Giảm bớt việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch của Việt Nam
Những tín hiệu xấu
Trên thế giới nhiều năm qua vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Theo đó, dầu mỏ, than đá, khí đốt cung cấp đến 80% nhu cầu năng lượng toàn cầu. Tuy nhiên, nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt và việc sử dụng nguồn nhiên liệu này gây ra nhiều hậu quả tai hại về môi trường sống.
Theo báo cáo đánh giá thường niên của Dự án carbon toàn cầu, phát thải carbon dioxide (CO₂) do sử dụng nhiên liệu hóa thạch và trong ngành công nghiệp năm 2018 sẽ tăng hơn 2%, đưa phát thải CO₂ toàn cầu lên mức 37,1 tỷ tấn.
Đây là năm thứ 2 liên tiếp phát thải tăng mạnh kể từ thời kỳ 2014 – 2016, thời kỳ mà phát thải đã giữ ở mức ổn định để hướng đến các mục tiêu của Thỏa thuận Paris 2016, một thỏa thuận nhằm mục đích không để phát thải khí nhà kính tăng thêm nữa.
Tuy nhiên, sau năm 2018, năm 2019 được dự báo là phát thải CO₂ từ sử dụng than, dầu và khí tự nhiên sẽ còn tiếp tục tăng.
Nhu cầu bức thiết về năng lượng chính là nguyên nhân dẫn đến tăng phát thải, vượt quá cả tốc độ loại bỏ carbon của hệ thống năng lượng.
Tổng tiêu thụ năng lượng toàn thế giới đã tăng gần 17%, do tăng dân số tầng lớp trung lưu và nhu cầu cung cấp điện cho hàng trăm triệu người nghèo.
Như vậy không riêng nước nào mà tất cả các nước đều đứng trước thách thức phải loại trừ carbon ra khỏi nền kinh tế đồng thời vẫn phải thỏa mãn nhu cầu về năng lượng.
Điều bất ngờ là trong năm 2017 và 2018 mức độ sử dụng than đá lại tăng lên sau khi đạt mức đỉnh vào năm 2013 rồi giảm dần xuống.
Phát thải do sử dụng than năm 2017 bằng 97% năm đỉnh điểm 2013 và là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến năm 2018 tiếp tục tăng vượt cả mức phát thải do sử dụng dầu và khí tự nhiên.
Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nước phát thải từ than nhiều nhất, Mỹ là nước có mức phát thải từ than giảm xuống nhiều nhất nhờ đóng cửa hơn 250 nhà máy điện than kể từ năm 2010 và dự kiến sẽ ngừng hoàn toàn các nhà máy còn lại trong vòng 5 năm tới.
Tăng phát thải do sản xuất xi-măng đang chậm lại đáng kể.
Sự phụ thuộc vào các nhiêu liệu hóa thạch, đặc biệt là than đang gây ra những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe con người và môi trường
Cần chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng mới
Nhằm đối phó với biến đổi khí hậu, kiềm chế tăng nhiệt toàn cầu, bảo đảm phát triển bền vững các quốc gia trên thế giới đã đi theo hướng sử dụng nhiên liệu tái tạo thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.
Các nguồn năng lượng như năng lượng gió, năng lượng Mặt trời, thủy điện nhỏ và năng lượng địa nhiệt là các giải pháp ưu việt hơn sử dụng than trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế giới.
Theo PGS-TS Hồ Quốc Bằng, Trưởng phòng Quản lý ô nhiễm và biến đổi khí hậu - Viện Môi trường và Tài nguyên (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh sử dụng dầu diesel trong động cơ xe cũng như sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch trong hoạt động công nghiệp, xây dựng... đã thải ra môi trường một lượng lớn các loại khí độc như NOx, SO2, CO2... Những khí này đã và đang gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người thậm chí gây tử vong.
Việc chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo được xem là giải pháp cấp bách hiện nay.
Bên cạnh đó, phát triển năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả còn góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu và mang lại những cơ hội, lợi ích kinh tế mới.
Có thể thấy rằng, với những kế hoạch như kêu gọi tiết kiệm năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và đặc biệt là kêu gọi sử dụng xăng sinh học E5, Chính phủ Việt Nam đã và đang rất nỗ lực trong việc giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, tiến tới mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường.
Theo ông Nguyễn Văn Vy, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam - Bộ Công thương, để phát triển , năng lượng tái tạo, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ.
Đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch cho mục đích năng lượng phải đóng phí môi trường tương ứng với khối lượng nhiên liệu sử dụng.
Một phần phí môi trường sẽ được sử dụng khuyến khích phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo thông qua Quỹ Phát triển năng lượng bền vững.
Và cải cách chính sách tài khóa nhiên liệu hóa thạch
Ngoài ra, Việt
Bởi, khi giá năng lượng tính đúng với chi phí, không có sự can thiệp của nhà nước sẽ tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, hạn chế lạm phát, giảm thâm hụt thương mại, góp phần quan trọng giảm nợ công. Theo tính toán của các tổ chức quốc tế, những năm trước đây trợ giá cho nhiên liệu hoá thạch làm Việt Nam mất đi hàng tỷ đô la mỗi năm.
Những năm gần đây Việt Nam ngày càng nhập khẩu nhiều nhiên liệu hoá thạch để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao. Vì thế, cải cách chính sách tài khoá nhiên liệu hoá thạch sẽ giúp nước ta tránh lệ thuộc vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu từ các nước khác.
Theo đó, cần bỏ hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách. Trên thực tế Chính phủ vẫn thực hiện bù giá điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội trong cả nước. Mức hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành. Trong giai đoạn (2011-2017), Nhà nước đã hỗ trợ điện cho khoảng 2,34 triệu hộ nghèo, hộ chính sách xã hội từ ngân sách nhà nước hơn 8.000 tỷ đồng.
Theo nhiều chuyên gia thì Nhà nước nên bỏ khoản hỗ trợ này mà nên thực hiện chính sách an sinh xã hội bằng hình thức khác, thay vì cho người nghèo con cá thì nên cho họ chiếc cần câu. Có như vậy mới có tác dụng khuyến khích người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bên cạnh đó, giá bán than cần vận hành theo cơ chế thị trường. Giá bán than trong nước thời gian qua cao hơn giá than nhập khẩu từ nước ngoài từ 500.000đ - 2.000.000đ/tấn, do đó các hộ tiêu thụ than đặc biệt là ngành điện muốn mua than nhập khẩu nhiều hơn là mua than của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV).
Năm 2017, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đề nghị Bộ Công Thương cho giảm sản lượng mua than của TKV 2 triệu tấn. Vì vậy, lượng than sản xuất trong nước càng tồn kho nhiều. Tính đến tháng 6/2017, TKV đang tồn kho 9,3 triệu tấn, cùng với 2 triệu tấn than sạch do Thủ tướng yêu cầu tăng thêm để tăng đóng góp cho tăng trưởng GDP cả năm, tổng lượng than tồn kho của TKV sẽ tăng lên tới 13,3 triệu tấn.
Để giải bài toán này đòi hỏi giá bán than trong nước thực sự vận hành theo cơ chế thị trường, giá cả cạnh tranh. Có như vậy mới đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất than trong nước không ngừng nâng cao năng suất lao động, hợp lý hóa trong sản xuất, giảm hao hụt nguyên vật liệu... để phấn đấu giảm được giá bán than bằng hoặc thấp hơn giá bán than của các doanh nghiệp nhập khẩu./.
Bình luận