Những năm gần đây, thị trường bất động sản nước ta phát triển tương đối trầm lắng với hai xu hướng trái chiều, nhưng đến nay, thị trường đã ổn định và bước sang giai đoạn phát triển mới. Điều này có vai trò quan trọng của chính sách phát triển thị trường bất động sản. Tuy nhiên, để thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định, bền vững trong thời gian tới, cần thiết hoàn thiện chính sách, nhất là các vấn đề về minh bạch thị trường, cung cấp nguồn vốn dài hạn... Đó cũng là vấn đề mà tác giả Thân Thế Sơn Tùng và Nguyễn Thanh Lân nói đến trong bài "Bàn về chính sách phát triển thị trường bất động sản tại Việt Nam".

Hiện nay, các tổ chức kinh tế - pháp nhân thương mại (personne morale), vì chạy theo lợi ích kinh tế bất chấp các quy định pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, khó phục hồi về môi trường đang trở nên phổ biến. Thực trạng này đặt ra nhu cầu bức thiết về việc cần có công cụ pháp lý hữu hiệu, mạnh mẽ để phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi vi phạm. Nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và Nguyễn Cẩm Thanh với bài "Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong lĩnh vực môi trường" sẽ tập trung nghiên cứu vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân, bên cạnh những quy định trong pháp luật dân sự, kinh tế và hành chính trong lĩnh vực môi trường.

Thể chế đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh tế và sự phát triển bền vững trong dài hạn. Các thể chế thích hợp tạo thuận lợi cho nền kinh tế có thể điều chỉnh đến cơ cấu mới và nhờ đó tạo ra sự phát triển kinh tế trong dài hạn. Tác giả Cao Thúy Xiêm với bài viết "Vai trò của thể chế đối với phát triển kinh tế" sẽ làm rõ khái niệm thể chế và vai trò của các thể chế đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra các hàm ý chính sách nhằm tạo ra các thể chế thích hợp để nền kinh tế có thể phát triển.

Sau 28 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 11/1990, quan hệ Việt Nam và EU đã có những bước phát triển nhanh chóng và vững chắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển, cũng như giáo dục, khoa học và công nghệ... Ngày nay, EU là đối tác quan trọng của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động thương mại giữa hai bên. Tuy nhiên, hoạt động thương mại cần hướng đến sự phát triển bền vững, để đem lại lợi ích cho hai bên. Qua bài viết "Quan hệ thương mại Việt Nam - EU hướng tới phát triển bền vững", tác giả Lê Đăng Minh sẽ điểm qua thực trạng quan hệ thương mại giữa hai bên, từ đó đưa ra một số gợi ý chính sách để phát triển hơn nữa quan hệ này trong tương lai.

Trong vài năm vừa qua, khởi nghiệp đã trở thành một phong trào và chủ đề nóng tại Việt Nam. Hàng loạt các hội thảo, sự kiện lớn nhỏ liên quan đến chủ đề khởi nghiệp được tổ chức và thực hiện. Các trung tâm đào tạo, hỗ trợ khởi nghiệp cũng như các vườn ươm doanh nghiệp ra đời ở khắp các tỉnh, thành phố lớn. Chưa bao giờ tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp lại sục sôi như thời gian qua. Tuy nhiên, để duy trì và thúc đẩy phong trào khởi nghiệp đi vào thực chất, phía trước còn rất nhiều việc phải làm. Qua phân tích thực trạng, tác giả Lê Anh Duy sẽ có một vài gợi ý giải pháp trong vấn đề này qua bài "Để phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam đi vào thực chất".

Bên cạnh một số bài viết trên, Tạp chí số này còn có nhiều bài viết hay phân tích về các nội dung: môi trường kinh doanh, phát triển thương mại, đầu tư, quản trị nhân lực... sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Thân Thế Sơn Tùng, Nguyễn Thanh Lân: Bàn về chính sách phát triển thị trường bất động sản tại Việt Nam

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Cẩm Thanh: Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong lĩnh vực môi trường

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Cao Thúy Xiêm: Vai trò của thể chế đối với phát triển kinh tế

Lê Đăng Minh: Quan hệ thương mại Việt Nam - EU hướng tới phát triển bền vững

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Lê Thị Bích Ngân: Về môi trường kinh doanh tại Việt Nam hiện nay

Lê Anh Duy: Để phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam đi vào thực chất

Nguyễn Thị Nhung, Hoàng Thị Kim Oanh, Bàn Thị Bình: Phát triển nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Đôn Tuấn Phong: Các học giả nói gì về tác động về kinh tế - xã hội của nguồn vốn viện trợ phi chính phủ

Nguyễn Hải Tùng: Mở cửa thị trường xăng dầu bán lẻ: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam

Nguyễn Thị Mai: Logistics Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức

Nguyễn Đình Hưng: Vấn đề tự chủ tài chính: Nhìn từ thực tiễn áp dụng tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Trần Anh Tuấn: Một số ứng dụng của GIS và hệ thống bản đồ trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

NHÌN RA THẾ GiỚI

Phạm Quỳnh Liên: Kinh nghiệm tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng công chức ở một số nước trên thế giới

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Nguyễn Ngọc Tiệp: Vai trò của nhà ở xã hội trong phát triển kinh tế - xã hội của TP. Hà Nội

Đỗ Minh Tuấn: Tăng cường thu hút đầu tư vào các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Đào Đức Bùi: Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Chu Thị Kim Chung: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Đặng Minh Khoa: Giải quyết lợi ích kinh tế của người lao động trong các khu công nghiệp ở Bắc Ninh

Lã Thị Bích Quang: Đánh giá sự bền vững trong phát triển du lịch tại Sapa

Phan Anh Tuấn: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại TP. Hồ Chí Minh

------------------------------------------------------

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Than The Son Tung, Nguyen Thanh Lan: Discussion on real estate market development in Vietnam

Nguyen Thi My Hanh, Nguyen Cam Thanh: About the criminal liability of commercial legal entities in the field of environment

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Cao Thuy Xiem: The role of institutions in economic development

Le Dang Minh: Vietnam-EU trade relations towards sustainable development

RESEARCH - DISCUSSION

Le Thi Bich Ngan: Discussing the current business environment in Vietnam

Le Anh Duy: To turn Vietnam’s startup movement into practice

Nguyen Thi Nhung, Hoang Thi Kim Oanh, Ban Thi Binh: Agricultural development in the context of international economic integration

Don Tuan Phong: What scholars say about the socio-economic impact of NGO aid

Nguyen Hai Tung: Opening retail gasoline market: Opportunities and challenges for Vietnam

Nguyen Thi Mai: Vietnam’s logistics sector in the process of international integration: Pros and cons

Nguyen Dinh Hung: The problem of financial autonomy: From the practice of Vietnam National University Ho Chi Minh City

Tran Anh Tuan: Some applications of GIS and mapping system in socio-economic development planning

WORLD OUTLOOK

Pham Quynh Lien: Experience of some countries in the recruitment, training and retraining of civil servants

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Nguyen Ngoc Tiep: The role of social housing in socio-economic development in Ha Noi city

Do Minh Tuan: Boosting investment into industrial and economic zones in Quang Ninh province

Dao Duc Bui: Development of supporting industries in Hung Yen province

Chu Thi Kim Chung: Expanding sustainable production of tea in Phu Tho province

Dang Minh Khoa: Handling the economic benefits of workers in Bac Ninh-based industrial zones

La Thi Bich Quang: Assessing the sustainability of tourism development in Sapa

Phan Anh Tuan: Strengthening the quality of human resources training in tourism sector in Ho Chi Minh City