Gợi mở cách tiếp cận mới cho khát vọng phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng phát biểu đề dẫn Hội thảo
Gợi mở cách tiếp cận mới cho khát vọng phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
PGS.TS Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản phát biểu tại Hội thảo
Gợi mở cách tiếp cận mới cho khát vọng phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư tỉnh Quảng Ninh phát biểu chào mừng Hội thảo

Hội thảo có chủ đề: “Nguồn lực và động lực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 - Tầm nhìn quốc gia và hành động địa phương”, tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh, một địa phương phát triển năng động và có nhiều mô hình đổi mới sáng tạo. Hội thảo do Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Quảng Ninh phối hợp tổ chức trong bối cảnh các địa phương cùng với cả nước đang triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ, theo chủ trương của Hội nghị Trung ương 4 khoá XIII, Kết luận số 24-KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ để góp phần đưa nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, không lỡ nhịp với tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu, đồng thời tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo.

Xu hướng toàn cầu, tầm nhìn quốc gia và hành động địa phương

Theo Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng, năm 2021 có thể được coi là năm rất khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế chỉ đạt 2,58% là mức thấp nhất trong khoảng ba thập niên vừa qua. Nguyên nhân là: để ngăn chặn, kiểm soát sự lây lan và tác hại nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, chúng ta đã phải tiến hành các đợt phong tỏa trên diện rộng và kéo dài dẫn đến đứt gãy, gián đoạn nhiều hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là tại nhiều tỉnh, thành phố là đầu tàu kinh tế, trọng điểm sản xuất công nghiệp, dịch vụ của cả nước như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang…

Tuy nhiên, nhờ sự điều chỉnh kịp thời, đúng đắn của Trung ương sang chủ trương: “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh”, được cụ thể hoá bằng Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ; đặc biệt, với việc thực hiện hiệu quả qui định 5K, cùng chiến lược tiêm chủng vắc-xin thần tốc; khắc phục các đứt gãy, gián đoạn trong sản xuất - kinh doanh; triển khai các gói an sinh xã hội hỗ trợ người lao động kịp thời theo phương châm “an sinh, an ninh, an toàn và an dân”, các hoạt động kinh tế - xã hội đã cơ bản được phục hồi, khởi sắc rõ rệt kể từ quý 4/2021. Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất để chuyển sang giai đoạn bình thường mới, hướng tới thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã được Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra.

Gợi mở cách tiếp cận mới cho khát vọng phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
Hội thảo có quy mô cấp quốc gia, thu hút sự tham dự của đông đảo các nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà khoa học hàng đầu với 76 bài tham luận
Các địa phương cần nỗ lực tìm kiếm, khơi thông, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh, các nguồn lực đa dạng tại chỗ, nhất là các nguồn lực trong nhân dân, để hiện thực hoá các sáng kiến phát triển của mình, bứt phá, vươn lên...

Trong bối cảnh như trên, ông Nguyễn Xuân Thắng đề cập đến ba vấn đề, gợi mở một cách tiếp cận mới trong việc huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, xác lập động lực mới cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đó là: xu hướng toàn cầu, tầm nhìn quốc gia và hành động địa phương.

Về xu hướng toàn cầu, đại dịch COVID-19, xung đột vũ trang và chiến tranh thương mại đã kích hoạt chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa dân tộc kinh tế và phong trào phản kháng toàn cầu hóa trở nên mạnh mẽ hơn; cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là bước chuyển nhanh sang nền kinh tế số đưa đến những nhận thức phát triển mới: nguồn lực phát triển quan trọng nhất là tài nguyên số và trí tuệ con người, động lực tăng trưởng nhanh nhất là những ngành thích ứng với chuyển đổi số, đặc biệt là kinh tế số; sự cạn kiệt, thiếu hụt tài nguyên khiến các xu hướng nổi bật như tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế sinh thái, kinh tế tuần hoàn mang đến cho thế giới những động lực mới để phát triển nhanh và bền vững…

Về tầm nhìn quốc gia, tăng năng suất là phương thức quan trọng nhất để Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển của mình. Có ba cách tăng năng suất, gắn liền với việc khởi tạo ba động lực chính của tăng trưởng: (1) Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, di chuyển nguồn lực từ các ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất cao hơn để sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực; (2) Tạo hiệu ứng kinh tế quy mô (cả nội tại và ngoại vi), khai thác lợi thế nhờ quy mô để tăng năng suất trong từng ngành, từng doanh nghiệp; (3) Tạo thuận lợi cho quá trình nhập cuộc - rút lui của các doanh nghiệp để mở rộng sân chơi và nguồn lực cho những chủ thể kinh tế hiệu quả nhất trên thị trường.

Tăng năng suất cần được thực hiện theo lộ trình phù hợp với điều kiện thực tiễn của các địa phương. Mỗi địa phương căn cứ vào điều kiện thực tiễn của mình để lựa chọn cách làm sáng tạo trong khai thác tốt các nguồn lực, cũng như tạo dựng các động lực phát triển. Các địa phương cần nỗ lực tìm kiếm, khơi thông, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh, các nguồn lực đa dạng tại chỗ, nhất là các nguồn lực trong nhân dân, để hiện thực hoá các sáng kiến phát triển của mình, bứt phá, vươn lên.

Tăng năng suất và đổi mới sáng tạo là hai nhân tố quan trọng tạo ra những động lực và nguồn lực phát triển mới

Gợi mở cách tiếp cận mới cho khát vọng phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
Hội thảo bàn nhiều nội dung quan trọng theo một cách tiếp cận mới: xu hướng toàn cầu, tầm nhìn quốc gia và hành động địa phương
Tăng năng suất là một quá trình các địa phương tiến hành đổi mới sáng tạo. Cần đổi mới sáng tạo trong cả cách nghĩ và cách làm, trong cả tư duy và hành động để thích ứng với sự thay đổi rất nhanh của thực tiễn, nhất là trước sự xuất hiện của những mô hình, phương thức mới...

Ông Nguyễn Xuân Thắng nhận định, tăng năng suất là phương thức quan trọng nhất để Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển của mình. Tăng năng suất gắn liền với việc khởi tạo ba động lực chính của tăng trưởng.

Một là, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, di chuyển nguồn lực từ các ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất cao hơn để sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực. Cần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu không chỉ từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ mà còn ngay trong chính các ngành này theo hướng tăng tỷ trọng các tiểu ngành có năng suất, hàm lượng công nghệ, sản phẩm có chất lượng và giá trị gia tăng cao hơn. Sự chuyển dịch này còn diễn ra nhanh hơn nhờ quá trình chuyển đổi số đang thẩm thấu vào mọi hoạt động kinh tế - xã hội, vào từng sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ cùng với nỗ lực xanh hóa nền kinh tế khi Việt Nam đã cam kết đạt được mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Hai là, tạo hiệu ứng kinh tế quy mô (cả nội tại và ngoại vi), khai thác lợi thế nhờ quy mô để tăng năng suất trong từng ngành, từng doanh nghiệp.

Ba là, tạo thuận lợi cho quá trình “nhập cuộc - rút lui” của các doanh nghiệp để mở rộng sân chơi và nguồn lực cho những chủ thể kinh tế hiệu quả nhất trên thị trường. Ở đây, sự nhập cuộc của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo chủ yếu dựa vào tài năng với những ý tưởng mới đóng vai trò hết sức quan trọng. Ý tưởng và tài năng là các nguồn lực không có trần giới hạn nhưng lại khan hiếm không những ở Việt Nam mà còn cả ở trên thế giới.

Gợi mở cách tiếp cận mới cho khát vọng phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
Hội thảo thu hút nhiều đại biểu, nhà đầu tư tham dự

Tăng năng suất cần được thực hiện phù hợp với điều kiện thực tiễn của mỗi địa phương. Các tỉnh có mức thu nhập còn thấp vẫn cần tận dụng các dư địa đã có sẵn, khai thác có hiệu quả hơn các nguồn vốn và tài nguyên, thúc đẩy các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến (tất nhiên phải dựa trên những công nghệ mới) để tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề mà một số tỉnh có mức thu nhập cao hơn (như Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh) đang hoặc sẽ sớm đối mặt, đó là: việc phát triển các ngành công nghiệp chế tạo khó thể vượt qua được bẫy thu nhập trung bình, cần chuyển hướng sang thúc đẩy các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, kết hợp với việc hình thành các đô thị “đáng sống”, đô thị “thông minh”, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng cuộc sống, thu hút nguồn nhân lực có kỹ năng và tài năng để tạo ra những động lực phát triển mới. Yêu cầu chuyển dịch đó đòi hỏi phải nỗ lực xây dựng hình ảnh, thương hiệu về một địa phương “đất lành, chim đậu”, có sức hấp dẫn cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

Tăng năng suất là một quá trình các địa phương tiến hành đổi mới sáng tạo. Cần đổi mới sáng tạo trong cả cách nghĩ và cách làm, trong cả tư duy và hành động để thích ứng với sự thay đổi rất nhanh của thực tiễn, nhất là trước sự xuất hiện của những mô hình, phương thức mới trong quản trị nhà nước, quản trị doanh nghiệp, trong sản xuất kinh doanh,...nắm bắt cơ hội “đi tắt, đón đầu”, đi thẳng vào phát triển những lĩnh vực của nền kinh tế xanh và nền kinh tế số. Hết sức chú trọng khai thác và phát huy nguồn lực con người (tài năng và lao động có kỹ năng) bởi đây vừa là nguồn lực nội sinh, vừa là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển.

Việt Nam cần nhận diện đúng, dự báo trúng và bắt nhịp với xu hướng toàn cầu

Gợi mở cách tiếp cận mới cho khát vọng phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
Nhiều nhà khoa học hàng đầu tham dự Hội thảo
Để đạt được mục tiêu trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần đạt được tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người trong 30 năm tới là 6,7%/năm. Đây là một thách thức rất lớn.

Cũng theo Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng, Việt Nam cần nhận diện đúng, dự báo trúng và bắt nhịp nhanh với các xu hướng toàn cầu, hiểu rõ phương châm, cách tiếp cận của những nước đi sau, những nền kinh tế có quy mô nhỏ và vừa. “Nếu như không thể đứng được trên vai của những người khổng lồ thì chí ít cũng có thể đi cùng với họ, để khai thác tốt nhất những động lực và nguồn lực bên ngoài, không chỉ để khắc phục những hệ luỵ của đại dịch COVID-19 mà còn phải kiến tạo được những nền tảng cho sự phát triển trong trung và dài hạn”, Ông nói.

Để đạt được mục tiêu trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng nêu, một số nghiên cứu cho rằng, Việt Nam cần đạt được tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người trong 30 năm tới là 6,7%/năm. Đây là một thách thức rất lớn, bởi theo nguyên lý đơn giản là: càng leo núi lên cao thì tốc độ leo càng chậm lại, trong khi tăng trưởng thu nhập bình quân thực tế trên đầu người trong gần 30 năm qua (từ năm 1991 đến năm 2018) của Việt Nam chỉ là 5,6%/năm.

Quốc hội đã thông qua gói hỗ trợ gần 350.000 tỷ đồng để triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Cần nhận thức đúng rằng, đây là nguồn vốn rất quan trọng, nhưng với yêu cầu phát triển hiện nay là không đủ, các địa phương cần nỗ lực tìm kiếm, khơi thông, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh, các nguồn lực tại chỗ, nhất là các nguồn lực đa dạng trong nhân dân, để hiện thực hoá các sáng kiến phát triển của mình. Những tỉnh có tiềm năng về công nghiệp, dịch vụ sẽ có điều kiện đẩy nhanh hình thành các cụm liên kết ngành, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và đô thị hoá. Những tỉnh có tiềm năng về nông nghiệp sẽ có cơ hội để thúc đẩy các mô hình nông nghiệp thông minh, nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái gắn liền với việc xây dựng người nông dân hiện đại, nông thôn văn minh. Các tỉnh có tiềm năng về du lịch sẽ tập trung khai thác tốt hơn, đa dạng hoá các sản phẩm du dịch, gắn kết chặt chẽ giữa du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng với du lịch trải nghiệm trong nông nghiệp…Những sáng kiến, mô hình phát triển rất đa dạng và phong phú này sẽ là những động lực tăng trưởng mới cho các nền kinh tế địa phương.

Để hiện thực hoá các sáng kiến, mô hình phát triển đó cần xây dựng những chương trình, dự án, kế hoạch hành động sát thực, khả thi, bám sát thực tiễn gắn với xác định trách nhiệm cụ thể, cá thể hóa trách nhiệm; phát huy trí tuệ và bản lĩnh “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” của người đứng đầu; đồng thời, tăng cường phối hợp và kiểm tra, giám sát; tổng kết, rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh ở từng thời điểm và nhiệm vụ; nâng cao năng lực quản trị thực thi để biến quyết tâm vượt trội thành những chính sách, đưa chính sách đi vào hành động thực tế và từ hành động tạo ra được các kết quả phát triển thiết thực cho địa phương.

Gợi mở cách tiếp cận mới cho khát vọng phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
Tăng năng suất là phương thức quan trọng nhất để Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển

Theo Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, cách tiếp cận “xu hướng toàn cầu – tầm nhìn quốc gia – hành động địa phương” cho chúng ta thấy rằng, tăng năng suất và đổi mới sáng tạo là hai nhân tố quan trọng tạo ra những động lực và nguồn lực phát triển mới trong thời kỳ hậu COVID-19. Theo đó, Hội thảo tạo diễn đàn để các địa phương cùng chia sẻ, thảo luận những mô hình hay, những cách làm sáng tạo để góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, nhất là từ thực tiễn huy động, phân bổ và quản lý các nguồn lực tại chỗ của địa phương kết hợp với nguồn lực của cả nước và bên ngoài. Các vấn đề chính được các chính trị gia, nhà khoa học, lãnh đạo bộ, ngành và địa phương thảo luận gồm:

Thứ nhất, nhận diện cơ hội, thách thức và đặc điểm nguồn lực và động lực mới cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh.

Thứ hai, nhìn nhận và xử lý đúng đắn vấn đề nguồn lực và động lực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội từ phương diện quản trị địa phương gắn với thúc đẩy hợp tác, liên kết vùng, tổ chức lãnh thổ.

Thứ ba, nâng cao chất lượng thể chế địa phương trong kiến tạo, chuyển hóa, tái tạo, giải phóng tối đa các nguồn lực, biến tiềm năng thành hiện thực, biến thách thức thành cơ hội phát triển.

Thứ tư, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực; kết nối giữa nguồn lực của khu vực nhà nước với nguồn lực của khu vực ngoài nhà nước; giữa nguồn lực trung ương và nguồn lực tại chỗ, nhất là nguồn lực trong nhân dân; nắm bắt, chuyển hóa, tái tạo, tận dụng các loại nguồn lực mới.

Thứ năm, kết hợp giữa phát huy động lực lợi ích kinh tế với động lực giá trị tinh thần, nhất là ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên và bản sắc riêng có của từng địa phương.

Gợi mở cách tiếp cận mới cho khát vọng phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
Chuyên gia Nguyễn Thy Nga, Chủ nhiệm “Đề án Từ chính sách ra cuộc sống” đối thoại chuyên sâu về nguồn lực và động lực với các chuyên gia viết bài tham luận tại Hội thảo
Với quy mô cấp quốc gia, Hội thảo nhận được sự quan tâm và tham dự của đông đảo các nhà lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học, với 76 bài tham luận, trong đó có 21 tham luận của các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng; tham luận của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương, của các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành… Các tham luận, phát biểu tại Hội thảo tập trung bàn sâu từ phương diện quản trị địa phương về vai trò, vị trí, phương pháp, cách làm sáng tạo, hiệu quả, thành công đột phá, bài học hay, kinh nghiệm quý, kể cả những tồn tại, bất cập, vướng mắc, điểm nghẽn, từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị có giá trị trong huy động, phân bổ, sử dụng tối ưu nhất nguồn lực và tạo động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước và các địa phương.