hoạt động nghiên cứu Chiến lược Dữ liệu Quốc gia

Nghiên cứu trưởng Lê Nguyễn Thiên Nga, Viện Quản trị Chính sách và Chiến lược phát triển chủ trì nghiên cứu, thiết kế lộ trình hoạt động Chuỗi hoạt động Chiến lược Dữ liệu Quốc gia. Viện Quản trị Chính sách liên kết hợp tác với Bộ Công an, Đề án C06/CP, Đề án từ Chính sách ra Cuộc sống, Ngân hàng Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan phối hợp chuỗi hoạt động huy động nguồn lực nhân dân xây dựng “Chiến lược Dữ liệu Quốc gia, nghiên cứu thiết kết mô hình chính sách tập trung để phát triển và nâng cao tính liên kết của nhân dân trong tham gia xây dựng chính sách.”

Các doanh nghiệp dẫn dắt tham gia đồng hành có Vietinbank, Vietnam Airline, Petro Vietnam…

Trong báo cáo gửi Chính phủ về Chiến lược Dữ liệu Quốc gia, góp ý xây dựng Luật Dữ liệu trước đó, Nghiên cứu trưởng, Viện trưởng Lê Nguyễn Thiên Nga đã đặt ra mục tiêu và kỳ vọng, đưa báo cáo tổng quan và giải pháp khơi thông điểm nghẽn cho quá trình chuyển đổi số quốc gia, đứng ở góc độ tiếp cận Chiến lược Dữ liệu Quốc gia phải trả lời được Nhân dân cần gì ở Chính phủ?

Giải pháp Viện trưởng, Nghiên cứu trưởng Lê Nguyễn Thiên Nga hướng đến mục tiêu làm rõ các vấn đề thông qua Chuỗi Chiến lược Dữ liệu Quốc gia.

1. Tham vấn chính sách cho các cơ quan, tổ chức mời nguồn lực cộng đồng nhân dân, kiều bào để đồng hành cùng Chính phủ?

2. Trên cơ sở kết nối đồng bộ các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp, tạo nền tảng tinh gọn bộ máy, cải cách thủ tục hành chính thực chất. Phát triển kinh tế số tạo động lực mới cho tăng trưởng; thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong mọi ngành, lĩnh vực, tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Chính phủ Việt Nam đã thể hiện được tầm nhìn và xu hướng thời đại. Về nguồn lực, chúng ta cũng đã có những doanh nghiệp trong nước sẵn sàng đầu tư để đón đầu công nghệ… Tuy nhiên, về con người, yếu tố chính để phát triển và đón nhận các kết nối, định hướng của Chiến lược dữ liệu Quốc gia và Trung tâm Dữ liệu Quốc gia trong thời gian sắp tới và tầm nhìn dài hạn là gì?

3. Đại hội XIII của Đảng đã đề ra “lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp là trung tâm phục vụ” trong các hoạt động ngoại giao và kinh tế. Các địa phương, doanh nghiệp đã liên kết nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế, tăng cường kết nối đối tác, mở rộng xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có chất lượng, hợp tác khoa học công nghệ. Doanh nghiệp, người dân, đối tác trong nước và quốc tế sẽ làm như thế nào để cung cấp dữ liệu và đăng ký làm khách hàng khai thác dữ liệu quốc gia?

Với sự đồng hành của các doanh nghiệp dẫn dắt và định chế tài chính tiêu biểu như Vietinbank, cung cấp cơ sở và dữ liệu nghiên cứu, bài học thực tiễn từ thị trường vĩ mô, Chiến lược Dữ liệu Quốc gia kỳ vọng có thể nghiên cứu và thúc đẩy một mô hình quản trị hệ thống và khai phá dữ liệu thật mạnh mẽ, tập hợp được nguồn lực trí tuệ tập thể, để đạt được mục tiêu chung như kỳ vọng trong kỷ nguyên mới, vì một Việt Nam hùng cường./.