Liên quan đến học phí, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết như vậy, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều ngày 5/8.

Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu lý do vì sao không tăng học phí năm học mới 2023-2024
Trong đề án tuyển sinh năm học 2023-2024, nhiều trường đại học đưa ra mức học phí tăng mạnh theo mức trần học phí mới. Ảnh minh họa

Thực hiện tinh thần chỉ đạo này, Thứ trưởng cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ hoàn thiện lại dự thảo Nghị định, xin ý kiến các bộ, ngành…, để trình Chính phủ. Đây cũng sẽ là thách thức lớn cho ngành giáo dục để thực hiện tốt nhiệm vụ.

Thứ trưởng chỉ rõ, nhìn tổng thể về tài chính giáo dục nói chung, tài chính đại học nói riêng, học phí chỉ là một nguồn (với giáo dục đại học là nguồn chính hiện nay) và chính sách học phí cũng chỉ là một trong nhiều chính sách liên quan.

Nhìn xa hơn, dù học phí được giữ nguyên hay có điều chỉnh, thì tổng nguồn lực dành cho giáo dục (bao gồm cả tài chính, đội ngũ, cơ sở vật chất..) nếu như không tăng được thì cũng cần được giữ vững, ở đây có vai trò điều tiết của Nhà nước.

"Đối với giáo dục phổ thông có tính chất phúc lợi, an sinh xã hội (chủ yếu do Nhà nước bảo đảm kinh phí) nên đề nghị các địa phương quan tâm để bảo đảm ngân sách, giữ ổn định đời sống để giáo viên yên tâm công tác và các điều kiện bảo đảm chất lượng thực hiện đổi mới theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, khắc phục việc giáo viên bỏ việc.

Đối với giáo dục đại học, có sứ mệnh thực hiện một trong 3 đột phá chiến lược, nhân lực phát triển bền vững. Đây là lĩnh vực chịu tác động rất lớn của dịch bệnh và không tăng học phí 3 năm qua.

Có thể nói đó là 1 chiếc kiềng 3 chân: Cơ chế tài chính cho các cơ sở giáo dục đại học (Nghị định số 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập); Chính sách học phí (Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo); Chính sách hỗ trợ tài chính cho sinh viên.

Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định về lộ trình tính giá dịch vụ (học phí) và giảm chi trực tiếp ngân sách nhà nước.

Còn Nghị định số 81/2021/NĐ-CP thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm giữ không giảm nguồn lực đầu vào.

"Chính phủ đã có những giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, do vậy Bộ sẽ phối hợp với các bộ, ngành đề xuất giải pháp hỗ trợ để các trường (nhất là các trường tự bảo đảm chi thường xuyên) bù phần thâm hụt, khắc phục khó khăn để duy trì các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, thực hiện tốt sứ mệnh…", Thứ trưởng khẳng định.

Trước đó, từ trung tuần tháng 7, hàng loạt tỉnh, thành trên cả nước đã thông qua mức học phí mới năm học 2023-2024 căn cứ trên khung học phí quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP. Trong số này có Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Nam Định, Bình Thuận, Long An... Mức học phí mới của các tỉnh, thành trung bình tăng từ 2-5 lần so với mức thu của năm học 2022-2023.

Trong đề án tuyển sinh năm học 2023-2024, nhiều trường đại học cũng đưa ra mức học phí tăng mạnh theo mức trần học phí mới được quy định đối với các trường đại học công lập chưa tự chủ là 1.410.000-2.760.000 đồng/tháng, gấp đôi mức học phí cũ là 980.000-1.430.000 đồng/tháng.

Các trường đại học tự chủ được thu tối đa gấp 2-2,5 lần mức trên./.