Quản lý việc sử dụng nguồn chi ngân sách đang kém hiệu quả, bất hợp lý đang gây áp lực lên ngân sách nợ công. Vì đây chính là một lĩnh vực quản lý có tác dụng trực tiếp về chất dể đưa lại hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các công trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, cũng như để tạo ra nguồn trả nợ vững chắc. Thông qua bài viết “Nâng cao hiệu quả quản lý nợ công chính phủ tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thúy đã phản ánh tình trạng nợ công hiện nay đang tăng cao, hơn nữa, chất lượng quản lý nợ công lại vẫn còn nhiều bất cập. Theo đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý nợ công, như: Cần xóa bỏ tư tưởng sai lầm, lợi dụng trong sử dụng nguồn nợ công; Kiên quyết lập lại kỷ cương quản lý nợ công, kỷ luật tài khóa; Cắt giảm chi tiêu công, nhất là chi thường xuyên.

Theo các chuyên gia kinh tế, khi các động lực tăng trưởng kinh tế đã dần tới hạn, khi cách thức tăng trưởng cũ (chủ yếu dựa vào việc gia tăng vốn đầu tư, thâm dụng lao động chi phí thấp và khai thác tài nguyên...) đã không còn phù hợp, thì đòn bẩy cho tăng trưởng bền vững chính là vấn đề tăng năng suất. Tăng năng suất lao động đang ngày càng đóng vai trò quyết định đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, thế nhưng chỉ số này lại đang cho thấy nhiều điểm đáng lo ngại, cần có giải pháp hiệu quả để thay đổi. Bài viết “Để nâng cao năng suất lao động của Việt Nam” của tác giả Lê Anh Duy đã phản ánh thực trạng năng suất lao động của Việt Nam hiện nay với nhiều điểm đáng lo ngại, như: Sự chuyển dịch trong cơ cấu ngành kinh tế chưa thực chất, chủ yếu theo chiều rộng chứ chưa theo chiều sâu, chưa giúp tăng năng suất nội ngành; Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu; Công nghệ và sáng tạo vẫn là lĩnh vực có xếp hạng thấp trong cạnh tranh quốc gia của Việt Nam; Chất lượng cơ cấu và hiệu quả sử dụng lao động còn thấp... Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng suất lao động.

Mặc dù được coi là lực lượng nòng cốt của kinh tế nước nhà, là công cụ để hỗ trợ điều tiết nền kinh tế, hạn chế những mặt trái của nền kinh tế thị trường, nhưng trong thời gian qua, hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước ở nước ta còn nhiều yếu kém. Tình trạng lãng phí, thất thoát tài sản nhà nước tại doanh nghiệp chưa được xử lý triệt để. Việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội của doanh nghiệp nhà nước còn những bất cập. Việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội chưa theo một cơ chế rõ ràng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh của doanh nghiệp nhà nước. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà thông qua bài viết “Bàn về vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh hiện nay” đã xem xét và bàn luận thẳng thắn về vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế hiện nay. Từ đó, tác giả đề xuất phải đảm bảo để doanh nghiệp nhà nước hoạt động độc lập, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ như mọi chủ thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác. Đồng thời, Nhà nước cần xác định rõ mục tiêu của chủ sở hữu nhà nước và một lộ trình vững vàng để cải cách doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, cần đổi mới tư duy và đổi mới vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), ngành dịch vụ logistics Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá qua Chỉ số Năng lực quốc gia về logistics (LPI) đứng thứ 64/160 nước nghiên cứu và đứng thứ 4 khu vực ASEAN vào năm 2016. Quy mô thị trường dịch vụ logistics Việt Nam tuy nhỏ (khoảng 2%-4% GDP), nhưng tốc độ tăng trưởng cao (15%-16%/năm). Mặc dù vậy, trình độ và mức độ phát triển của ngành logistics Việt Nam hiện nay vẫn ở mức tương đối thấp. Với bài viết “Để logistics Việt Nam nắm bắt tốt hơn cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Nguyễn Thu Ngà, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành logistics, như: Chính phủ cần có biện pháp để quản lý tập trung về logistics; Hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics; Đầu tư nâng cấp và phát triển hạ tầng logistics đồng bộ; Chú trọng đào tạo nhân lực phục vụ cho ngành...

Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp là xu hướng phổ biến trên thế giới và được đánh giá là giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều mô hình liên kết được triển khai hiệu quả. Tuy nhiên, việc hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp vẫn còn những hạn chế và rào cản, cần có giải pháp thích hợp để cải thiện. Tác giả Nguyễn Ngọc Trung thông qua bài viết “Từ những mô hình liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp” đã chỉ ra, việc hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam còn hạn chế về số lượng, chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ còn nhiều bất cập, chưa theo kịp sự thay đổi của nền kinh tế. Trong khi đó, sự thiếu hụt thông tin từ cả hai phía, thiếu đầu mối liên lạc trong việc hợp tác là rào cản không nhỏ của việc liên kết này. Từ đó, tác giả đề xuất cần phải có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ từ Nhà nước – nhà trường – doanh nghiệp để việc liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp đi vào hiệu quả và thiết thực hơn.

Trái ngược với năm 2017, trong 3 tháng đầu năm 2018, nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng khá với hai con số. Đây là tín hiệu tốt để xuất khẩu nông sản lập nên những kỷ lục mới. Bài viết “Nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” của nhóm tác giả Tôn Đức Thảo và Trần Trung Dũng đã chỉ ra một số khó khăn, thách thức mà các mặt hàng nông sản xuất khẩu đang gặp phải, đó là: các doanh nghiệp, cơ sở chế biến có quy mô nhỏ, phân tán; Thiếu thương hiệu nông sản lớn; Chất lượng nông sản xuất khẩu chưa cao, giá trị gia tăng thấp. Từ đó, để nâng cao giá trị xuất khẩu cho mặt hàng này, tác giả cho rằng cần sự nỗ lực đồng bộ từ cả 2 phía là Nhà nước và doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu.

Hiện nay, nguồn vốn viện trợ đã không còn đủ để đáp ứng nhu cầu thực hiện các chương trình xã hội, cũng như nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động của các tổ chức phi chính phủ. Trong bối cảnh đó, các tổ chức này đang tìm cách duy trì và phát huy sứ mệnh của mình thông qua một xu hướng mới – hoạt động kinh doanh. Tác giả Nguyễn Thị Như Ái sẽ giúp người đọc có cái nhìn rõ hơn về xu hướng này trên thế giới thông qua bài viết “Tìm kiếm nguồn vốn bền vững từ hoạt động kinh doanh – Xu hướng của các tổ chức phi chính phủ quốc tế”. Từ đó, tác giả chỉ ra những khó khăn mà các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam đang gặp phải là vốn để duy trì hoạt động. Để khắc phục được vấn đề này, Chính phủ cần có những quy định pháp luật cần thiết về thuế, thủ tục hành chính để hỗ trợ tổ chức phi chính phủ tham gia hoạt động kinh doanh.

Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ở Hà Nội đang đặt ra rất cấp thiết. Tuy nhiên, so với nhiều địa phương trong cả nước, việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bản Thủ đô còn khá khiếm tốn. Nhóm tác giả Đỗ Huy Hà và Bùi Tiến Phúc qua bài viết “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh tái cơ cấu nông nghiệp ở Thủ đô Hà Nội” đã chỉ ra một số khó khăn, thách thức, như: Năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả đầu tư chưa xứng với tiềm năng nông nghiệp Thủ đô; Việc tích tụ ruộng đất để cho doanh nghiệp thuê đầu tư sản xuất gặp khó khăn. Để giải quyết những vấn đề này, theo nhóm tác giả, cần sớm hoàn thành quy hoạch sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, trong đó chú ý phát triển theo các tiểu vùng sinh thái phù hợp, tập trung phát triển tại các vùng đất bãi; Tiếp tục thu hút, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào nông nghiệp công nghệ cao với các cơ chế ưu đãi hợp lý về vốn vay, tiếp cận đất đai; Tăng cường đào tạo cán bộ chuyên sâu về kỹ thuật nông nghiệp...

Bên cạnh một số bài viết trên, Tạp chí số này còn có nhiều bài nghiên cứu khác với nội dung phong phú trên các lĩnh vực: kế toán, tài chính, giáo dục, thương mại, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp ... sẽ là những tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Nguyễn Thị Thúy: Nâng cao hiệu quả quản lý nợ công chính phủ tại Việt Nam

Cao Hồng Loan: Xây dựng Chuẩn mực Kế toán trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Đỗ Văn Hải: Quản lý chi ngân sách nhà nước và những vấn đề đặt ra

Lê Anh Duy: Để nâng cao năng suất lao động của Việt Nam

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Nguyễn Thị Thu Hà: Bàn về vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh hiện nay

Nguyễn Thị Loan: Nguồn nhân lực Việt Nam trước tác động của cuộc CMCN 4.0

Bùi Ngọc Quỵnh, Đỗ Văn Trịnh: Cơ hội phát triển công nghiệp hỗ trợ trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0

Nguyễn Thu Ngà: Để Logistics Việt Nam nắm bắt tốt hơn cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế

Nguyễn Ngọc Trung: Từ những mô hình liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp

Đỗ Quốc Anh: Để phát triển nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng cho ngành dầu khí

Tôn Đức Thảo, Trần Trung Dũng: Nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

Lê Thị Hồng Ngọc: Phát triển chuỗi cung ứng ngành rau quả Việt Nam

Bùi Hữu Đức, Nguyễn Thị Quỳnh Mai: Ứng dụng chỉ số KRI trong quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam

Lý Ngọc Yến Nhi: Bình đẳng giới và vấn đề thực thi bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay

Trần Thị Minh Trâm: Tín dụng cho học sinh, sinh viên - Những vấn đề đặt ra và hướng giải quyết

Tô Thị Vân Anh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số ROE của Công ty Bibica

Tạ Thị Đoàn, Nguyễn Thị Thùy Dung: Công tác xóa đói, giảm nghèo ở vùng Tây Bắc: Thực trạng và giải pháp

Lê Quốc Bang: Đổi mới hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế biển

NHÌN RA THẾ GIỚI

Nguyễn Thị Như Ái: Tìm kiếm nguồn vốn bền vững từ hoạt động kinh doanh - Xu hướng của các tổ chức phi chính phủ quốc tế

Nguyễn Văn Phúc, Tamsin Barber, Nguyễn Thanh Hải, Trần Thị Thu Hà, Trương Kiều Diễm, Nguyễn Thu Hà: Lao động phi chính thức người Việt sang Anh Nguyên nhân và tác động

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Đỗ Huy Hà, Bùi Tiến Phúc: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh tái cơ cấu nông nghiệp ở Thủ đô Hà Nội

Phạm Ngọc Hương Quỳnh: Cần đổi mới công tác quản lý, thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội

+ Vĩnh Phúc phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018

Vũ Đình Hòa, Nguyễn Thị Ngọc Anh: Phát triển du lịch xanh ở huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Nguyễn Tử Hoài Sơn, Hoàng Thị Thúy: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực nhà nước cấp tỉnh ở Ninh Bình

Trần Đỗ Hoài Bảo, Phước Minh Hiệp: Các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương cần đánh giá đúng vai trò của “bao bì sản phẩm”

...................................................

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Nguyen Thi Thuy: Improving efficiency in public debt management in Vietnam

Cao Hong Loan: Establishing Accounting standards for agriculture sector in Vietnam

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Do Van Hai: Management of budget expenditure and arising issues

Le Anh Duy: To enhance Vietnam’s labor productivity

RESEARCH – DISCUSSION

Nguyen Thi Thu Ha: Discussion on the role of state-owned enterprises in the current context

Nguyen Thi Loan: Impact of the Industrial Revolution 4.0 on Vietnamese human resources

Bui Ngoc Quynh, Do Van Trinh: Opportunities for supporting industry in the context of the Industrial Revolution 4.0

Nguyen Thu Nga: Vietnam’s logistics sector to capture more opportunities from international economic integration

Nguyen Ngoc Trung: Seen from models of association between universities and businesses

Do Quoc Anh: To strengthen quality of human resource in oil and gas industry

Ton Duc Thao, Tran Trung Dung: Raising the value of Vietnam's agricultural exports in the context of integration

Le Thi Hong Ngoc: To boost the supply chain of Vietnamese vegetables and fruits

Bui Huu Duc, Nguyen Thi Quynh Mai: Application of KRI to risk management in Vietnamese agricultural exporters

Ly Ngoc Yen Nhi: Gender equality and its implementation in Viet Nam

Tran Thi Minh Tram: Credit for students – Current situation and solutions

To Thi Van Anh: Analyzing factors affecting ROE index of Bibica

Ta Thi Doan, Nguyen Thi Thuy Dung: Poverty alleviation in the Northwest region: Current situation and solutions

Le Quoc Bang: Renovation of state management on marine economy

WORLD OUTLOOK

Nguyen Thi Nhu Ai: Seeking for sustainable capital from business activities – The trends of international NGOs

Nguyen Van Phuc, Tamsin Barber, Nguyen Thanh Hai, Tran Thi Thu Ha, Truong Kieu Diem, Nguyen Thu Ha: Vietnamese informal labor to the UK: Causes and consequences

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Do Huy Ha, Bui Tien Phuc: Developing hi-tech agriculture in the context of Ha Noi Capital’s agricultural restructuring

Pham Ngoc Huong Quynh: To renovate management and recovery of land in Ha Noi city

+ Vinh Phuc strives to complete socio-economic development plan for 2018

Vu Dinh Hoa, Nguyen Thi Ngoc Anh: Green tourism development in Van Don island district, Quang Ninh province

Nguyen Tu Hoai Son, Hoang Thi Thuy: Improvement of high quality human resources in public sector at provincial level in Ninh Binh province

Tran Do Hoai Bao, Phuoc Minh Hiep: Enterprises in Binh Duong province need to properly evaluate the role of "product packaging"