Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 17 (699)
Hiện nay, đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (Public Private Partnership - PPP) đang được khuyến khích, tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc thiết kế một hợp đồng theo hình thức đối tác công - tư (Public Private Partnership - PPP) là khá phức tạp. Đồng thời, việc thực hiện, cũng như quản lý hợp đồng đạt hiệu quả lại không hề dễ dàng do có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng. Bài viết “Thiết kế hợp đồng theo hình thức đối tác công - tư: Nhận diện và giải pháp” của tác giả Phạm Quốc Trường sẽ làm rõ bản chất, cũng như các bước thực hiện thiết kế của hình thức này.
Phát hành trái phiếu xanh (TPX) đang là xu hướng toàn cầu với sự tham gia của các định chế tài chính quốc tế lớn, như: Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)… được xem là một kênh huy động vốn quan trọng. Đây là cơ hội cho Việt Nam khi tham gia thị trường này, bởi vừa huy động được vốn, vừa phát đi thông điệp về ý thức phát triển bền vững. Tuy nhiên, cho đến nay, việc phát hành TPX ở Việt Nam mới chỉ trong giai đoạn thí điểm và chưa đi vào chính thức. Thông qua bài viết “Một số khuyến nghị nhằm phát triển thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam”, nhóm tác giả Đỗ Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Thanh Dương, Vũ Thị Thúy Quỳnh, Trần Thị Trang Nhung, Trần Thị Mai Hương, Vũ Thị Hải Yến khuyến nghị một số giải phát nhằm phát triển thị trường này.
Trở thành nước công nghiệp là dấu mốc quan trọng của tất cả các quốc gia đang phát triển để có thể chuyển qua nước phát triển, chính vì vậy việc lựa chọn các tiêu chí để nhận diện bước ngoặt này của các quốc gia là cần thiết và do đó cũng là các mục tiêu của rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước. Thông qua bài viết, “Chỉ số HDI: Góc nhìn mục tiêu phát triển theo hệ tiêu chí nước công nghiệp hiện đại”, tác giả Nguyễn Quỳnh Hoa tập trung vào lập luận để lựa chọn chỉ số HDI (Human Development Index - Chỉ số Phát triển con người (PTCN)) - là một tiêu chí đánh giá sự phát triển xã hội trong hệ tiêu chí nước công nghiệp hiện đại và đánh giá chỉ số HDI của Việt Nam.
Qua quá trình cải cách từ năm 1990 đến nay, chính sách thuế đã góp phần đáng kế đến phát triển kinh tế - xã hội. Vậy chính sách thuế sẽ tác động cụ thể đến những vấn đề gì của xã hội? Bài viết “Phân tích tác động của chính sách thuế đến kinh tế - xã hội Việt Nam”, của tác giả Phan Thị Hằng Nga, Trần Xuân Hằng sẽ làm rõ hơn những tác động của chính sách thuế. Đồng thời, đề xuất các hàm ý trong xây dựng chính sách thuế để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển trong thời gian tới.
EU là thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, nhưng đây cũng là thị trường khó tính, đa dạng về cơ cấu và chất lượng hàng hoá, sức mua lớn và mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 của EU trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Singapore. Bài viết “Đánh giá triển vọng xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU thông qua các chỉ số” của tác giả Vũ Thị Mai Anh, Nguyễn Thị Bích Ngọc sử dụng 3 chỉ số, gồm: Bổ trợ thương mại (TCI), Lợi thế so sánh (RCA) và Hiệu quả kỹ thuật (TE) để đánh giá triển vọng xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU). Thông qua việc kết hợp 3 chỉ số trên, nghiên cứu đã cho thấy, một số thị trường có triển vọng xuất khẩu cao, đó là Rumani, Hungary, Ai Len, Ba Lan. Đây là những thị trường, mà Việt Nam có thể khai thác được trong thời gian tới nhằm tăng cường xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam tại thị trường EU.
Ngay từ năm 2006, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020” với nhiều mục tiêu khá tham vọng là: đến năm 2010, tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán đạt không quá 18%, đến năm 2020 còn khoảng 15%. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, kết quả không như kỳ vọng, việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trong nền kinh tế còn gặp những trở ngại. Bài viết, “Vẫn còn nhiều trở ngại trong thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam”, tác giả Lê Thị Bích Ngân đánh giá thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam và những giải pháp hiệu quả để thúc đẩy hoạt động này trong thời gian tới.
Cùng với những nội dung trên, trong số Tạp chí này còn có nhiều bài nghiên cứu khác với nội dung phong phú trên các lĩnh vực, như: đầu tư, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ... Đây sẽ là những tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc./.
MỤC LỤC
TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG
Phạm Quốc Trường: Thiết kế hợp đồng theo hình thức đối tác công - tư: Nhận diện và giải pháp
Đỗ Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Thanh Dương, Vũ Thị Thúy Quỳnh, Trần Thị Trang Nhung, Trần Thị Mai Hương, Vũ Thị Hải Yến: Một số khuyến nghị nhằm phát triển thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam
PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO
Nguyễn Quỳnh Hoa: Chỉ số HDI: Góc nhìn mục tiêu phát triển theo hệ tiêu chí nước công nghiệp hiện đại
Phan Thị Hằng Nga, Trần Xuân Hằng: Phân tích tác động của chính sách thuế đến kinh tế - xã hội Việt Nam
Vũ Thị Mai Anh, Nguyễn Thị Bích Ngọc: Đánh giá triển vọng xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU thông qua các chỉ số
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Phí Thị Hồng Linh: Đánh giá liên kết kinh tế vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam: Lý luận và thực tiễn
Lê Thị Kim Chung: FDI vào Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế: Những con số ấn tượng và vấn đề đặt ra
Lê Thị Bích Ngân: Vẫn còn nhiều trở ngại trong thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam
Nguyễn Khánh Thu Hằng: Ảnh hưởng của các nguyên tắc kế toán đến việc tính giá các đối tượng kế toán
Tạ Thị Đoàn: Để khu vực kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế
Vũ Quang Kết: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin Việt Nam trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 và hội nhập kinh tế quốc tế
Phí Văn Hạnh: Phát triển du lịch thông minh ở Việt Nam hiện nay
Nguyễn Thị Thanh Nga: Để khu vực kinh tế phi chính thức đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội
Nguyễn Chi Mai: Một số vấn đề vốn cho nông nghiệp công nghệ cao thời Cách mạng Công nghiệp 4.0
Bùi Thị Nhung: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản Việt Nam
Nguyễn Thế Vinh, Ngô Thị Việt Nga: Giáo dục đại học trong phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp
NHÌN RA THẾ GiỚI
Nguyễn Thị Tuệ Anh, Ngô Minh Tuấn: Chính sách công nghiệp của một số quốc gia và gợi ý cho Việt Nam
Đặng Duy Hưng, Trần Hoàng Hải: Chiến lược công nghiệp hóa rút ngắn thực tiễn quốc tế và kinh nghiệm đối với Việt Nam
Bùi Thị Hạnh, Nguyễn Thị Nguyệt Dung: Tiến trình phát triển khuôn khổ chính sách tiền tệ của một số nước châu Á và kinh nghiệm cho Việt Nam
Trần Hoàng Minh, Nguyễn Thị Phương Thanh: Quản lý tài chính công tại một số nền kinh tế trên thế giới và hàm ý chính sách cho Việt Nam
Đặng Thành Cương, Trịnh Thị Hằng: Kinh nghiệm của một số quốc gia về sử dụng ODA trong giao thông đường bộ và gợi ý cho Việt Nam
Vũ Mai Phương: Chính sách nhân sự của các doanh nghiệp Nhật Bản ở Đông Nam Á và kinh nghiệm cho Việt Nam
Nguyễn Thị Thiêm, Nguyễn Viết Đăng, Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Ngọc Mai: Nâng cao chất lượng thực thi thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp: Kinh nghiệm của một số quốc gia và gợi ý cho Việt Nam
KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ
Đặng Thị Thúy Hồng: Bàn về một số giải pháp logistics thành phố nhằm giảm ùn tắc, tai nạn giao thông trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
Lê Thị Thu: Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Nguyên
Phí Thị Thu Trang: Nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở Hưng Yên hiện nay: Thực tiễn và một số định hướng
Nguyễn Thị Hương: Thúc đẩy sản xuất và kinh doanh chè tỉnh Yên Bái
Chu Thị Kim Chung: Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững ở tỉnh Phú Thọ
Nguyễn Thị Minh Phượng, Trần Xuân Quang: Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình theo hướng bền vững
Hà Thị Kim Duyên: Phát triển chuỗi giá trị sản phẩm du lịch tỉnh Đắk Lắk
Nguyễn Anh Quyền, Lê Văn Tuấn: Để Đồng Tháp hoàn thành tốt mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020
Nguyễn Thị Oanh: Xã hội hóa giáo dục trên địa bàn tỉnh Bình Dương: Thực trạng và giải pháp
Nguyễn Thị Thanh Vân: Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch mang tính đặc thù tỉnh Bình Phước
Nguyễn Minh Tâm: Đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 11, TP. Hồ Chí Minh
IN THIS ISSUE
FROM POLICY TO PRACTICE
Pham Quoc Truong: Designing PPP contract: Identification and solutions
Do Thi Thu Thuy, Nguyen Thi Thanh Duong, Vu Thi Thuy Quynh, Tran Thi Trang Nhung, Tran Thi Mai Huong, Vu Thi Hai Yen: Several recommendations to develop the green bond market in Vietnam
ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST
Nguyen Quynh Hoa: Human Development Index: From the perspective of development goals according to a set of criteria of a modern industrialized country
Phan Thi Hang Nga, Tran Xuan Hang: Analyze the impact of tax policy on Vietnam’s economy and society
Vu Thi Mai Anh, Nguyen Thi Bich Ngoc: Assess the prospect for export of Vietnamese processed goods to EU market through indicators
RESEARCH - DISCUSSION
Phi Thi Hong Linh: Assess economic linkage in the Southern Key Economic Region: Theory and practice
Le Thi Kim Chung: FDI into Vietnam in the process of economic integration: Impressive figures and problems
Le Thi Bich Ngan: Existing obstacles in the promotion of non-cash payments in Vietnam
Nguyen Khanh Thu Hang: The impact of accounting principles on the pricing of accounting objects
Ta Thi Doan: To turn private sector into an important driving force of the economy
Vu Quang Ket: Development of human resources in information technology in Vietnam in the context of the Fourth Industrial Revolution and international economic integration
Phi Van Hanh: Bolster smart tourism in Vietnam today
Nguyen Thi Thanh Nga: Informal economic sector to contribute greater to the socio-economic development
Nguyen Chi Mai: Some issues on capital for hi-tech agriculture during the Fourth Industrial Revolution
Bui Thi Nhung: Improving competitiveness for Vietnamese agricultural products
Nguyen The Vinh, Ngo Thi Viet Nga: Higher education in developing entrepreneurship ecosystems
WORLD OUTLOOK
Nguyen Thi Tue Anh, Ngo Minh Tuan: Industrial policies of some countries and suggestions for Vietnam
Dang Duy Hung, Tran Hoang Hai: Strategy of shortening industrialization: International practice and experience for Vietnam
Bui Thi Hanh, Nguyen Thi Nguyet Dung: The process of developing monetary policy framework in some Asian countries and lessons for Vietnam
Tran Hoang Minh, Nguyen Thi Phuong Thanh: Management of public finance in some economies over the world and policy implications for Vietnam
Dang Thanh Cuong, Trinh Thi Hang: Experiences of some countries in ODA use in road transport and suggestions for Vietnam
Vu Mai Phuong: Human resource policy of Japanese enterprises in Southeast Asia and experience for Vietnam
Nguyen Thi Thiem, Nguyen Viet Dang, Nguyen Thanh Phong, Nguyen Ngoc Mai: Improve the quality of implementing administrative procedures for enterprises: Experiences of some countries and suggestions for Vietnam
SECTORAL - REGIONAL ECONOMY
Dang Thi Thuy Hong: Discussion on city logistics solutions to reduce congestion and traffic accidents in Hanoi Capital
Le Thi Thu: Promoting new rural construction in Thai Nguyen province
Phi Thi Thu Trang: Enhance the quality of rural labor in Hung Yen today: Practice and some orientations
Nguyen Thi Huong: Promote tea production and trading in Yen Bai province
Chu Thi Kim Chung: Factors affecting sustainable tea production in Phu Tho province
Nguyen Thi Minh Phuong, Tran Xuan Quang: To develop tourism in Quang Binh province towards sustainability
Ha Thi Kim Duyen: To boost the value chain of tourism products in Dak Lak province
Nguyen Anh Quyen, Le Van Tuan: Schemes for Dong Thap to fulfill the goal of new rural construction in the period of 2016-2020
Nguyen Thi Oanh: Socialization of education in Binh Duong province: Current situation and solutions
Nguyen Thi Thanh Van: Research on the development of tourism products in Binh Phuoc province
Nguyen Minh Tam: Promote sustainable poverty reduction in district 11, Ho Chi Minh City
Bình luận