Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 35(825)

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động mua sắm, quản lý sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế, đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch, cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trong hoạt động đấu thầu. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành Luật thời gian qua cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết phải sửa đổi. Đặc biệt, quá trình triển khai thi hành Luật Đấu thầu đã phát sinh một số bất cập trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; chưa thực sự tạo cơ chế hiệu quả, linh hoạt để bảo đảm mua sắm được hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu sử dụng, trong đó có việc mua sắm hóa chất, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế. Bài viết “Một số kiến nghị sửa đổi Luật Đấu thầu về nội dung lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư”, tác giả Nguyễn Duy Đồng sẽ làm rõ hơn những nội dung này.

Tài sản trí tuệ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong đó, hoạt động thương mại hóa tài sản trí tuệ đã trở thành công cụ đắc lực không chỉ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận, mà còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Bài viết “Thương mại hóa tài sản trí tuệ tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, nhóm tác giả Trần Thị Tuấn Anh, Lê Thị Bích Ngọc phân tích thực trạng thương mại hóa tài sản trí tuệ tại Việt Nam những năm vừa qua, bài viết đưa ra một số nhận định để từ đó khuyến nghị các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động này tại Việt Nam trong thời gian tới.

Giải ngân vốn đầu tư công hằng năm vừa là nhiệm vụ kinh tế, vừa là nhiệm vụ chính trị của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành, giám sát của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành chủ động, quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương. Đầu tư công không chỉ đóng góp vào tăng trưởng GDP, mà còn có tác động lan tỏa đến đầu tư dân doanh, đầu tư nước ngoài. Sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, đầu tư công được xem là bàn đạp để ổn định sản xuất, phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công cần sự triển khai đồng bộ các giải pháp, đặc biệt là sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương. Bài viết “Một số giải pháp tăng cường giải ngân vốn đầu tư công”, nhóm tác giả Lê Vũ Sao Mai, Cao Thị Thanh Vân kiến nghị một số giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Chuyển giá là hiện tượng phổ biến trong các nền kinh tế hội nhập hiện nay. Việc xác định có tồn tại quan hệ chuyển giá và xử lý các vụ việc nghi ngờ chuyển giá luôn là một vấn đề nhức nhối đòi hỏi các nhà quản lý, các cơ quan chức trách và những người có thẩm quyền điều tra phải luôn quan tâm sát sao và đúng mực, từ đó kịp thời nắm bắt và phát hiện những lỗ hổng cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật về thuế của Chính phủ. Bài viết “Hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp ở Việt Nam và một số đề xuất trong thời gian tới”, nhóm tác giả Dương Thu Hồng, Nguyễn Hà Giang, Vũ Châu Anh, Nguyễn Đình Duy đánh giá sơ bộ về thực trạng cũng như chỉ ra những tác động của chuyển giá đến nền kinh tế Việt Nam.

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của các doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) là khả năng tiếp cận vốn. Thực tế cho thấy, tỷ lệ các start-up thành công không có nhiều, thậm chí số liệu thống kê cho thấy có tới hơn 92% công ty khởi nghiệp bị thất bại và phải giải thể. Nguyên nhân là vì doanh nghiệp đổi mới sáng tạo có nhiều rủi ro hơn so với các doanh nghiệp thông thường khác. Chính bởi vậy, họ cần có những hỗ trợ đặc thù về cơ sở vật chất và tài chính để phát triển. Bài viết “Rào cản huy động vốn của các start-up tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, tác giả Đào Anh Tuấn đánh giá một số rào cản trong tài chính cản trở các start-up tiến đến mở rộng thị trường, đồng thời đưa ra một số giải pháp tháo gõ nút thắt này.

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực vào ngày 01/8/2020. Đây là một dấu mốc quan trọng trên hành trình cải cách và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam. Sau 2 năm thực thi, tại Việt Nam, EVFTA đã bước đầu mang lại những hiệu quả tích cực đối với doanh nghiệp, tạo tác động tích cực cho hoạt động xuất khẩu và được đánh giá là một trong những hiệp định có tỷ lệ tận dụng ưu đãi cao trong số những FTA mà Việt Nam đã tham gia. Tuy nhiên, để tận dụng tốt các cơ hội, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cần có các giải pháp đồng bộ hơn nữa. Bài viết “Xuất khẩu của Việt Nam sau 2 năm thực thi EVFTA”, tác giả Phan Thu Giang đánh giá một số kết quả trong hoạt động xuất khẩu sau 2 năm thực thi EVFTA, đồng thời kiến nghị một số giải pháp thúc đẩy hoạt động này trong thời gian tới.

Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Nguyễn Duy Đồng: Một số kiến nghị sửa đổi Luật Đấu thầu về nội dung lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

Trần Thị Tuấn Anh, Lê Thị Bích Ngọc: Thương mại hóa tài sản trí tuệ tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Lê Vũ Sao Mai, Cao Thị Thanh Vân: Một số giải pháp tăng cường giải ngân vốn đầu tư công

Dương Thu Hồng, Nguyễn Hà Giang, Vũ Châu Anh, Nguyễn Đình Duy: Hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp ở Việt Nam và một số đề xuất trong thời gian tới

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Đào Anh Tuấn: Rào cản huy động vốn của các start-up tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Phan Thu Giang: Xuất khẩu của Việt Nam sau 2 năm thực thi EVFTA

Nguyễn Thị Nga: Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh thích ứng, linh hoạt với dịch Covid-19

Nguyễn Ngọc Trung: Một số đề xuất hỗ trợ DNNVV tiếp cận vốn tín dụng phục hồi sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh “bình thường mới”

Trần Quốc Trung, Phạm Hùng Cường: Quản lý rủi ro doanh nghiệp bằng tiêu chuẩn ISO 31000

Vũ Trọng Phong: Đánh giá chất lượng dịch vụ internet băng rộng di động của VNPT và đề xuất giải pháp

Nguyễn Thị Hồng Hạnh: Mô hình BOT trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Quản Minh Phương, Nguyễn Thị Thuận: Phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Trần Thanh Long, Phạm Quang Đại, Thái Phương Nam: Phát triển đại học xanh ở Việt Nam nhìn từ thực tiễn của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Trần Thị Liên Trang: Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Nguyễn Anh Quyền: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động tại tỉnh Nghệ An hậu đại dịch Covid-19

Nguyễn Quỳnh Trang, Lê Thị Tầm: Ứng dụng marketing trực tuyến tại hệ thống khách sạn hiện nay: Thực trạng và một số giải pháp

Hoàng Thị Hương: Tổ chức kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và nhu cầu áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát Việt Nam

NHÌN RA THẾ GIỚI

Phí Thị Thu Trang: Chính sách tiền tệ ứng phó dịch Covid-19 của các quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Nguyễn Hồng Trà My, Nguyễn Yến Nhi, Tăng Quốc Hùng: Nghiên cứu chuỗi cung ứng rau quả của Thái Lan và đề xuất bài học cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Lưu Thế Vinh, Đào Thị Huế: Quản lý nhân lực ở Trường Cao đẳng nghề Yên Bái: Thực trạng và giải pháp

Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Thị Vi: Nâng cao trình độ và năng lực công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Phạm Quang Hải, Đỗ Văn Nhiệm: Cơ cấu lại kinh tế ngành nông nghiệp ở tỉnh Nam Định - Thực trạng và giải pháp

Lê Thị Mai Hương: Phát triển dịch vụ E-mobile Banking tại Agribank - Chi nhánh huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai

Bùi Thị Tuyết Nhung: Quản trị rủi ro trong hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn TP. Tây Ninh

Mai Xuân Tuân, Nguyễn Thị Thúy Vân: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch tỉnh Bình Phước

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Nguyen Duy Dong: Some recommendations for amending the Bidding Law regarding the selection of contractor and investor

Tran Thi Tuan Anh, Le Thi Bich Ngoc: Commercialization of intellectual property in Vietnam: Current situation and solutions

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Le Vu Sao Mai, Cao Thi Thanh Van: Some solutions for increasing the disbursement of public investment capital

Duong Thu Hong, Nguyen Ha Giang, Vu Chau Anh, Nguyen Dinh Duy: Transfer pricing of enterprises in Vietnam and some recommendations in the coming time

RESEARCH - DISCUSSION

Dao Anh Tuan: Barriers in raising capital of start-ups in Vietnam: Reality and solutions

Phan Thu Giang: Vietnam’s exports after two-year implementation of EVFTA

Nguyen Thi Nga: Supporting Vietnamese businesses in the context of adaptation and flexibility post Covid-19

Nguyen Ngoc Trung: Some proposals to support SMEs to access credit to recover their production and business in the new normal context

Tran Quoc Trung, Pham Hung Cuong: Enterprise risk management according to ISO 31000

Vu Trong Phong: Assessing service quality of VNPT’s mobile broadband and proposing solutions

Nguyen Thi Hong Hanh: BOT model in improving Vietnam’s road transport infrastructure: Current situation and solutions

Quan Minh Phuong, Nguyen Thi Thuan: To boost community-based tourism in Vietnam: Reality and solutions

Tran Thanh Long, Pham Quang Dai, Thai Phuong Nam: Developing green universities in Vietnam: Seen from the practice of Vietnam National University, Ho Chi Minh City

Tran Thi Lien Trang: Promote activities to support sending Vietnamese labourers to work oversea under contracts

Nguyen Anh Quyen: Some schemes to promote Nghe An province’s labor export after the Covid-19 pandemic

Nguyen Quynh Trang, Le Thi Tam: Application of online marketing in the hotel system: Reality and solutions

Hoang Thi Huong: Organization of accounting for revenue, expenses, business results and the need to apply IFRS in beer, wine and beverage manufacturing enterprises in Vietnam

WORLD OUTLOOK

Phi Thi Thu Trang: Monetary policies to cope with the Covid-19 pandemic of countries and lessons for Vietnam

Nguyen Hong Tra My, Nguyen Yen Nhi, Tang Quoc Hung: A research on Thailand’s fruit and vegetable supply chain and lessons for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Luu The Vinh, Dao Thi Hue: Human resource management at Yen Bai Vocational College: Situation and solutions

Nguyen Minh Ngoc, Nguyen Thi Vi: Improving technological level and capacity for industrial production enterprises in Hung Yen province

Pham Quang Hai, Do Van Nhiem: Agricultural restructuring in Nam Dinh province - Current situation and solutions

Le Thi Mai Huong: Developing E-mobile Banking service at Agribank - Thong Nhat district branch, Dong Nai province

Bui Thi Tuyet Nhung: Risk management in the operation of people’s credit funds in Tay Ninh city

Mai Xuan Tuan, Nguyen Thi Thuy Van: Reality of implementing policies on tourism development in Binh Phuoc province