Khoảng 40% địa phương Việt Nam chưa có sản phẩm xuất khẩu đạt chứng nhận Halal
Ngày 10/8, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Tọa đàm “Tăng cường hợp tác quốc tế thúc đẩy xây dựng ngành Halal Việt Nam” theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp.
Tọa đàm “Tăng cường hợp tác quốc tế thúc đẩy xây dựng ngành Halal Việt Nam” |
Theo thông tin từ tọa đàm, xét các trụ cột của nền kinh tế Halal toàn cầu như thực phẩm, du lịch, dệt may,
Halal theo tiếng Ả rập có nghĩa là hợp pháp hay hợp quy (được phép), dùng để chỉ chuẩn mực và giá trị của Hồi giáo theo kinh Qu’ran và Luật Sharia (luật Hồi giáo); trái ngược với Halal là Haram có nghĩa là không được phép hay kiêng kị. Halal ban đầu chỉ áp dụng cho thịt gia súc, gia cầm, sau đó được mở rộng ra tất cả các loại thực phẩm như sữa, bánh, kẹo, đồ ăn sẵn, thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, dược phẩm, du lịch, khách sạn… Sản phẩm/dịch vụ Halal nói chung phải đáp ứng các tiêu chuẩn tôn giáo và vệ sinh an toàn. |
dược phẩm, truyền thông... thì Việt Nam có nhiều thế mạnh và điều kiện thuận lợi để tham gia hiệu quả thị trường này, kể cả những thị trường tiêu chuẩn cao như Mỹ, EU, nhất là khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện và là mắt xích quan trọng trong nhiều liên kết kinh tế khu vực, liên khu vực với 17 FTA, trong đó có các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA và RCEP.
Tuy nhiên, Việt Nam mới tiếp cận thị trường thực phẩm Halal với một số kết quả bước đầu. Khoảng 40% các địa phương Việt Nam chưa có sản phẩm xuất khẩu có chứng nhận Halal. Sản phẩm xuất khẩu của ta sang các thị trường Halal truyền thống tại Đông Nam Á, Nam Á và Trung Đông, Bắc Phi chủ yếu là nông, thủy sản thô, sơ chế và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu.
Các đại biểu tham gia tọa đàm cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu trong việc đạt được chứng nhận Halal - chìa khóa để giúp doanh nghiệp tham gia sâu trong chuỗi cung ứng sản phẩm Halal toàn cầu. Hơn nữa, các tiêu chuẩn và quy định Halal đang ngày càng nghiêm ngặt, chứng nhận Halal lại không có giá trị vĩnh viễn, không được công nhận như nhau ở tất cả các quốc gia, với tất cả các mặt hàng. Ngoài ra, Việt Nam chưa có cơ chế xúc tiến thương mại riêng đối với sản phẩm Halal và vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều nước có cơ cấu xuất khẩu tương đồng, lại quen thuộc và có vị trí vững chắc tại các thị trường Hồi giáo.
Để tháo gỡ khó khăn, thách thức cho doanh nghiệp, Tọa đàm đã thảo luận về nhu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với sản phẩm Halal và hoạt động chứng nhận Halal ở Việt Nam, sớm chuẩn hóa mô hình chứng nhận Halal cũng như nâng cao vai trò đồng hành của các bộ, ngành, địa phương với doanh nghiệp trong các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư, thương mại các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ Halal… Để không bị lỡ nhịp trong tiếp cận thị trường Halal, các đại biểu tán thành chủ trương tăng cường hợp tác quốc tế để thúc đẩy xây dựng định hướng chiến lược cho ngành Halal của Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu cho biết, trong thời gian tới, Bộ Ngoại giao sẽ tích cực phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp, hiệp hội cùng thúc đẩy xây dựng định hướng chiến lược về ngành Halal của Việt Nam, trong đó tăng cường hợp tác song phương của Việt Nam và các đối tác về các sản phẩm Halal, đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận về tăng cường sản xuất và phân phối thực phẩm đạt tiêu chuẩn Halal sang các thị trường trọng điểm; thúc đẩy ký kết các thỏa thuận song phương và đa phương về công nhận lẫn nhau đối với các chứng nhận Halal/tổ chức cấp chứng nhận Halal và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực này./.
Bình luận