1. Yahoo

Câu chuyện của Yahoo đã từng là một trong những câu chuyện để lại nhiều sự nối tiếc nhất và là một trong những bài học về "cái chết" của một gã khổng lồ công nghệ. Tuy nhiên, cái chết của Yahoo không quá bất ngờ, bởi lẽ họ trượt dài và cố gắng cầm cự thay vì phải thay đổi, để rồi đón nhận một cái kết không quá bất ngờ.

Khi nhắc đến ông trùm công nghệ Yahoo chính là nhắc đến những ứng dụng Internet đã một thời làm điên đảo giới trẻ như Yahoo Messenger, Yahoo 360, Yahoo Blog... Và ở cái thời ấy, Yahoo nổi lên như là một cơn sốt của giới trẻ.

Cái chết của Yahoo bắt đầu kéo dài trong vòng vài năm với sự thay thế của nhiều CEO. Hầu như các CEO Yahoo đều muốn tìm lại ánh hào quang một thời của Yahoo nhưng mọi chuyện đều không thành.

"Cái chết" của Yahoo là bài học lớn. Thời hoàng kim không phải lúc nào cũng là mãi mãi nhất là trong thời đại nhiều sự cạnh tranh như hiện nay. Sự thay đổi và thích nghi cùng những tiếp thu và sáng tạo chính là giải pháp để tạo nên ánh hào quang.

2. Windows Phone

Ngoài Yahoo thì cái chết của Windows Phone cũng là một sự kiện lớn. Sự nâng cấp, chuyển đổi lên hệ điều hành Windows Phone 7, Windows Phone 8 là một chiến lược đúng. Song điều này không đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Nhất là không có khả năng cắt, sao chép, dán như những mẫu điện thoại iPhone đời đầu.

Từ khi ra đời cho đến khi biến mất, mặc dù Windows Phone không bì lại iOS hay Android nhưng có thể nói rằng, Windows Phone đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người dùng về một dòng smartphone.

3. Nokia

Cũng là một thương hiệu điện thoại, giống như Windows Phone, cái chết của Nokia cũng là một trong những cột mốc đánh dấu sự chấm dứt thời kì huy hoàng của một ông hoàng công nghệ.

Ở giai đoạn năm 2007, 2008 khi mà xu hướng về các dòng điện thoại smartphone sử dụng hệ điều hành Android đáng lý ra nếu như Nokia bước vào tiếp cận và phát triển theo thị trường này thì có lẽ đã khác. Theo đó, Nokia đã chọn một hướng đi riêng, khi mà các đối thủ đang đẩy mạnh, nâng cấp lên Android thì Nokia lại "đơn phương độc mã" phát triển hệ hành Symbian, đến khi các đối thủ đang trên con đường tiến tới iOS thì Nokia lại tập trung phát triển lên hệ điều hành Meego.

Có lẽ rằng, với Nokia, họ nghĩ rằng việc tạo ra sự độc, lạ và hướng đi riêng chính là cơ hội để khẳng định bản thân mình. Tuy nhiên, trong trường hợp này dường nhu Nokia đã chọn sai hướng đi.

Và kết cục là Nokia đành bán thị phần của mình cho Microsoft, bấu víu vào một hệ điều hành sinh sau đẻ muộn - Windows Phone để rồi nhận cái kết đắng.

4. Sanyo

Nhắc đến Sanyo chính là nhắc đến thương hiệu chuyên cung cấp các thiết bị tiêu dùng, điện tử của Nhật Bản. Đây là một trong những công ty có sự phân bố rộng khắp không chỉ tại Nhật mà trên toàn thế giới.

Kể từ năm 2000, khi vướng phải nhiều cạnh tranh từ các sản phẩm của Trung Quốc và Hàn Quốc, Sanyo của Nhật bắt đầu có những dấu hiệu về sự rung chuyển. Cùng với đó là sự gia tăng giá trị của đồng Yên một cách nhanh chóng, đặt nhiều nhà sản xuất, trong đó có Sanyo vào áp lực lớn. Và rồi, cái kết đắng cũng đến bằng sự kiện năm 2009 Panasonic đã chính thức mua lại và thôn tính thương hiệu Sanyo./.