Dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2016 đạt mức trên 7 tỷ USD
Cụ thể, đầu năm 2016, xuất khẩu thủy sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng từ quý 2 trở đi, đã có những dấu hiệu thuận lợi hơn đối với những mặt hàng chủ lực, nhất là tôm và cá tra. Ở thị trường Mỹ, từ cuối tháng 4, nhu cầu nhập khẩu đã tăng trở lại giúp cho giá tôm từ các nguồn cung chính tăng lên. Tôm Việt
Trong khi đó, trong tháng 7/ 2016, Việt Nam và Mỹ đã đạt được giải pháp song phương để giải quyết tranh chấp trong các vụ kiện của Việt Nam về thuế chống bán phá giá (CBPG) mà Mỹ áp dụng đối với sản phẩm tôm của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Hiệp định Thương mại tự do Việt
VASEP dự báo xuất khẩu tôm năm 2016 sẽ đạt 3 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2015
Theo VASEP, với phần lớn các mặt hàng thủy sản chủ lực khác, thị trường xuất khẩu trong những tháng cuối năm cũng hứa hẹn nhiều khởi sắc. Vì vậy, VASEP đã đưa ra dự báo như sau: xuất khẩu tôm cả năm nay sẽ đạt 3 tỷ USD, tăng 10% so năm ngoái; cá ngừ đạt 500 triệu USD, tăng 10%; mực, bạch tuộc đạt 450 triệu USD, tăng 5%… Riêng cá tra, có thể giảm 4%, chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD. Với nhiều mặt hàng có khả năng tăng trưởng giá trị xuất khẩu như trên, theo VASEP, xuất khẩu thủy sản cả năm nay có thể đạt 7,1 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2015 (Năm 2016, VASEP phấn đấu đạt 7,6 tỷ USD).
Tuy nhiên, cũng theo VASEP, khó khăn của Việt Nam trong xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm nay là thiếu hụt nguồn nguyên liệu tôm, cá tra do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn hồi đầu năm. Nguyên liệu hải sản cũng bị ảnh hưởng do khai thác biển gặp khó khăn vì chi phí cao, công nghệ bảo quản chưa được cải thiện nhiều, giá bán không bù đắp giá vốn cho ngư dân. Chính vì vậy, để đảm bảo đủ nguồn hàng hóa cần thiết, đáp ứng nhu cầu của các nhà nhập khẩu, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, cho rằng, các cơ quan chức năng cần tiếp tục cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, cụ thể, đẩy mạnh kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu; rà soát các quy định trong Thông tư 48 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu; rà soát, sửa đổi quy định kiểm tra nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, xuất khẩu, như vấn đề công bố hợp quy, dán nhãn sản phẩm; có chính sách đánh giá xếp hạng doanh nghiệp nhập khẩu được xét ưu tiên miễn kiểm dịch; tiếp tục rà soát và có biện pháp xử lý tình hình sử dụng tạp chất, chất kháng sinh trong thủy sản để nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu.…
Đồng thời, Nhà nước cần tiếp tục đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật tăng cường đánh bắt xa bờ, thu mua, bảo quản chế biến; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường theo hướng liên kết chuỗi, hợp tác đối tác công tư trong quảng bá, xúc tiến thương mại; chủ trì một số chương trình xúc tiến thương mại quốc gia…, đặc biệt, tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người dân về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các FTA./.
1. Huỳnh Phước Lợi (2016). Xuất khẩu thủy sản năm 2016 - nỗ lực về đích 7 tỷ USD, truy cập từ http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/DBCuuLong/2016/4/419227/#sthash.tFZtN01p.dpuf
2. Phương Lan, Đình Dũng (2016). VASEP kiến nghị giải pháp “gỡ khó” cho xuất khẩu thủy sản, truy cập từ http://ven.vn/vi-VN/vi/chuyen-muc-tin-tuc/thuong-mai/vasep-kien-nghi-giai-phap-go-kho-cho-xuat-khau-thuy-san_t114c12n68214
3. Thanh Sơn (2016). Xuất khẩu thủy sản cả năm nay có thể trở lại mốc trên 7 tỷ USD, truy cập tại http://nongnghiep.vn/xuat-khau-thuy-san-ca-nam-nay-co-the-tro-lai-moc-tren-7-ty-usd-post172473.html
Bình luận