Ngày 11/9/2021, Tập đoàn Đầu tư Tài chính Green+ phối hợp với Câu lạc bộ 120 tuổi tổ chức hội thảo online với chủ đề “Tăng cường sức đề kháng tốt là phương pháp hiệu quả: phòng và chống Covid-19”.

Sự kiện thu hút các chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn trong phòng, chống dịch trong giai đoạn qua của TP. Hồ Chí Minh tham dự và có bài trình bày. Đó là: ThS. Trương Văn Đạt, Bí thư Đoàn Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh - Phó Chủ tịch hội Thầy thuốc Trẻ Việt Nam; Bác sĩ CKII Trần Quốc Khanh - Phòng khám 1, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh; ThS. BS. Nguyễn Văn Đàn - Phó Trưởng Khoa Y học cổ truyền - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Trưởng khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Thống Nhất; Bác sĩ CKII Trần Văn Năm - Nguyên Phó Viện trưởng Viện y Dược học Dân tộc TP. Hồ Chí Minh.

Nâng cao thể trạng và sức đề kháng để sống chung với đại dịch Covid-19
Hội thảo trả lời các câu hỏi: tăng cường sức đề kháng thật sự có hiệu quả trong việc phòng và chống bệnh hay không? làm cách nào để tăng cường sức để kháng?

Virus “vô hình”, nhưng hậu quả là “hữu hình”

Tại Hội thảo, ThS. Trương Văn Đạt chỉ rõ, đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống và sức khỏe của người dân, tính đến thời điểm hiện nay, cả nước đã có trên 580 ngàn ca nhiễm Covid-19, với hơn 14.000 ca tử vong. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh là trung tâm của đợt dịch lần này với hơn 280 ngàn ca nhiễm, và hơn 11.000 ca đã tử vong.

Trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong tăng cao: 220 triệu người mắc và hơn 4 triệu người chết. Dẫn số liệu của UNICEF, ThS. Đạt chỉ rõ, số trẻ em sống trong các hộ gia đình nghèo có thể tăng hơn 117 triệu vào cuối năm; giáo dục bị ảnh hưởng; kinh tế đình trệ, suy thoái. “Đặc biệt, vẫn còn nguy cơ có biến chủng khác và xuất hiện các đại dịch “hậu Covid-19””, ThS. Đạt nhấn mạnh.

Nâng cao thể trạng và sức đề kháng để sống chung với đại dịch Covid-19
ThS. Trương Văn Đạt - Bí thư Đoàn Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh - Phó Chủ tịch hội Thầy thuốc Trẻ Việt Nam. Ông đã nhiễm Sars-cov-2 trong quá trình tham gia chống dịch và hiện giờ đã hoàn toàn khỏi bệnh và lại tiếp tục tham gia tuyến đầu chống dịch tại TP. Hồ Chí Minh

Trong bối cảnh đại dịch hiện nay, công tác phòng và chống dịch - kiểm soát và thích ứng là mục tiêu mà mỗi quốc gia đang thực thi bằng nhiều biện pháp, như: Tập trung toàn bộ nhân lực y tế (y bác sĩ..), trình độ khoa học công nghệ (thuốc, vaccine, máy móc, vật tư...) để có thể điều trị các ca bệnh, giảm chuyển biến nặng, giảm tử vong; giải pháp chống lây lan dịch bệnh; đầu tư tài chính, công nghệ để tìm ra các phương thức điều trị bệnh mới, ngăn virus đột biến, chống các biến thể kháng vaccine.

Nhiều quốc gia có những thay đổi chính sách về an ninh, quốc phòng, kinh tế, giáo dục, hợp tác giao thương quốc tế để thích ứng với giai đoạn giãn cách kéo dài, sớm đưa cuộc sống trở lại “bình thường mới”; Sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khẩn cấp của dịch bệnh. "Con người thay đổi để bảo vệ môi trường sống tốt hơn; thay đổi chính sách y tế để nâng cao năng lực về nhân lực (y, bác sĩ..), trình độ khoa học công nghệ, trong đó y tế dự phòng và năng lực nghiên cứu khám phá thuốc mới là trọng tâm”, ThS. Đạt phát biểu.

Ông Đạt cho rằng, thế giới tương lai sẽ có nhiều thay đổi về địa chính trị toàn cầu (chuỗi cung ứng toàn cầu, toàn cầu hoá phát triển hoặc suy giảm, chiến tranh thương mại..); Cuộc cách mạng 4.0 trở nên mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ (robot, AI, từ xa...) trong y tế, lao động, sản xuất..., dần thay đổi sức lao động con người.

“Thế giới thay đổi và con người cũng cần thay đổi. Thay đổi ở đây không phải là “tiến hoá” về thể chất mà là “nâng cao” thể trạng và sức đề kháng”, ThS. Đạt chỉ rõ.

Nâng cao thể trạng và sức đề kháng để sống chung với đại dịch Covid-19
Hội thảo thu hút được đồng đảo chuyên gia kinh tế, y tế tham gia phát biểu

Tăng cường sức đề kháng - sống lâu dài với Sars-cov-2

Khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, việc bảo vệ sức khỏe bằng cách tăng cường miễn dịch là một trong những giải pháp được xem như “hàng rào” tự vệ quan trọng nhất để hỗ trợ phòng ngừa và đủ sức chống chọi với sự xâm nhập của virus.

Hệ miễn dịch là mạng lưới vô cùng phức tạp của tế bào, mô và các bộ phận giúp bảo vệ cơ thể con người tránh khỏi tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc sự rối loạn của tế bào giúp cơ thể khỏe mạnh. Việc tăng cường chăm sóc lực lượng kháng thể trong ngân hàng kháng thể của chúng ta càng tốt bao nhiêu thì khả năng bảo vệ cơ thể chống các kháng nguyên xâm nhập càng tốt bấy nhiêu.

Dưới góc độ y học, ThS. Đạt cho biết, có 2 loại sức đề kháng là đề kháng sinh học do lối sống khoa học, dinh dưỡng hợp lý, rèn luyện thể dục thể thao, cân bằng cuộc sống, tiêm chủng phòng ngừa sản sinh và đề kháng tinh thần do lối sống, phong cách sống tạo ra.

“Là một F0 vừa được chữa khỏi, tôi cho rằng, để có thể có được sức đề kháng tốt nhất, cần hiểu về giá trị cuộc sống, ranh giới giữa sống - chết để để hoạch định cho mình một cuộc đời tốt đẹp, phù hợp với giá trị của mỗi người”, ThS. Đạt chia sẻ kinh nghiệm.

Nâng cao thể trạng và sức đề kháng để sống chung với đại dịch Covid-19
Dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng là một trong những giải pháp hữu hiệu để bệnh nhân không bị trở nặng trong giai đoạn hiện nay

Tại sự kiện, bác sĩ Trần Văn Năm đưa ra giải pháp về vận động khoa học trong thời gian giãn cách, là một trong những giải pháp nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng trong phòng và chống Covid-19.

Trên góc độ chuyên khoa, BS. Năm cho biết, việc thúc đẩy tuần hoàn mạch máu quyết định 89% sức khỏe của bạn và sức khỏe của bạn lại phụ thuộc vào độ tinh khiết của mạch máu. Khi các mạch máu "bị chậm dòng chảy” tất cả các cơ quan và hệ miễn dịch đều bị ảnh hưởng và sinh bệnh.

Để tồn tại, tất cả mọi sinh vật từ cấp thấp đến cao đều chịu ảnh hưởng 3 qui luật cơ bản: Đấu tranh sinh tồn; Biến hóa và Thích nghi.

Vị chuyên gia này chỉ rõ, các loại vi sinh vật, như: virus, vi khuẩn, nấm… thường xuyên biến hóa để tồn tại. Tức là chúng tạo ra các kháng thể để kháng thuốc). Vì vậy, theo ông, con người sống khỏe cần sức đề kháng tốt, nên thuận với tự nhiên sẽ hiệu quả và bền vững.

Cho rằng, sức đề kháng là chìa khóa của một cơ thể khỏe mạnh, nhưng chúng ta thường lãng quên cho đến khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, Bác sĩ CKII Trần Quốc Khanh khẳng định, sức khỏe là số 01 - hãy đầu tư để bảo vệ ngay khi còn có thể!

Vị chuyên gia này cũng đã đưa ra những bằng chứng khoa học về cách thức tồn tại, lây nhiễm và tấn công người bệnh thông qua lá phổi của virus Covid-19. Bác sĩ cũng chia sẻ những giải pháp cụ thể để có được một lá phổi khỏe mạnh, chống lại và vượt qua dịch bệnh của các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Đặc biệt, ông lưu ý việc cần duy trì thói quen, lối sống lành mạnh như: tăng cường vận động, ngủ đủ giấc 8 giờ/ngày, hạn chế sử dụng bia, rượu, thuốc lá…

Bác sĩ Nguyễn Văn Đàn thì nhấn mạnh rằng, dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng là một trong những giải pháp hữu hiệu để bệnh nhân không bị trở nặng trong giai đoạn hiện nay.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh là cách tốt để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể nhưng chỉ mang lại kết quả tốt với điều kiện được bổ sung thực phẩm sạch, chất lượng và có nguồn gốc xuất xứ. Thế nên, việc chủ động bổ sung kháng thể trực tiếp cho cơ thể thông qua bữa ăn dinh dưỡng hiện là giải pháp tối ưu và là xu thế mới để chủ động tăng dự trữ ngân hàng kháng thể tự nhiên cho cơ thể ngay trong mùa dịch.

Cũng tại hội thảo, dược sĩ Nguyễn Thanh Minh Ngọc sẽ chia sẻ về sản phẩm Nano Fucoidan có xuất xứ từ Nhật Bản, được Green+ nhập khẩu chính hãng về Việt Nam. Đây là một trong những giải pháp hữu hiệu để bổ sung vi chất, tăng cường sức đề kháng trong phòng và chống dịch./.