Phạm vi ranh giới lập quy hoạch tỉnh Hậu Giang bao gồm toàn bộ tỉnh Hậu Giang. Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ; phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu; phía Đông giáp sông Hậu, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Sóc Trăng; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang.

Năm 2030, Hậu Giang trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Mục tiêu đến năm 2030, Hậu Giang trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long; có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ

Đến năm 2050, Hậu Giang là tỉnh có trình độ phát triển khá của cả nước

Mục tiêu đến năm 2030, Hậu Giang trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long; có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ; có các vùng động lực về kinh tế, công nghiệp, đô thị hiện đại; các giá trị văn hóa, lịch sử được bảo tồn và phát huy; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; người dân có cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân 8,7%/năm; GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt trên 150 triệu đồng/năm.

Tỷ trọng trong GRDP của khu vực nông, lâm, thủy sản khoảng 14%; khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 40%; khu vực dịch vụ khoảng 38%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm khoảng 8%.

Tầm nhìn đến năm 2050, Hậu Giang là tỉnh có trình độ phát triển khá của cả nước, trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng đồng bằng sông Cửu Long; các lĩnh vực văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, môi trường sống trong lành, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

Tầm nhìn đến năm 2050, xây dựng tỉnh Hậu Giang trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng ĐBSCL, trở thành tỉnh có trình độ phát triển khá so với cả nước. Duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân liên tục khoảng 7%/năm từ nay đến 2050; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 30.000 USD/người/năm, đạt ngưỡng các nước thu nhập cao theo phân loại hiện nay của Ngân hàng Thế giới. Cơ cấu kinh tế hiện đại với đóng góp của khu vực dịch vụ tăng lên trong GRDP; tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn dưới 10%. Cân đối được thu, chi ngân sách một cách bền vững, đủ nguồn lực đầu tư cho phát triển và an sinh xã hội. Trở thành trung tâm công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng của vùng ĐBSCL. Sản xuất nông nghiệp theo phương thức hiện đại; nông nghiệp xanh, phát triển nông nghiệp gắn với phục hồi hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên. Quy mô dân số đạt khoảng 1 triệu người vào năm 2050. Các vùng đô thị được mở rộng, hài hòa và không tạo ra khoảng cách thu nhập quá lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.

“Một tâm, hai tuyến, Ba thành, Bốn trụ”, trên 3 mặt chiến lược không gian, kinh tế và quản lý

Quy hoạch nêu rõ 5 nhiệm vụ trọng tâm là: (1) Hoàn thiện thể chế, chính sách; (2) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng phục vụ các lĩnh vực; (3) Cải cách hành chính - ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; (4) Hoàn thiện hạ tầng, chú trọng hạ tầng giao thông và công nghiệp; (5) Phát triển văn hoá - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết, thực hiện quy định về lập quy hoạch, cũng như xác định vị trí và tầm quan trọng của công tác quy hoạch, khởi nguồn của sự phát triển, tỉnh Hậu Giang xác định, quy hoạch là "nghị quyết" của Trung ương về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng để xây dựng Quy hoạch Tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

4 đột phá chiến lược trong thời kỳ quy hoạch: “Một tâm, hai tuyến, Ba thành, Bốn trụ”, trên 3 mặt chiến lược không gian, kinh tế và quản lý. Cụ thể là:

- Một tâm là: Phát triển huyện Châu Thành trở thành trung tâm phát triển về công nghiệp và đô thị của Tỉnh trong trung và dài hạn.

- Hai tuyến là: Tập trung khai thác phát triển theo 2 tuyến động lực là cao tốc Cần Thơ - Cà Mau kết nối với TP. Hồ Chí Minh và tuyến Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng kết nối với các tỉnh Nam Sông Hậu.

- Ba thành là: Ưu tiên phát triển nâng tầm các trung tâm đô thị: thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy và thị xã Long Mỹ.

- Bốn trụ là: Phát triển 4 trụ cột là công nghiệp hiện đại, nông nghiệp sinh thái, đô thị thông minh và du lịch chất lượng.

Quy hoạch Tỉnh xác định phát triển công nghiệp không chỉ là một trong bốn trụ cột kinh tế, mà còn là trụ cột chính trong bốn trụ cột phát triển mà Tỉnh đã lựa chọn. Xác định phát triển công nghiệp là khâu có thể tạo ra đột phá chiến lược sớm nhất, hiệu quả nhất trong phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Hậu Giang tập trung 3 vùng công nghiệp lớn, cấu trúc đất xây dựng công nghiệp cần phải đan xen với những yếu tố sinh thái, cảnh quan, đô thị. Trung tâm vùng công nghiệp thứ nhất nằm ở khu vực huyện Châu Thành và Châu Thành A. Vùng công nghiệp thứ hai nằm ở nút giao giữa cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Vùng công nghiệp thứ 3 nằm khu vực giao cắt của 2 trục cao tốc trong tương lai (Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và Cao tốc Hà Tiên - Bạc Liêu). Trong đó, các ngành, sản phẩm công nghiệp tiềm năng ưu tiên thu hút đầu tư; các ngành sản phẩm quan trọng, gồm: lĩnh vực linh kiện phụ tùng; công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao; công nghiệp chế biến; cơ khí, thiết bị điện, điện tử; hóa chất và sản phẩm hóa chất.

Đối với nông - lâm - thủy sản, chiến lược chuyển đổi nông nghiệp của Hậu Giang sẽ đặt trong bối cảnh tái cấu trúc nông nghiệp của vùng ĐBSCL, bắt đầu với sự thay đổi tầm nhìn, qua đó xác định được đích đến một cách đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp hiện đại, đồng thời gỡ bỏ được một số “vòng kim cô” ngăn cản sự phát triển nông nghiệp trong quá khứ. Trong đó, việc đổi mới tư duy về an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp dựa vào cây lúa, xoay trục chiến lược sang phát triển cây ăn trái - lúa - thuỷ sản có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chuyển đổi mạnh mẽ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực.

Về phương hướng phát triển du lịch, Tỉnh định hướng phát triển du lịch chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm, chọn những sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh để đầu tư phát triển nhằm quảng bá hình ảnh tỉnh Hậu Giang với du khách trong và ngoài nước. Trong đó, trọng tâm phát triển những vùng trọng điểm du lịch, bao gồm: TP. Vị Thanh thành điểm đầu mối du lịch toàn vùng ĐBSCL; Vùng du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, gắn với sinh thái nông nghiệp miệt vườn cây trái ở Châu Thành; Vùng du lịch sinh thái kênh rạch, đất ngập nước xung quanh Lung Ngọc Hoàng.

Quy hoạch Hậu Giang 2021-2030: Hội tụ tinh thần đổi mới - đột phá - quyết tâm - khát vọng Quy hoạch Hậu Giang 2021-2030: Hội tụ tinh thần đổi mới - đột phá - quyết tâm - khát vọng

Theo đó, đến năm 2030, Hậu Giang trở thành Tỉnh có nền sản xuất công nghiệp phát triển ở mức khá, không còn là tỉnh ...

Thủ tướng mong muốn Hậu Giang không để tiềm lực ngủ quên, biến tiềm lực thành nguồn lực Thủ tướng mong muốn Hậu Giang không để tiềm lực ngủ quên, biến tiềm lực thành nguồn lực

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ kỳ vọng này tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2022 ngày ...

Hậu Giang dành hơn 12.000 tỷ đồng phát triển công nghiệp và logistics giai đoạn 2021-2025 Hậu Giang dành hơn 12.000 tỷ đồng phát triển công nghiệp và logistics giai đoạn 2021-2025

Tỉnh Hậu Giang xác định lựa chọn logistics là khâu đột phá mở để hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế ...