Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 19 (846)
|
Tại Việt Nam, lộ trình áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế (IFRS) đã được Bộ Tài chính ban hành. Tuy nhiên, việc thực hiện khá chậm và cho đến nay số lượng các doanh nghiệp áp dụng IFRS còn hạn chế dẫn đến chất lượng BCTC chưa cao và không đồng đều. Bài viết “Ảnh hưởng của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đối với chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Thị Dung xem xét tác động của việc áp dụng IFRS đối với chất lượng BCTC của các doanh nghiệp, từ đó, đưa ra một số khuyến nghị với các doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh việc áp dụng IFRS trong tương lai.
Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) là chỉ số đánh giá toàn diện về năng lực cạnh tranh của một quốc gia tại một thời điểm. Việc nhìn nhận được vị thế của mình so với các nước trên thế giới thông qua GCI giúp một quốc gia thấy được bất lợi và lợi thế của mình so với các quốc gia còn lại. Bài viết “Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam và các nước ASEAN”, của nhóm tác giả Nguyễn Thị Hương Lan, Trương Ngọc Tuấn Tới, Trần Thị Như Quỳnh phân tích chỉ số GCI của Việt Nam, góp phần làm sáng tỏ những chuyển biến về năng lực cạnh tranh của Việt Nam so với các nước trong khu vực ASEAN và những mặt còn yếu kém, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm cải thiện hơn nữa năng lực cạnh tranh của Việt Nam.
Đại hội lần thứ XIII của Đảng có chủ trương: “Tiếp tục ban hành và thực hiện các chính sách phát triển du lịch thực sự thành ngành kinh tế mũi nhọn; tập trung quy hoạch và đầu tư để hình thành một số khu du lịch quốc gia tầm cỡ quốc tế… phát triển đồng thời cả du lịch quốc tế và du lịch trong nước”. Để thực hiện được chủ trương trên, ngành du lịch Việt Nam cần giải quyết rất nhiều vấn đề cả trước mắt và lâu dài, trong đó việc khắc phục sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành là một nhiệm vụ quan trọng. Bài viết “Khắc phục sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành du lịch Việt Nam hiện nay”, của tác giả Đào Thị Kim Biên làm rõ thực trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành du lịch Việt Nam hiện nay trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch Covid-19 và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng; trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp khắc phục.
Công nghệ web là một thuật ngữ chung đề cập đến sự đa ngôn ngữ và phương tiện được kết hợp với nhau. Thế hệ Web 3.0 hứa hẹn sẽ tạo nên sự bùng nổ của công nghệ tiên tiến trong tương lai, đem lại nhiều ứng dụng cho các lĩnh vực trong đời sống. Thông qua bài viết “Tác động của Web 3.0 đến một số hoạt động thương mại điện tử trong giai đoạn hiện nay”, nhóm tác giả Đỗ Thị Dịu, Lê Thị Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Thanh Hiền, Nguyễn Thị Bích Hạ tổng hợp và đề cập bức tranh tổng quan của công nghệ Web 3.0, tác động của Web 3.0 trong một số hoạt động thương mại điện tử, những vấn đề gặp phải khi triển khai Web 3.0 hiện nay. Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng công nghệ Web 3.0, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) ở Việt Nam trong thời kỳ ứng dụng của mạng xã hội (MXH) đã có những tiến bộ, thành tựu trong việc thực hành bước đầu trên các mặt: xác định tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý kinh doanh và giá trị cốt lõi, văn hóa tổ chức, văn hóa lãnh đạo và văn hóa kinh doanh. Bài viết “Ứng dụng của mạng xã hội trong việc thực hành văn hóa doanh nghiệp của các công ty ở Việt Nam hiện nay”, của nhóm tác giả Hán Đức Hải, Vũ Ngọc Thắng chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của MXH trong việc thực hành VHDN trong giao tiếp kinh doanh; từ đó, đề xuất một số giải pháp để xây dựng VHDN Việt Nam trong thời kỳ này.
Là một phần của lực lượng lao động, sự tham gia và vị thế của phụ nữ trong nền kinh tế luôn có ý nghĩa quan trọng đối với các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của đất nước. Thông qua bài viết “Sự tham gia và vị thế của phụ nữ trong nền kinh tế ở Việt Nam”, tác giả Lưu Minh Đức phân tích các khía cạnh cơ sở lý luận và thực tiễn cho sự tham gia của phụ nữ vào nền kinh tế, tình trạng bất bình đẳng giới về kinh tế, những vấn đề tồn tại và vị thế của người phụ nữ khi theo đuổi tinh thần doanh nhân nữ ở Việt Nam, trong sự đối sánh với các nước khác trên thế giới.
Đấu thầu mua sắm công là quá trình quan trọng và bắt buộc phải tuân thủ trong việc mua sắm các sản phẩm, dịch vụ và thiết bị công cộng. Bài viết “Đấu thầu mua sắm công: Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và một số khuyến nghị cho Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Trần Phương nghiên cứu kinh nghiệm quản lý đấu thầu mua sắm công của 3 quốc gia: Hoa Kỳ, Cộng hòa Liên bang Đức và Nhật Bản, bài viết đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam, nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý trong lĩnh vực đấu thầu mua sắm công thời gian tới.
Cùng với đó, trong số kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.
MỤC LỤC
TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG
Nguyễn Thị Dung: Ảnh hưởng của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đối với chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam
PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO
Nguyễn Thị Hương Lan, Trương Ngọc Tuấn Tới, Trần Thị Như Quỳnh: Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam và các nước ASEAN
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Đào Thị Kim Biên: Khắc phục sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành du lịch Việt Nam hiện nay
Phan Thị Hải Yến: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp lưu trú thương hiệu Việt
Đỗ Thị Dịu, Lê Thị Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Thanh Hiền, Nguyễn Thị Bích Hạ: Tác động của Web 3.0 đến một số hoạt động thương mại điện tử trong giai đoạn hiện nay
Hán Đức Hải, Vũ Ngọc Thắng: Ứng dụng của mạng xã hội trong việc thực hành văn hóa doanh nghiệp của các công ty ở Việt Nam hiện nay
Hồ Thị Thanh Phương, Đỗ Văn Chúc: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank theo các tiêu chuẩn Basel II hướng tới Basel III
Lưu Minh Đức: Sự tham gia và vị thế của phụ nữ trong nền kinh tế ở Việt Nam
Lê Việt Hùng: Một số giải pháp phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp, cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa
Trịnh Minh Chánh: Giải pháp phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2023-2030
Lê Doãn Hải Trường: Phát triển các khu công nghiệp của Hà Nội: Thực trạng và giải pháp
Nguyễn Thị Thu Hằng: Đánh giá các nguồn lực cho khai thác và phát triển du lịch cộng đồng trên đảo Quan Lạn, Quảng Ninh
Nguyễn Thị Quỳnh Trâm, Nguyễn Hoàng Anh Thư: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua lặp lại sản phẩm trị nám của phụ nữ tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Azgroup
Nguyễn Thị Bích Vân: Tác động của môi trường làm việc đến lòng trung thành của nhân viên thế hệ Z
Vũ Thị Thùy: Mô hình ngân hàng đầu tư xanh: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
NHÌN RA THẾ GIỚI
Nguyễn Trần Phương: Đấu thầu mua sắm công: Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và một số khuyến nghị cho Việt Nam
Đỗ Thị Thơ: Kinh nghiệm về quản lý chất lượng tín dụng của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam
Vũ Thanh Nguyên, Ngô Đức Vinh: Marketing lãnh thổ: Giải pháp thúc đẩy thu hút FDI vào tỉnh Lào Cai
KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ
Bùi Thị Phương: Giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện tại BHXH huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn
Đặng Văn Thanh: Một số giải pháp phát triển du lịch ở thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái
Đỗ Văn Chúc, Hồ Thị Thanh Phương: Phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Đặng Đình Đào, Nguyễn Phương Lan, Mai Tùng Mẫn: Thanh Hóa phát triển kinh tế bền vững: Nhìn từ góc độ chính sách logistics
Quách Lê Hiếu: Quản lý nhà nước về đầu tư công cho phát triển tại tỉnh Thanh Hóa: Thực trạng và giải pháp
Trần Văn Hưu: Tác động của đầu tư công đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2020
Trần Văn Trí, Lê Công Hướng: Một số giải pháp phát triển bền vững kinh tế biển ở Phú Yên hiện nay
Nguyễn Thanh Tuyền: Giải pháp nâng cao hiệu quả giao dịch điện tử về đóng bảo hiểm xã hội tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh
Nguyễn Thị Dung: Ảnh hưởng của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đối với chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam
Hiếu Phương: Vĩnh Phúc khởi sắc phục hồi tăng trưởng kinh tế
IN THIS ISSUE
FROM POLICY TO PRACTICE
Nguyen Thi Dung: The effect of the application of international financial reporting standards on the financial reporting quality of Vietnamese enterprises
ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST
Nguyen Thi Huong Lan, Truong Ngoc Tuan Toi, Tran Thi Nhu Quynh: Global Competitiveness Index of Vietnam and ASEAN countries
RESEARCH - DISCUSSION
Dao Thi Kim Bien: Overcoming the shortage of high-quality human resources in Vietnam’s tourism industry today
Phan Thi Hai Yen: Improving competitiveness for Vietnamese-brand hospitality businesses
Do Thi Diu, Le Thi Thao Nguyen, Nguyen Thi Thanh Hien, Nguyen Thi Bich Ha: Impact of Web 3.0 on some e-commerce activities in the current period
Han Duc Hai, Vu Ngoc Thang: The application of social networks in the practice of corporate culture of companies in Vietnam today
Ho Thi Thanh Phuong, Do Van Chuc: Improving credit risk management at Techcombank according to Basel II standards with a move towards Basel III
Luu Minh Duc: Women’s participation and position in the economy in Vietnam
Le Viet Hung: Some solutions to develop loans to corporate and individual customers at Cooperative Bank of Vietnam - Thanh Hoa Branch
Trinh Minh Chanh: Solutions to develop tourism in the Southeast region in the period of 2023-2030
Le Doan Hai Truong: Development of industrial zones in Hanoi: Situation and solutions
Nguyen Thi Thu Hang: Evaluation of resources for exploitation and development of community tourism in Quan Lan island, Quang Ninh province
Tran Thanh Liem, Nguyen Dang Khoa: Poverty reduction solutions for ethnic minorities in Ayun Pa town, Gia Lai province
Nguyen Thi Quynh Tram, Nguyen Hoang Anh Thu: Factors affecting women’s repeat purchase intention of melasma products at Azgroup Service Joint Stock Company
Nguyen Thi Bich Van: The impact of the working environment on the loyalty of Generation Z employees
Vu Thi Thuy: Green investment banking model: International experience and lessons for Vietnam
WORLD OUTLOOK
Nguyen Tran Phuong: Public Procurement: Experiences of countries in the world and some recommendations for Vietnam
Do Thi Tho: Experience in credit quality management of some countries in the world and lessons for Vietnam
SECTORAL - REGIONAL ECONOMY
Vu Thanh Nguyen, Ngo Duc Vinh: Territorial marketing: Solutions to attract FDI into Lao Cai province
Bui Thi Phuong: Solutions to develop voluntary social insurance at Social Security in Binh Gia district, Lang Son province
Dang Van Thanh: Some solutions to develop tourism in Nghia Lo town, Yen Bai province
Do Van Chuc, Ho Thi Thanh Phuong: Developing agricultural cooperatives in Cao Bang city, Cao Bang province
Dang Dinh Dao, Nguyen Phuong Lan, Mai Tung Man: Thanh Hoa’s sustainable economic development: From the perspective of logistics policy
Quach Le Hieu: State management of public investment for development in Thanh Hoa province: Current situation and solutions
Tran Van Huu: Impact of public investment on socio-economic development of Dong Thap province in the period 2011-2020
Tran Van Tri, Le Cong Huong: Some solutions for sustainable development of marine economy in Phu Yen today
Nguyen Thanh Tuyen: Solution to improve the efficiency of electronic transactions on social insurance payment in Tieu Can district, Tra Vinh province
Hieu Phuong: Vinh Phuc prospered to recover economic growth
Bình luận