Đôi điều về thể loại văn học chống biến đổi khí hậu: Cli-fi
Tuy vậy, thể loại cli-fi có thực đạt được thành công đó không, và thể loại này tới được những ai là những câu hỏi phải trả lời.
Thế là Schneider-Mayerson tiến hành điều tra định tính 161 độc giả đối với 19 tác phẩm cli-fi, nhờ hệ thống thu thập dữ liệu gọi là Amazon’s Mechanical Turk (AMT). (Hệ thống này đang ngày càng quen thuộc hơn với giới nghiên cứu xã hội ở Mỹ.)
Đầu bài nghiên cứu của Schneider-Mayerson [1]
|
Điều tra cho biết, phần đông số độc giả này là giới trẻ, có khuynh hướng chủ nghĩa tự do, có sẵn mối quan tâm tới biến đổi khí hậu. Đây là đặc trưng khác với số đông.
Về chất lượng của tác động, mức độ gia tăng nhận thức nguy hiểm đối với độc giả cũng chỉ tương đương mức tác động của các thông điệp văn hóa về hành động có kết quả trong thực tế, chứ không sâu xa hơn. Bên cạnh đó, phản ứng cảm xúc của nhiều độc giả chỉ ra rằng, đa số các tác phẩm cli-fi thúc đẩy độc giả hình thành trong suy nghĩ sự tương quan giữa biến đổi khí hậu với các cảm xúc tiêu cực căng thẳng. Sự tương quan trong nhận thức này có thể lại dẫn tới các hành động phản tác dụng đối với các nỗ lực mang tính thuyết phục điềm tĩnh, khoan hòa, cũng như sự tham gia trải nghiệm hoạt động.
Do đó, tác giả đi tới một khuyến nghị về cách tiếp cận văn học “liên ngành” với văn học môi trường, gọi là “empirical ecocriticism” (tức “phê bình sinh thái thực nghiệm”).
Từ góc độ nghiên cứu nhân văn, bài nghiên cứu cho thấy những quan điểm gần gũi và thậm chí trực tiếp liên quan tới nội dung xây dựng văn hóa thặng dư sinh thái trong nghiên cứu của Vuong [2]. Khả năng phát triển về tương lai của hướng nghiên cứu này có thể hứa hẹn, xét về trực giác.
Tuy nhiên, đây là một nghiên cứu định tính, dựa trên phỏng vấn lấy ý kiến, và phân tích câu từ thay cho các khuynh hướng thống kê đại diện, hay mô phỏng. Chính vì thế, nghiên cứu của Schneider-Mayerson [1] không thể cung cấp được khuôn khổ logic hay tiếp cận phân tích dữ liệu như cách nghiên cứu Nguyen và Jones [3] đã tiến hành hiệu quả trên số lượng dữ liệu không lớn lắm. Trên thực tế, nếu như có thể phân hoạch kỹ, thì Schneider-Mayerson sẽ hoàn toàn có khả năng thu nhận được một tập hợp dữ liệu rời rạc, có cấu trúc, theo dạng “categorical data – dữ liệu phân loại”, và có thể triển khai tiếp theo dạng phân tích Markov chain Monte Carlo như Nguyen và Jones [3] đã thực hiện [4].
Nói thêm, xuất phát từ Việt Nam, cuốn sách thuộc thể loại cli-fi có thể tiếp cận độc giả quốc tế là The Kingfisher Story Collection (Truyện ngụ ngôn Bói Cá) [5]. Mặc dù chủ yếu tập trung vào các nội dung xã hội, triết học cuộc sống, kiểu ngụ ngôn này có khả năng chuyển tải thông điệp cli-fi bớt gây căng thẳng hơn, như Schneider-Mayerson đã gợi ý điều chỉnh trong nghiên cứu của mình.
Các loài chim sống trong tự nhiên cũng là một đối tượng quan sát rất quan trọng với các nghiên cứu môi trường sinh thái. Điều thú vị là tình cờ đầu bài nghiên cứu của Schneider-Mayerson, có hình hai con chim (xem Hình 1), vốn rất phổ biến trong các tranh sách Truyện ngụ ngôn Bói Cá của Tiến sĩ Vương Quân Hoàng, một trong 47 người Việt vào top nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới 2023 [6].
*Ghi chú: bài đóng góp từ chương trình nghiên cứu môi sinh AISDL.
Tài liệu tham khảo
[1] Schneider-Mayerson, M. (2018). The influence of climate fiction: an empirical survey of readers. Environmental Humanities, 10(2), 473-500. https://read.dukeupress.edu/environmental-humanities/article-abstract/10/2/473/136689
[2] Vuong, Q. H. (2021). The semiconducting principle of monetary and environmental values exchange. Economics and Business Letters, 10(3), 284-290. https://reunido.uniovi.es/index.php/EBL/article/view/15872
[3] Nguyen, M. H., & Jones, T. E. (2022). Building eco-surplus culture among urban residents as a novel strategy to improve finance for conservation in protected areas. Humanities and Social Sciences Communications, 9, 426. https://www.nature.com/articles/s41599-022-01441-9
[4] Vuong QH, Nguyen MH, La VP. (Eds.). (2022). The mindsponge and BMF analytics for innovative thinking in social sciences and humanities. Walter de Gruyter GmbH. https://www.amazon.com/dp/B0C4ZK3M74
[5] Vuong, Q. H. (2022). The Kingfisher Story Collection. https://www.amazon.com/dp/B0BG2NNHY6
[6] Quỳnh, N. (2023, Oct 5). 47 người Việt vào top nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới 2023. https://vnexpress.net/47-nguoi-viet-vao-top-nha-khoa-hoc-anh-huong-nhat-the-gioi-2023-4660952.html
Bình luận