Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 23 (850)
|
Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2023 với nhiều thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, khơi thông nguồn lực, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công có vai trò hết sức quan trọng, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, tạo không gian phát triển mới cho các bộ, ngành, địa phương, góp phần phát triển nhanh và bền vững. Nhân kỷ niệm 78 năm Quốc khánh (02/9/1945- 02/9/2023), Tạp chí Kinh tế và Dự báo có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Trần Quốc Phương xung quanh những nội dung này.
Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu (TTTC) được thiết lập với mục tiêu đảm bảo công bằng giữa các quốc gia trong việc phân bổ lại lợi nhuận của các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và có hiệu lực thực hiện từ năm 2024. Với vai trò là thành viên đồng thuận với quy tắc thuế TTTC, Việt Nam sẽ sớm phải có những thích ứng để thực hiện quy tắc này. Qua bài viết “Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu: Những vấn đề đặt ra và khuyến nghị cho Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thị Bích Điệp phân tích những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, đồng thời đưa ra những khuyến nghị nhằm đảm bảo lợi ích và sự phát triển của Việt Nam trong bối cảnh thực hiện quy tắc thuế TTTC.
Đứng dưới góc độ quan hệ lợi ích, tiền lương có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, được coi là một biện pháp hữu ích để điều chỉnh hài hòa lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động. Trong những năm qua, chính sách tiền lương của Việt Nam đã không ngừng được thay đổi, hướng tới tối ưu hóa lợi ích của các chủ thể. Bài viết “Hài hòa lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động thông qua chính sách tiền lương”, của tác giả Trịnh Huy Hồng phân tích thực trạng chính sách tiền lương của Việt Nam với ý nghĩa đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên trong các doanh nghiệp. Từ đó, rút ra một số giải pháp quan trọng để phát huy hiệu quả thực sự của chính sách tiền lương ở nước ta trong những năm tiếp theo, để đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể kinh tế.
Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đưa ra mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành nước thu nhập trung bình cao và năm 2050, Việt Nam sẽ trở thành nước có thu nhập cao. Đây là một mục tiêu khá thách thức khi mà hiện nay, Việt Nam vẫn đang thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp và khả năng kinh tế Việt Nam bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình là rất lớn. Bài viết “Vượt bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam hướng đến một nền kinh tế thu nhập cao ổn định, hài hòa và cân đối vào năm 2050”, của tác giả Nguyễn Tiến Hiệp đưa những nguyên nhân khiến một nền kinh tế có thể rơi vào bẫy thu nhập trung bình và dựa trên mô hình tích hợp mô phỏng phát triển chung, tác giả tính toán dự báo các chỉ tiêu kinh tế cơ bản.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) ở Việt Nam được hình thành từ năm 2000, song phải đến năm 2011 thị trường này mới bắt đầu phát triển. Mặc dù thị trường trái phiếu ở Việt Nam những năm gần đây có những nét khởi sắc, nhưng trong so sánh tương quan với các nước có cùng trình độ phát triển ở khu vực và trên thế giới, thì thị trường TPDN của Việt Nam chưa phát triển đúng tầm. Sự chiếm lĩnh của TPDN trên thị trường vốn còn rất hạn chế. Bài viết “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam: Những vấn đề đặt ra”, nhóm tác giả Vũ Thanh Nguyên, Nguyễn Thị Thu Hà đề cập đến những hạn chế của thị trường TPDN trong giai đoạn 2018-2022 và từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường TPDN để nó thực sự trở thành kênh huy động vốn chủ lực của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới.
Ở Việt Nam, phát triển kinh tế tuần hoàn (KTTH) được xem là một trong những chủ trương lớn để thực hiện nhiệm vụ về “quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên; bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”, có thể xem là giải pháp đột phá để giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế với môi trường trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa nền kinh tế, tài nguyên ngày càng cạn kiệt và suy thoái, ô nhiễm môi trường gia tăng. Bài viết “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam - Cơ hội và thách thức”, của nhóm tác giả Hồ Thị Hiền, Lương Đình Thành nêu ra những cơ hội, cũng như những thách thức trong quá trình phát triển KTTH ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và đề xuất một số khuyến nghị.
Cùng với đó, trong số kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.
MỤC LỤC
KỶ NIỆM 78 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG 8 VÀ QUỐC KHÁNH 2/9
Trần Quốc Phương: Khơi thông nguồn vốn đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững
TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG
Nguyễn Thị Bích Điệp: Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu: Những vấn đề đặt ra và khuyến nghị cho Việt Nam
Trịnh Huy Hồng: Hài hòa lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động thông qua chính sách tiền lương
Nguyễn Thường Lạng, Nguyễn Diễm Huyền: Chính sách nhập khẩu hóa chất của Việt Nam từ Trung Quốc
PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO
Nguyễn Tiến Hiệp: Vượt bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam hướng đến một nền kinh tế thu nhập cao ổn định, hài hòa và cân đối vào năm 2050
Ngô Thắng Lợi: Phát triển kinh tế tư nhân của người Việt Nam: Nội hàm và tiêu chí đánh giá
Vũ Thanh Nguyên, Nguyễn Thị Thu Hà: Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam: Những vấn đề đặt ra
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Hồ Thị Hiền, Lương Đình Thành: Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam - Cơ hội và thách thức
Nguyễn Huy Oanh: Nhìn lại quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và một số đề xuất trong thời gian tới
Trần Minh Thái: Giải pháp kiểm soát lạm phát của Việt Nam những tháng cuối năm 2023
Cấn Thị Thu Hương: Thu hút FDI trong lĩnh vực năng lượng tái tạo nhằm phát triển bền vững
Nguyễn Thị Thu Thủy: Mô hình kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam
Ngô Văn Thiện: Chuyển đổi số thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam
Nguyễn Thanh Nga, Lê Thị Bích Ngọc: Thực trạng chuyển đổi số trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam
Vũ Thị Thu Hương, Đoàn Khánh Toàn: Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong quản trị nhân lực của doanh nghiệp
Trịnh Thùy Dương, Trịnh Thị Hương, Tống Mạnh Hùng, Mai Tú Hương: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học
Đoàn Phương Thảo: Thể chế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa huy động vốn từ các NHTM
Nguyễn Thị Kim Nguyên: Giải pháp đảm bảo lợi ích cho người lao động trong các doanh nghiệp hiện nay
Vi Anh Đức: Chính sách phát triển rừng trồng sản xuất bền vững ở các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc ở Việt Nam hiện nay
Trần Việt Tiến: Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn TP. Hà Nội: Thực trạng và một số khuyến nghị
KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ
Phan Hữu Dũng, Trịnh Xuân Việt: Phát triển thương mại điện tử ở TP. Hà Nội: Thực trạng và giải pháp
Phạm Thị Lý: Một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong các doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Nguyễn Tử Hoài Sơn, Trần Thị Ngọc Mai, Phạm Thị Tô Lịch: Đẩy mạnh xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số ở tỉnh Ninh Bình
Phạm Hồng Thái, Phạm Văn Hiển: Kinh nghiệm thực hiện mô hình nông nghiệp tuần hoàn ở một số địa phương và bài học cho tỉnh Thái Bình
Trần Thu Thủy, Trương Thuận Yến, Bùi Thị Quỳnh Thơ: Marketing lãnh thổ với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hà Tĩnh
Võ Nguyên Ngà, Trương Văn Thanh, Lê Văn Hải: Giải pháp phát triển bền vững ngành thủy sản các tỉnh ven biển miền Trung
Doanh nghiệp trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc phát triển hoạt động đầu tư, kinh doanh tích cực
IN THIS ISSUE
CELEBRATION OF THE 78th ANNIVERSARY OF THE AUGUST REVOLUTION AND NATIONAL DAY, SEPTEMBER 2
Tran Quoc Phuong: Unlocking public investment capital, promoting fast and sustainable growth
FROM POLICY TO PRACTICE
Nguyen Thi Bich Diep: Global minimum tax rule: Issues and recommendations for Vietnam
Trinh Huy Hong: Harmonizing interests between employees and employers through salary policy
Nguyen Thuong Lang, Nguyen Diem Huyen: Vietnam’s policy on chemical import from China
ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST
Nguyen Tien Hiep: Overcoming the middle-income trap, Vietnam aiming for a stable, harmonious and balanced high-income economy by 2050
Ngo Thang Loi: Private economic development of Vietnamese people: Contents and evaluation criteria
Vu Thanh Nguyen, Nguyen Thi Thu Ha: Developing the corporate bond market in Vietnam: The issues raised
RESEARCH - DISCUSSION
Ho Thi Hien, Luong Dinh Thanh: Developing a circular economy in Vietnam - Opportunities and challenges
Nguyen Huy Oanh: Looking back on Vietnam’s international economic integration process and some suggestions in the coming time
Tran Minh Thai: Solutions to control inflation in Vietnam in the last months of 2023
Can Thi Thu Huong: Attracting FDI into renewable energy for sustainable development
Nguyen Thi Thu Thuy: A model of circular economy associated with sustainable tourism development in Vietnam
Ngo Van Thien: Digital transformation for promoting the development of cashless payments in Vietnam
Nguyen Thanh Nga, Le Thi Bich Ngoc: The situation of digital transformation in logistics service providers in Vietnam
Vu Thi Thu Huong, Doan Khanh Toan: Solutions to promote digital transformation in human resource management of enterprises
Trinh Thuy Duong, Trinh Thi Huong, Tong Manh Hung, Mai Tu Huong: Applying artificial intelligence in teaching and scientific research
Doan Phuong Thao: Institutions for small and medium enterprises to mobilize capital from commercial banks
Nguyen Thi Kim Nguyen: Solutions to ensure benefits for employees in today’s businesses
Vi Anh Duc: Policy to develop sustainable production forests in the Northeast border provinces in Vietnam today
Tran Viet Tien: Tax management for business households in Hanoi city: Current situation and some recommendations
SECTORAL - REGIONAL ECONOMY
Phan Huu Dung, Trinh Xuan Viet: Developing e-commerce in Hanoi city: Situation and some recommendations
Pham Thi Ly: Some solutions to create jobs for employees in enterprises in Ho Chi Minh City
Nguyen Tu Hoai Son, Tran Thi Ngoc Mai, Pham Thi To Lich: Promoting the building of digital government and digital transformation in Ninh Binh province
Pham Hong Thai, Pham Van Hien: Experience in implementing the circular agriculture model in some localities and lessons for Thai Binh province
Tran Thu Thuy, Truong Thuan Yen, Bui Thi Quynh Tho: Territorial marketing and attracting foreign direct investment to Ha Tinh province
Vo Nguyen Nga, Truong Van Thanh, Le Van Hai: Solutions for sustainable development of fisheries in the central coastal provinces
Enterprises in industrial zones of Vinh Phuc province develop active investment and business activities
Bình luận