Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 25 (852)

Tiếp cận từ khía cạnh Chính sách tiền tệ đa mục tiêu và vai trò độc lập của ngân hàng trung ương theo quy định của pháp luật Việt Nam, tác giả xem xét diễn biến phản ứng chính sách và kết quả điều hành chính sách tiền tệ thời kỳ hậu Covid-19 ở Việt Nam. Thông qua bài viết Thách thức và rủi ro trong điều hành chính sách tiền tệ đa mục tiêu và nới lỏng trong bối cảnh mới”, tác giả Nguyễn Thạc Hoát chỉ ra những thách thức, rủi ro của chính sách nới lỏng tiền tệ, từ đó đưa ra hàm ý chính sách điều hành tiền tệ đa mục tiêu của Việt Nam trong thời gian tới.

Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific) đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với kinh tế thế giới và thu hút sự chú ý của nhiều quốc gia. Mới đây, Chính phủ Hàn Quốc cũng đã công bố báo cáo chi tiết về Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với 3 nguyên tắc hợp tác là: Bao trùm, Tin cậy và Có đi có lại; cam kết tăng cường vai trò của mình trong việc giải quyết các vấn đề khác nhau trong khu vực và xây dựng một trật tự khu vực tích cực và 9 nội dung cốt lõi. Bài viết “Tăng cường hợp tác chiến lược giữa Hàn Quốc và Việt Nam trong kỷ nguyên Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, nhóm tác giả Trần Toàn Thắng, Nguyễn Đoan Trang phân tích chiến lược Ấn Độ Đương, Thái Bình Dương mới của Hàn Quốc, đưa ra một số nhận định, đánh giá về chiến lược, phân tích triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc, sau khi quốc gia này công bố chiến lược mới, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hợp tác giữa hai bên phù hợp với bối cảnh chiến lược mới.

Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, giúp tăng hiệu quả, giảm kinh phí, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm và có thể đưa ra mô hình kinh doanh mới. Tuy nhiên, chuyển đổi số trong các doanh nghiệp hiện nay còn có những hạn chế, nhất là các doanh nghiệp có tiềm lực hạn chế. Bài viết Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu với doanh nghiệp Việt Nam”, nhóm tác giả Bạch Ngọc Hoàng Ánh, Cảnh Chí Hoàng, Nguyễn Văn Đạt đánh giá thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp và đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong thời gian tới.

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT) trong giai đoạn mới đã khái lược rõ về tầm quan trọng của loại hình KTTT, trong đó xác định nhân tố quan trọng là hợp tác xã (HTX). Tuy nhiên, để HTX phát huy được thế mạnh và mang lại hiệu quả lớn hơn nữa, đóng góp vào nền kinh tế nước ta, rất cần có sự chung tay của các cấp, các ngành, các địa phương và chính những người nông dân của các HTX. Thông qua bài viết “Phát huy vai trò của mô hình kinh tế hợp tác xã đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam”, tác giả Trịnh Việt Tiến làm rõ hơn những vấn đề trên.

Trách nhiệm xã hội (TNXH) của doanh nghiệp (DN) đối với người lao động là thực thi tốt các cam kết đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động. Việc thực hiện tốt TNXH của DN với người lao động sẽ góp phần gắn kết người lao động với DN, đồng thời góp phần giúp DN phát triển bền vững trong tương lai. Bài viết Trách nhiệm xã hội với người lao động tại các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Khu công nghiệp Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ”, nhóm tác giả Lưu Thế Vinh, Phạm Lan Hương, Phạm Thị Thu Hương làm rõ TNXH của các DN Hàn Quốc trong Khu công nghiệp (KCN) Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ thời gian qua, từ đó đưa ra những hàm ý quản trị nhằm giúp các DN thực hiện tốt hơn TNXH của mình trong thời gian tới.

Hợp tác giữa cơ sở đào tạo và cơ quan, doanh nghiệp là một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Vấn đề này càng có ý nghĩa quan trọng đối với việc đào tạo ngành Quản trị văn phòng, bởi quá trình này đòi hỏi phải gắn lý thuyết với đời sống kinh tế - xã hội. Bài viết Thúc đẩy hợp tác giữa trường đại học và cơ quan, doanh nghiệp trong đào tạo cử nhân ngành quản trị văn phòng”, tác giả Hoàng Văn Hảo đề cập tới một số nội dung và khuyến nghị nhằm thúc đẩy hợp tác với cơ quan, doanh nghiệp trong đào tạo cử nhân ngành Quản trị văn phòng.

Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Nguyễn Thạc Hoát: Thách thức và rủi ro trong điều hành chính sách tiền tệ đa mục tiêu và nới lỏng trong bối cảnh mới

Nguyễn Thị Diễm Trinh, Nguyễn Hồng Hà: Bối cảnh và hàm ý chính sách áp dụng hiệu quả giảm thuế giá trị gia tăng về 8% tại Việt Nam

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Trần Toàn Thắng, Nguyễn Đoan Trang: Tăng cường hợp tác chiến lược giữa Hàn Quốc và Việt Nam trong kỷ nguyên Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Bạch Ngọc Hoàng Ánh, Cảnh Chí Hoàng, Nguyễn Văn Đạt: Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu với doanh nghiệp Việt Nam

Trịnh Việt Tiến: Phát huy vai trò của mô hình kinh tế hợp tác xã đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

Trương Mậu Tiên, Bùi Văn Trịnh: Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử: Trường hợp cụ thể tại Agribank - Chi nhánh tỉnh An Giang

Nguyễn Xuân Viễn, Huỳnh Hữu Nguyên: Ảnh hưởng của năng lực và kỹ năng cần thiết đối với công việc của ngành du lịch tới phát triển nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Lưu Thế Vinh, Phạm Lan Hương, Phạm Thị Thu Hương: Trách nhiệm xã hội với người lao động tại các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Khu công nghiệp Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ

Nguyễn Tấn Trung: Các yếu tố tác động đến giá trị thương hiệu Khách sạn Rex tại TP. Hồ Chí Minh

Hoàng Văn Hảo: Thúc đẩy hợp tác giữa trường đại học và cơ quan, doanh nghiệp trong đào tạo cử nhân ngành quản trị văn phòng

Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Bùi Thị Quỳnh Trang: Điểm đến du lịch thông minh: Quan điểm và một số nội dung nghiên cứu

Hoàng Thanh Liêm, Phan Văn Bảo Long: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng tại Quỹ Tín dụng nhân dân Hàm Hiệp, tỉnh Bình Thuận

Đoàn Hải Anh: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi truyền miệng các sản phẩm xanh của người tiêu dùng và vai trò trung gian của tài sản thương hiệu

NHÌN RA THẾ GIỚI

Nguyễn Hiếu Công: Một số mô hình kinh tế tuần hoàn trên thế giới và gợi ý chính sách cho Việt Nam thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, đóng góp vào tăng trưởng

Đào Trần Khánh, Đỗ Thanh Lâm: Chính sách tài chính cho thị trường các-bon: Nhìn từ kinh nghiệm của Anh, EU

Phạm Thu Thủy: Khủng hoảng di cư quốc tế - Trường hợp điển hình ở châu Âu và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam

Trịnh Xuân Việt: Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của một số nước Đông Á và định hướng cho Việt Nam

Nguyễn Thị Lan Anh: Nghiên cứu sự suy giảm năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải đường sắt so với đường bộ của Ấn Độ - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Đặng Quốc Toàn: Chuyển dịch cơ cấu lao động ngành công nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Thị Minh Phương, Hoàng Thu Hà, Lương Hương Giang, Lê Tuấn Anh: Thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc: Thực trạng và khuyến nghị

Nguyễn Thị Huyền Trang, Ninh Xuân Trung, Nguyễn Văn Phơ, Nguyễn Doãn Lâm, Ngô Thị Thuận: Giải pháp phát triển sản xuất rau xuất khẩu của tỉnh Hải Dương

Phạm Thị Ngọc, Lê Văn Cường: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ngành Thanh tra tỉnh Thanh Hóa

Huỳnh Hải Đăng: Liên kết kinh tế trong phát triển du lịch cộng đồng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Nghiên cứu trường hợp ở TP. Cần Thơ và Kiên Giang

Nguyễn Thị Thanh Vân: Nuôi trồng thủy sản trên biển tại Khánh Hòa: Thực trạng và giải pháp

Đặng Minh Đức: Phát triển ngành bất động sản ở tỉnh Bình Thuận: Thực trạng và kiến nghị giải pháp

* Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc vượt qua thách thức, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Nguyen Thac Hoat: Challenges and risks in operating multi-target and loosening monetary policy in the new context

Nguyen Thi Diem Trinh, Nguyen Hong Ha: Context and policy implications for effectively applying value added tax reduction to 8% in Vietnam

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Tran Toan Thang, Nguyen Doan Trang: Strengthening strategic cooperation between Korea and Vietnam in the Indo-Pacific era

RESEARCH - DISCUSSION

Bach Ngoc Hoang Anh, Canh Chi Hoang, Nguyen Van Dat: Digital transformation - an inevitable trend for Vietnamese businesses

Trinh Viet Tien: Promoting the role of the cooperative economic model in the development of Vietnam’s economy

Truong Mau Tien, Bui Van Trinh: Factors affecting the quality of electronic banking services: Case study of Agribank - An Giang Branch

Nguyen Xuan Vien, Huynh Huu Nguyen: The impact of necessary competence and work skills in the tourism industry to the development of tourism human resources in Binh Thuan province

Luu The Vinh, Pham Lan Huong, Pham Thi Thu Huong: Corporate social responsibility to employees at Korean enterprises in Thuy Van Industrial Park, Phu Tho province

Nguyen Tan Trung: Factors affecting the brand value of Rex Hotel in Ho Chi Minh City

Hoang Van Hao: Promoting cooperation between universities, agencies and businesses in training bachelor’s degrees in office administration

Nguyen Thi Quynh Huong, Bui Thi Quynh Trang: Smart tourism destinations: Viewpoints and some research contents

Hoang Thanh Liem, Phan Van Bao Long: Factors affecting credit performance at Ham Hiep People’s Credit Fund, Binh Thuan province

Doan Hai Anh: Model of factors affecting consumers’ word-of-mouth behavior of green products and the mediating role of brand asset

WORLD OUTLOOK

Nguyen Hieu Cong: Some models of circular economy in the world and policy suggestions for Vietnam to promote circular economy, contributing to economic growth

Dao Tran Khanh, Do Thanh Lam: Financial policy for the carbon market: Looking from the experiences of the UK and EU

Pham Thu Thuy: International migration crisis - Typical case in Europe and some policy implications for Vietnam

Trinh Xuan Viet: Experience in developing high-quality human resources of some East Asian countries and orientation for Vietnam

Nguyen Thi Lan Anh: Research on the decline in competitiveness of rail transport services compared to road transport services in India - Lessons learned for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Dang Quoc Toan: Transforming industrial labor structure in Ho Chi Minh City

Nguyen Thi Minh Phuong, Hoang Thu Ha, Luong Huong Giang, Le Tuan Anh: Attracting investment from large enterprises in Vinh Phuc province: Current situation and recommendations

Nguyen Thi Huyen Trang, Ninh Xuan Trung, Nguyen Van Pho, Nguyen Doan Lam, Ngo Thi Thuan: Solutions to develop export vegetable production in Hai Duong province

Ngo Duc Vinh: Territorial marketing and sustainable tourism development in Hoa Binh

Pham Thi Ngoc, Le Van Cuong: Improving the quality of civil servants in Thanh Hoa province’s Inspectorate

Huynh Hai Dang: Economic linkages in community tourism development in the Mekong Delta: Case study of Can Tho city and Kien Giang province

Nguyen Thi Thanh Van: Marine aquaculture in Khanh Hoa: Current situation and solutions

Dang Minh Duc: Real estate sector development in Binh Thuan province: Current situation and proposed solutions

* Enterprises in industrial parks in Vinh Phuc province overcome challenges and develop production and business activities