Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 5 (831)

Việc Việt Nam tham gia ngày càng mạnh mẽ vào các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới, đã mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam gia nhập sâu rộng nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều này cũng đặt các doanh nghiệp, ngành hàng trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là từ các nước trong khu vực. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, công cụ để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, các ngành sản xuất trong nước được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép là rất cần thiết để bảo vệ sản xuất trong nước. Thông qua bài viết “Tăng cường phòng vệ thương mại ở Việt Nam, bảo vệ sản xuất trong nước”, tác giả Đỗ Thị Ngân đánh giá thực trạng công tác phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu tại Việt Nam, từ đó kiến nghị một số giải pháp trong thời gian tới.

Trong các năm trở lại đây, thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Đại dịch Covid-19 vừa diễn ra cùng với bối cảnh hiện nay đã góp phần làm thay đổi và định hình hành vi mua sắm của người tiêu dùng hướng đến sự nhanh chóng, tiện lợi và an toàn. Người tiêu dùng mua sắm hàng hóa qua giao dịch TMĐT ngày càng tăng. TMĐT trở thành hình thức giao dịch mua bán được cả người tiêu dùng và người kinh doanh ủng hộ. Vì thế, việc hoàn thiện hệ sinh thái TMĐT là cần thiết. Bài viết Giải pháp hoàn thiện hệ sinh thái thương mại điện tử Việt Nam”, của nhóm tác giả Trần Trọng Nguyên, Nguyễn Duy Tùng, Phạm Mỹ Hằng Phương đánh giá những hạn chế trong thực tế hệ sinh thái TMĐT Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp cho thời gian tới.

Hiện nay, việc mua sắm trực tuyến thông qua các trang TMĐT, các nền tảng mạng xã hội đang ngày càng phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Năm 2022, Việt Nam có khoảng 72 triệu người dùng internet, chiếm khoảng trên 74% dân số cả nước, là quốc gia có lượng người dùng internet cao thứ 13 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư phát triển, tăng doanh thu trên mảng kinh doanh trực tuyến. Bài viết “Một số giải pháp phát triển bán lẻ trực tuyến ở Việt Nam”, của tác giả Hà Ngọc Thắng đánh giá thực trạng hoạt động bán lẻ trực tuyến ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển phương thức bán hàng này.

CPTPP đã chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/01/2019. CPTPP gồm 30 chương và 9 phụ lục, trong đó Chương 11 quy định về dịch vụ tài chính, ngân hàng. Các cam kết thuộc lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng của CPTPP nhằm hướng tới tăng cường phát triển thị trường dịch vụ tài chính ở các quốc gia thành viên. Qua bài viết Tác động của CPTPP đến ngành ngân hàng Việt Nam”, Nguyễn Quốc Anh đánh giá tác động của CPTPP đến hoạt động tài chính, ngân hàng thông qua các cơ hội và thách thức, từ đó đưa ra gợi ý giải pháp để các ngân hàng thương mại có thể tiếp cận tốt điều kiện thị trường toàn cầu, cũng như vận dụng được lợi thế và đóng góp tốt hơn cho CPTPP khi Việt Nam là thành viên.

Thời gian qua, ngay cả trong bối cảnh đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp bảo hiểm đã và đang hoạt động an toàn, hiệu quả, chuyên nghiệp. Các sản phẩm và chất lượng dịch vụ được tăng cường ngày càng đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tham gia bảo hiểm, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Bài viết Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm niêm yết trên thị trường chứng khoán”, của nhóm tác giả Đỗ Phương Thảo, Trần Thị Duyên, Đỗ Thị Huyền, Ngô Khánh Huyền, Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Thùy Linh đánh giá kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2022, đồng thời đề xuất những giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này trong thời gian tới.

Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh, vì giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí vận hành, chăm sóc khách hàng tốt hơn... Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng AI vẫn còn ít, chưa toàn diện. Bài viết Vai trò và giải pháp phát triển AI trong doanh nghiệp”, của tác giả Đỗ Văn Viện đánh giá vai trò của AI đối với sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng này.

Cùng với đó, trong số kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Đỗ Thị Ngân: Tăng cường phòng vệ thương mại ở Việt Nam, bảo vệ sản xuất trong nước

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Trần Trọng Nguyên, Nguyễn Duy Tùng, Phạm Mỹ Hằng Phương: Kết quả xếp hạng các địa phương qua Chỉ số phát triển bền vững cấp tỉnh PSDI 2021

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Đặng Hải Long, Đặng Thị Thùy Dung: Giải pháp hoàn thiện hệ sinh thái thương mại điện tử Việt Nam

Hà Ngọc Thắng: Một số giải pháp phát triển bán lẻ trực tuyến ở Việt Nam

Nguyễn Quốc Anh: Tác động của CPTPP đến ngành ngân hàng Việt Nam

Đỗ Phương Thảo, Trần Thị Duyên, Đỗ Thị Huyền, Ngô Khánh Huyền, Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Thùy Linh: Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm niêm yết trên thị trường chứng khoán

Lâm Ngọc Thùy: Phân tích dữ liệu lớn: Cơ hội và thách thức trong tiếp thị B2B

Đỗ Văn Viện: Vai trò và giải pháp phát triển AI trong doanh nghiệp

Lê Minh Thống, Trần Văn Hiệp Nguyễn Thanh Thủy: Phát triển thị trường khí tự nhiên hóa lỏng ở Việt Nam

Trần Thế Lữ, Đinh Thị Hòa: Quản lý nguồn thu của Trường Đại học Công đoàn trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính

Nguyễn Nhật Linh: Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển Hà Tĩnh

Phạm Thị Bích Thu, Lê Thị Thủy: Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại VietinBank Chi nhánh Thanh Hóa

Vũ Thị Thuý Vi, Nguyễn Thị Thúy Vân: Hoàn thiện hoạt động marketing Mix tại Khách sạn Sài Gòn - Đà Lạt

Đào Văn Thanh, Đặng Trí Thủ: Quảng bá du lịch trên mạng xã hội: Trường hợp nghiên cứu tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Đặng Lan Anh, Lê Hùng Trường: Giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa

NHÌN RA THẾ GIỚI

Nguyễn Tấn Vinh, Võ Hữu Phước: Kinh nghiệm một số quốc gia trong triển khai quy hoạch đô thị

Trịnh Trọng Thành: Thể chế quản lý môi trường ở Singapore và khuyến nghị đối với Việt Nam

Nguyễn Xuân Phương: Quản lý nhà nước trong phát triển khu công nghiệp sinh thái: Thực tiễn ở Thái Lan và kinh nghiệm cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Nguyễn Trọng Xuân, Lê Đình Cảnh: Phát triển du lịch sinh thái bền vững trên địa bàn TP. Hà Nội

Trần Mai Hương: Phát triển du lịch huyện Mù Cang Chải trong thời gian tới

Nguyễn Thị Xuân, Nguyễn Đức Dương: Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững ngành logistics tỉnh Thanh Hóa

Trần Thế Tuân: Đà Nẵng - Phát triển trung tâm logistics xanh và bền vững

Phạm Thị Thanh Xuân: Thực trạng và giải pháp cải thiện sinh kế cho hộ nuôi trồng thủy sản tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Lê Minh Đức, Nguyễn Thị Ngân Loan: Hoàn thiện quản lý nhà nước về các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Bình Định

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Do Thi Ngan: Strengthening trade remedies in Vietnam to protect domestic production

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Tran Trong Nguyen, Nguyen Duy Tung, Pham My Hang Phuong: Provincial rankings through PSDI 2021

RESEARCH - DISCUSSION

Dang Hai Long, Dang Thi Thuy Dung: Solutions to perfect Vietnam’s e-commerce ecosystem

Ha Ngoc Thang: Some solutions for boosting online retail in Vietnam

Nguyen Quoc Anh: Impact of CPTPP on Vietnam’s banking industry

Do Phuong Thao, Tran Thi Duyen, Do Thi Huyen, Ngo Khanh Huyen, Nguyen Thi Nga, Nguyen Thuy Linh: Performance of insurance companies listed on the stock market

Lam Ngoc Thuy: Big data analytics: Opportunities and challenges in B2B marketing

Do Van Vien: The roles and solutions for applying AI in enterprises

Le Minh Thong, Tran Van Hiep, Nguyen Thanh Thuy: Expanding the liquefied natural gas market in Vietnam

Tran The Lu, Dinh Thi Hoa: Revenue management of Trade Union University in the context of autonomy mechanism

Nguyen Nhat Linh: Improving investment efficiency of Ha Tinh Development Investment Fund

Pham Thi Bich Thu, Le Thi Thuy: Reality of internal control of credit activities at VietinBank - Thanh Hoa Branch

Vu Thi Thuy Vi, Nguyen Thi Thuy Van: Perfecting marketing mix at Saigon - Da Lat Hotel

Dao Van Thanh, Dang Tri Thu: Promoting tourism via social media: The case study of Ly Son island district, Quang Ngai province

Dang Lan Anh, Le Hung Truong: Solutions for improving cost management accounting at Thanh Hoa Pediatric Hospital

WORLD OUTLOOK

Nguyen Tan Vinh, Vo Huu Phuoc: Experiences of several countries in urban planning

Trinh Trong Thanh: Institution for environmental management in Singapore and recommendations for Vietnam

Nguyen Xuan Phuong: State management of eco-industrial park development: Practice in Thailand and experience for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Nguyen Trong Xuan, Le Dinh Canh: To boost eco-tourism towards sustainability in Ha Noi city

Tran Mai Huong: Development of tourism in Mu Cang Chai district in the coming time

Nguyen Thi Xuan, Nguyen Duc Duong: Proposing solutions for boosting logistics in Thanh Hoa province towards a sustainable way

Tran The Tuan: Developing a green and sustainable logistics center in Da Nang

Pham Thi Thanh Xuan: Reality and solutions for improving the livelihoods of aquaculture households in Quang Dien district, Thua Thien Hue province

Le Minh Duc, Nguyen Thi Ngan Loan: Improving state management of public investment projects in Binh Dinh province