Kiểm định ảnh hưởng của một số yếu tố chính sách tài khóa đến hiệu quả hoạt động ngân hàng tại một số quốc gia đang phát triển
TS. Nguyễn Quang Minh
Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Tài chính - Marketing
Email: quangminh@ufm.edu.vn
Tóm tắt
Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại luôn là thước đo và mục tiêu quan trọng trong hoạt động chung của nền kinh tế. Nghiên cứu xem xét kiểm định ảnh hưởng của một số yếu tố chính sách tài khóa đến hiệu quả hoạt động ngân hàng tại một số quốc gia đang phát triển, bao gồm: Indonesia, Ấn Độ và Việt Nam, với dữ liệu được thu thập theo năm trong giai đoạn 2003-2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy, viện trợ nước ngoài và hỗ trợ phát triển chính thức nhận được ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng đứng trên góc độ vốn chủ sở hữu. Các biện pháp nhằm thu hút viện trợ nước ngoài và hỗ trợ phát triển là quan trọng trong gia tăng hiệu quả của hoạt động ngân hàng. Từ đó, bài viết khuyến nghị các định hướng và chính sách của cơ quan quản lý nhằm đạt được kế hoạch vĩ mô đề ra.
Từ khóa: chính sách tài khóa, hiệu quả, hồi quy, ngân hàng, quốc gia đang phát triển
Abstract
The performance of commercial banks is always an important measure and objective in the overall operation of the economy. The study examines the impact of some fiscal policy factors on the banking performance of several developing countries, including Indonesia, India, and Vietnam with annually collected data during the period 2003-2022. The results show that foreign aid and official development assistance received affect banks’ performance from an equity perspective. Measures aimed at attracting foreign aid and development assistance are important in increasing the efficiency of banking operations. From there, this study recommends directions and policies of management agencies to achieve the proposed macro plan.
Keywords: fiscal policy, efficiency, regression, banks, developing country
GIỚI THIỆU
Công cụ chính sách tài chính của nó - chi tiêu công, doanh thu công và ngân sách tổng thể - ảnh hưởng đến các chỉ số hoạt động ngân hàng như lợi nhuận (Al-Husayny và Alzuhairi, 2022).
Cải thiện các ngân hàng thương mại kém hiệu quả có thể giúp quản lý ngân hàng hàng đầu của họ phân bổ nguồn lực tốt hơn và đưa ra các quyết định dựa trên thực tế và nhanh hơn để họ có thể cải thiện hoạt động của các ngân hàng mà họ lãnh đạo và đóng góp vào sự ổn định của hệ thống tài chính (Cvetkoska và cộng sự, 2021).
Vai trò của chính sách tài khóa trong thời kỳ dòng vốn mạnh mẽ cũng được mô tả từ quan điểm ổn định tài chính, tiếp theo là tổng quan về chi phí tài khóa và bán tài khóa của sự bất ổn tài chính. Vấn đề cụ thể của các khoảng thời gian khác nhau của các nhà hoạch định chính sách kinh tế, trong trường hợp chính sách tài khóa thường liên quan đến chu kỳ bầu cử và do đó ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực phản chu kỳ của nó, cũng được khám phá (Dumičić, 2019). Để phát triển nền kinh tế và ngành ngân hàng, cần đánh giá tác động của các công cụ chính sách tiền tệ và tài khóa đối với chỉ số lợi nhuận của hoạt động ngân hàng (Al-Husayny và Alzuhairi, 2022).
Nhìn chung, các nghiên cứu chưa tập trung vào nghiên cứu kiểm định ảnh hưởng của một số yếu tố chính sách tài khóa đến hiệu quả hoạt động ngân hàng tại một số quốc gia đang phát triển. Các chính sách vĩ mô cũng luôn có mục tiêu duy trì tính ổn định và hiệu quả của hệ thống ngân hàng, nghiên cứu cũng nhằm phát hiện các vấn đề liên quan và giải pháp cho vấn đề này. Vì vậy, nghiên cứu này xem xét, cung cấp những bằng chứng thực nghiệm về mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố chính sách tài khóa đến hiệu quả hoạt động ngân hàng tại một số quốc gia đang phát triển, trong bối cảnh một số thị trường trầm lắng do hậu dịch bệnh và thay đổi địa chính trị, các cuộc chiến tại một số khu vực trên thế giới (Bài viết sử dụng cách viết số thập phân theo chuẩn quốc tế).
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết
Các công trình khoa học đầu tiên tập trung theo hướng nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến chính sách tài khóa tới kinh tế vĩ mô hoặc ngành sản xuất. Theo Eze và Ogiji (2014), chi tiêu của chính phủ ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng của ngành sản xuất và có mối quan hệ lâu dài giữa chính sách tài khóa và sản lượng của khu vực sản xuất. Điều chỉnh ngắn hạn cho thấy, sự gia tăng chi tiêu của chính phủ có tác động tích cực đến sản lượng, trong khi tăng thuế có tác động tiêu cực. Có ảnh hưởng lớn hơn của chi tiêu chính phủ đối với sản lượng trong ngắn hạn so với các chính sách thuế. Do đó, chi tiêu của chính phủ hiệu quả hơn để kích thích tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là trong thời kỳ suy thoái, so với chính sách thuế (Surjaningsih và cộng sự, 2012). Vai trò của chính sách tài khóa trong thời kỳ dòng vốn mạnh mẽ cũng được mô tả từ quan điểm ổn định tài chính, tiếp theo là tổng quan về chi phí tài khóa và bán tài khóa của sự bất ổn tài chính. Với sự phù hợp của các kênh được xác định để ổn định tài chính, có thể kỳ vọng rằng năng lực vĩ mô của chính sách tài khóa sẽ được chú ý nhiều hơn trong công tác nghiên cứu và chính sách trong tương lai (Dumičić, 2019). Thuế như một công cụ chính sách tài khóa có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất của các công ty sản xuất Nigeria. Ý nghĩa của phát hiện này là số tiền thuế phải trả phụ thuộc vào hiệu suất của các công ty (Ezejiofor và cộng sự, 2015).
Các công trình khoa học trong nhóm thứ hai tập trung theo hướng nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động ngân hàng hoặc vai trò của hiệu quả hoạt động ngân hàng. Theo Cvetkoska và cộng sự (2021), các mục tiêu ước tính để cải thiện các ngân hàng thương mại kém hiệu quả có thể giúp quản lý ngân hàng hàng đầu của họ phân bổ nguồn lực tốt hơn và đưa ra các quyết định dựa trên thực tế và nhanh hơn để họ có thể cải thiện hoạt động của các ngân hàng mà họ lãnh đạo và đóng góp vào sự ổn định của hệ thống tài chính. Ngân hàng điện tử bắt đầu đóng góp tích cực vào lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng với độ trễ thời gian là hai năm trong khi tác động tiêu cực đã được tìm thấy trong năm đầu tiên áp dụng. Kết quả có ý nghĩa lớn hơn đối với các nước đang phát triển như Bangladesh vì nó sẽ thu hút sự chú ý của ban quản lý ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách để theo đuổi các chính sách như vậy để mở rộng ngân hàng điện tử (Siddik và cộng sự, 2016).
Các công trình khoa học trong nhóm thứ ba tập trung theo hướng nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách tài khóa tới các hoạt động ngân hàng hoặc lĩnh vực tài chính ngân hàng liên quan. Theo Baldacci và cộng sự (2009), thành phần của các phản ứng tài khóa phản chu kỳ cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc phục hồi sản lượng sau khủng hoảng, trong đó đầu tư công mang lại tác động mạnh nhất đến tăng trưởng. Những kết quả này cho thấy sự đánh đổi tiềm năng giữa hỗ trợ tổng cầu ngắn hạn và các mục tiêu tăng trưởng năng suất trung hạn trong các gói kích thích tài khóa được thông qua trong thời kỳ khó khăn. Biến động ASI (hành vi thị trường chứng khoán) phần lớn nhạy cảm với sự biến động trong các tương tác giữa hai công cụ chính sách. Kết quả cho thấy hiệu chỉnh cả chính sách tiền tệ và tài khóa trong một mô hình duy nhất khi xây dựng chính sách thị trường chứng khoán vì sự tương tác của chúng ảnh hưởng đáng kể đến hành vi thị trường chứng khoán, do đó cả hai chính sách nên được xem xét song song (Lawal và cộng sự, 2018). Xem xét thực tế của nền kinh tế Iraq và cách các công cụ chính sách tiền tệ của nó - hoạt động thị trường mở, tỷ lệ chiết khấu và tỷ lệ dự trữ hợp pháp - cũng như các công cụ chính sách tài chính của nó - chi tiêu công, doanh thu công và ngân sách tổng thể - ảnh hưởng đến các chỉ số hoạt động ngân hàng như lợi nhuận. Ngoài ra, để phát triển nền kinh tế và ngành ngân hàng, cần đánh giá tác động của các công cụ chính sách tiền tệ và tài khóa đối với chỉ số lợi nhuận của hoạt động ngân hàng bằng cách sử dụng hai bảng mô hình dữ liệu dọc (Mô hình hiệu ứng tiêu chuẩn và mô hình hiệu ứng cố định) (Al-Husayny và Alzuhairi, 2022).
Phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu có 6 biến số: GSP (Chi tiêu chính phủ, tỷ USD), FBA (Cân bằng tài khóa, phần trăm GDP), GDE (Nợ chính phủ tính theo phần trăm GDP), FAO (Viện trợ nước ngoài và hỗ trợ phát triển chính thức nhận được) tới ROE (Lợi nhuận ngân hàng trên vốn chủ sở hữu, tính bằng phần trăm) thể hiện cụ thể ở Bảng 1.
Bảng 1: Mô tả các biến của mô hình
Biến |
Số quan sát |
Giá trị trung bình |
Độ lệch chuẩn |
Giá trị nhỏ nhất |
Giá trị lớn nhất |
ROE |
60 |
18.635 |
8.058 |
-5.16 |
36.18 |
GSP |
60 |
90.438 |
91.18 |
2.19 |
352.38 |
FBA |
60 |
-3.757 |
3.724 |
-12.88 |
1.96 |
GDE |
60 |
54.406 |
18.359 |
22.95 |
88.53 |
FAO |
60 |
1747.743 |
1179.027 |
-693.37 |
4215.62 |
Với nghiên cứu này, dữ liệu được lấy trong giai đoạn 20 năm từ 2003-2022, tần suất lấy theo năm, với 3 quốc gia đang phát triển được nghiên cứu bao gồm: Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam tại các website của Ngân hàng Thế giới, Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc. Nội dung nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố chính sách tài khóa đến hiệu quả hoạt động ngân hàng tại một số quốc gia đang phát triển.
Mô hình Pooled OLS
Mô hình Pooled OLS áp dụng nguyên lý tối thiểu hóa sai số bình phương giữa giá trị dự đoán và giá trị thực tế của biến phụ thuộc:
ROEit=β0+β1GSPit+β2FBAit+ β3GDEit+ β4FAOit+ uit
Trong đó: ROEit là biến phụ thuộc cho quốc gia (i) tại thời gian (t).
GSPit, FBAit, GDEit, FAOit là các biến độc lập.
β0 là hệ số chặn (intercept).
β1, β2, β3, β4… là các hệ số hồi quy cần ước lượng.
uit là nhiễu (error term) cho quốc gia (i) tại thời gian (t).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Các kiểm định của mô hình
Kiểm định tính phụ thuộc chéo
Áp dụng kiểm định Pesaran CD (Cross-section Dependent) để kiểm định tính phụ thuộc chéo, có 3 biến đều phụ thuộc chéo do có hệ số thống kê từ 0-0.017, đó là các biến ROE, GSP và FBA, còn lại các biến đều > 5%, bao gồm các biến GDE và FAO. Với kết quả này, nội dung nghiên cứu sẽ dùng kiểm định westerlund để kiểm định đồng liên kết cho các biến này.
Tính dừng của các chuỗi dữ liệu
Áp dụng phương pháp kiểm định F joint để kiểm định tính dừng cho lần lượt các dữ liệu. Có thể thấy các biến GSP, FBA, FAO, ROE đều dừng ở bậc 1, do các giá trị CIPS đều có trị tuyệt đối lớn hơn trị tuyệt đối của Critical values ở các mức 10%, 5% và 1% và ý nghĩa thống kê dưới mức 5%, nhưng riêng biến GDE lại dừng ở bậc 2. Thông qua đây có thể xác định được các biến phù hợp cho mô hình hồi quy Pooled OLS.
Kiểm định đồng liên kết
Để kiểm định tính đồng liên kết, kiểm định Westerlund sẽ được sử dụng để xem xét các biến có đồng liên kết hay không trong mối quan hệ lẫn nhau.
Bảng 2: Kiểm định đồng liên kết
|
Thống kê |
p-giá trị |
Tỷ lệ biến đổi |
-0.396 |
0.346 |
Dùng kiểm định Westerlund cho kiểm định đồng liên kết của dữ liệu. Kết quả kiểm định ở Bảng 2 cho thấy, giá trị P = 0.346 > 5%, nên chấp nhận giả thiết Ho: r = 0 (không có đồng liên kết giữa các biến), như vậy không có đồng liên kết giữa các biến ở mức ý nghĩa α = 0.05. Kết quả này phù hợp để chạy tiếp các bước sau như Pooled OLS hoặc FEM, REM hay FGLS trong mô hình.
Các kiểm định khác
Kiểm định khác cho thấy, mô hình không có phương sai thay đổi và không có tự tương quan. Kiểm định đa cộng tuyến có giá trị VIF trung bình bằng 1.23, rất thấp, do vậy không có đa cộng tuyến.
Kiểm định imtest, white cho thấy giá trị Prob > chi2 = 0.13 > 5%, do đó không có hiện tượng phương sai thay đổi. Kiểm định Wooldrige cho thấy giá trị Prob > F = 0.61 > 5%, không có hiện tượng tự tương quan, do vậy mô hình Pooled OLS được chấp nhận. Do vậy không cần phải kiểm định các mô hình FEM hoặc REM sau đó. Có thể kết luận, mô hình Pooled OLS là hợp lý và khả thi.
Kết quả của mô hình Pooeled OLS và thảo luận
Bảng 3: Mô hình hồi quy Pooled OLS
droe |
Hệ số (*10-6) |
Sai số chuẩn |
t |
P>z |
[95% conf. |
interval] |
dgsp |
-0.022 |
0.061 |
-0.36 |
0.719 |
-0.145 |
0.101 |
dfba |
-0.265 |
0.383 |
-0.69 |
0.492 |
-1.035 |
0.504 |
ddgde |
-0.095 |
0.145 |
-0.65 |
0.516 |
-0.386 |
0.196 |
dfao |
-0.020 |
0.001 |
-2.93 |
0.005 |
-0.004 |
-0.001 |
_cons |
-0.261 |
0.778 |
-0.33 |
0.739 |
-1.824 |
1.303 |
Nguồn: Tổng hợp từ các kết quả hồi quy
Kết quả của mô hình Pooled OLS ở Bảng 3 cho thấy, với mức ý nghĩa Alpha =5%, các GSP, FBA và GDE đều không có ý nghĩa trong việc ảnh hưởng tới biến ROE, do hệ số Alpha là quá lớn, đều từ mức 49% trở lên, trong khi đó biến FAO có ý nghĩa về sự ảnh hưởng nhiều nhất khi hệ số Alpha < mức 5% và nhỏ hơn rất nhiều, thậm chí biến FAO còn có ý nghĩa ảnh hưởng ở mức 1%, là mức ý nghĩa cao. Như vậy, biến FAO có ý nghĩa tác động đến biến ROE và mức độ tác động của riêng biến so với các biến còn lại là rõ rệt, bởi ý nghĩa tác động của nó.
Như vậy thông qua kết quả hồi quy, biến Chi tiêu chính phủ, Cân bằng tài khóa, Nợ chính phủ đều không ảnh hưởng tới biến Lợi nhuận ngân hàng trên vốn chủ sở hữu, đại diện cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nhưng biến Viện trợ nước ngoài và hỗ trợ phát triển chính thức nhận được thì có ảnh hưởng tới Hiệu quả hoạt động của ngân hàng, mức độ ảnh hưởng ở một giá trị đáng kể.
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý
Kết quả nghiên cứu cho thấy, Viện trợ nước ngoài và hỗ trợ phát triển chính thức nhận được có ảnh hưởng tới Hiệu quả hoạt động của ngân hàng, mức độ ảnh hưởng ở một giá trị đáng kể. Như vậy, các biện pháp nhằm thu hút viện trợ nước ngoài và hỗ trợ phát triển là quan trọng trong gia tăng hiệu quả của hoạt động ngân hàng.
Từ kết quả nghiên cứu, để gia tăng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại một số quốc gia đang phát triển, bao gồm: Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam, các chính phủ nên tập trung, để ý hơn đến yếu tố viện trợ nước ngoài và nguồn hỗ trợ phát triển nhận được./.
Tài liệu tham khảo
1. Al-Husayny, A. H., Alzuhairi, D. M. A. (2022), Measuring and analyzing the impact of monetary and fiscal policy on the banking performance profitability index for a sample of Iraqi commercial banks for the period (2005-2020), British Journal of Global Ecology and Sustainable Development, 11, 222-235.
2. Baldacci, E., Gupta, S., Mulas-Granados, C. (2009), How effective is fiscal policy response in systemic banking crises?, Working Paper No. 2009/160.
3. Cvetkoska, V., Fotova Čiković, K., Tasheva, M. (2021), Efficiency of commercial banking in developing countries, Mathematics, 9(14), 1597.
4. Dumičić, M. (2019), Linkages between fiscal policy and financial (in) stability, Journal of central banking theory and practice, 8(1), 97-109.
5. Eze, O. R., Ogiji, F. (2014), Impact of fiscal policy on the manufacturing sector output in Nigeria: An error correction analysis, British Journal of Business and Management Research, 1(2), 31-54.
6. Ezejiofor, R. A., Adigwe, P. K., Echekoba, F. N. (2015), Tax as a fiscal policy and manufacturing company’s performance as an engine for economic growth in Nigeria, European Journal of Business, Economics and Accountancy, 3(3), 1-12.
7. Lawal, A. I., Somoye, R. O., Babajide, A. A., Nwanji, T. I. (2018), The effect of fiscal and monetary policies interaction on stock market performance: Evidence from Nigeria, Future Business Journal, 4(1), 16-33.
8. Siddik, M. N. A., Sun, G., Kabiraj, S., Shanmugan, J., Yanjuan, C. (2016), Impacts of e-banking on performance of banks in a developing economy: empirical evidence from Bangladesh, Journal of Business Economics and Management, 17(6), 1066-1080.
9. Surjaningsih, N., Utari, G. A., Trisnanto, B. (2012), The impact of fiscal policy on the output and inflation, Bulletin of Monetary Economics and Banking, 14(4), 367-396.
Ngày nhận bài: 28/3//2024; Ngày phản biện: 6/6/2024; Ngày duyệt đăng: 21/6/2024 |
Bình luận