Ngành Thủy sản đang gặp khó trong tái cơ cấu
Việt
Tại Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện tái cơ cấu sản xuất ngành Thủy sản, được tổ chức ngày 13/07/2015, theo TS. Phạm Anh Tuấn – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản xuất thủy sản giai đoạn 2011-2014 của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong khối nông – lâm – thủy sản.
Tổng sản phẩm xã hội đạt tốc độ trên 5%/năm; giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân 4,7%/năm; tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản từ 21,5% năm 2011 lên 22,7% năm 2014; tốc độ tăng tổng sản lượng thủy sản cao hơn tốc độ tăng diện tích; kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng trung bình gần 8%/năm.
Thông qua đó, đưa Việt
Thời gian qua, các địa phương vùng Duyên hải
Tính đến tháng 6 năm 2015, hình thức nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến (chuyên tôm sú) ổn định khoảng 540.000 ha, tăng 89% diện tích nuôi. Cơ cấu tôm sú và tôm thẻ chân trắng có sự dịch chuyển. Tôm thẻ chiếm 12,5% diện tích nuôi, nhưng chiếm tới 57% sản lượng; tôm sú chiếm 87% diện tích nuôi, song chỉ chiếm 43% sản lượng. Do chuyển đổi tích cực về cơ cấu, phương thức nuôi, năm 2014 sản lượng tôm cả nước đạt 658.000 tấn, tăng 120.000 tấn so với năm 2013.
Bên cạnh đó, diện tích nuôi cá tra trong 2 năm 2014-2015 tiếp tục duy trì diện tích, năng suất, sản lượng, đồng thời nâng cao được chất lượng và giá trị sản phẩm cá tra với diện tích thả nuôi năm 2014 đạt 5.500 ha, sản lượng thu được 1,1 triệu tấn; khối lượng xuất khẩu đạt 750 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,7 tỷ USD.
Hiện cả nước có hơn 100 trại sản xuất giống cá tra tập trung tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Tiền Giang. Sản xuất tôm giống được đặc biệt quan tâm, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 1.200 trại giống, chiếm 52% số trại giống cả nước, sản xuất khoảng 45-50 tỷ con giống/năm, bằng 40% sản lượng giống cả nước. Giống tôm được sản xuất chủ yếu tại tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, hiện tại đáp ứng 30-40% nhu cầu nuôi tôm của khu vực.
Nhưng, vẫn còn nhiều hạn chế
Cũng theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mới chỉ có 36/63 tỉnh, thành phố hoàn tất việc xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó có ngành Thủy sản.
Đi vào từng lĩnh vực cụ thể, ngành Thủy sản vẫn còn nhiều hạn chế, như: chưa gây dựng được nguồn giống đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, hơn nữa đầu tư cho lĩnh vực này chưa thực sự bài bản và tương xứng với yêu cầu của thị trường. Hoạt động kiểm dịch, thanh tra, quản lý kinh doanh tôm giống còn khá lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng các giống tôm tốt xấu bị trộn lẫn lộn vào nhau ở các trại sản xuất giống.
Theo TS. Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Việt Nam xác định 04 loại thủy sản chính bao gồm: tôm, cá tra, cá rô phi và nhuyễn thể, nhưng ngay cả với những đối tượng nuôi chủ lực này, nước ta vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu cụ thể. Việc nghiên cứu về các loại giống là khâu yếu nhất, đặc biệt là thiếu các công trình nghiên cứu về các loại giống có khả năng chịu bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu nên hầu như phải nhập giống thủy sản từ nước ngoài.
Trong quá trình nuôi, do người dân chưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình nuôi an toàn dẫn tới dư thừa chất, mật độ ao nuôi lớn dẫn tới dịch bệnh phát sinh thường xuyên. Thực tế, để giảm hạn chế dịch bệnh, việc tiêm phòng các loại vắc xin có vai trò lớn, nhưng công nghệ sản xuất vắc xin trong phòng chống các loại bệnh thủy sản, chế phẩm sinh học ở nước ta còn kém, không có nhiều sản phẩm chất lượng cao nên vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu.
Khâu chế biến thủy sản mới chỉ dừng lại chủ yếu ở công đoạn sơ chế. Theo số liệu Hải quan, xuất khẩu thủy sản dạng tươi, đông lạnh (sơ chế) của Việt
Chính vì vậy, mặc dù là nhà cung cấp lớn nhiều loại thủy sản cho thị trường thế giới, nhưng Việt Nam vẫn chưa tạo được vị thế vững chắc, chưa xây dựng được thương hiệu cho các sản phẩm và chưa có khả năng chi phối thị trường. Khả năng tự chủ về nguyên liệu của khâu chế biến vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đối với ngành tôm do quy trình nuôi trồng thủy sản phức tạp, tốn kém chi phí, rủi ro cao và mức thâm dụng đất sản xuất lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tiềm lực về vốn lớn và năng lực quản lý hiện đại.
Theo số liệu của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), các doanh nghiệp chế biến thủy sản hàng đầu hiện nay chỉ có khả năng chủ động được tối đa 20% nguyên liệu.
Tình trạng sử dụng hóa chất, chất cấm và thuốc kháng sinh trong nuôi trồng và chế biến thủy sản vẫn rất lớn ảnh hưởng đến xuất khẩu. Theo Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2014 ngành Thủy sản đã tiếp nhận rất nhiều thông tin cảnh báo về các lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam không đảm bảo an toàn thực phẩm, do dư lượng hóa chất kháng sinh vượt mức giới hạn tối đa cho phép hoặc do phát hiện kháng sinh cấm sử dụng trong sản phẩm tại một số thị trường quan trọng, như: Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU.
Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú chia sẻ, mặc dù nhiều doanh nghiệp mong muốn có nguồn nguyên liệu sạch để chế biến xuất khẩu, song cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có một quy trình nuôi tôm hoàn thiện không có thuốc kháng sinh hay nuôi tôm sinh thái.
Hướng đến phát triển bền vững để tái cơ cấu thành công
Nhìn chung, ngành Thủy sản Việt Nam còn có rất nhiều khó khăn và thử thách cần phải giải quyết nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu thủy sản, mở rộng thị trường, để cho ngành Thủy sản thực sự xứng đáng với tiềm năng to lớn của nó.
Cũng tại Hội nghị nói trên, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: ngành Thủy sản là một trong những ngành trọng yếu của nông nghiệp Việt
Do đó, để phát triển ngành Thuỷ sản bền vững, Bộ trưởng yêu cầu trong thời gian tới, các địa phương cần tiếp tục tập trung chỉ đạo, tạo môi trường thuận lợi nhất để phát triển nhanh, mạnh, bền vững và hiệu quả đối với các sản phẩm hàng hoá là các đối tượng nuôi chủ lực như tôm, cá tra. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cần duy trì ổn định diện tích và sản lượng tôm sú, phát huy lợi thế nuôi tôm sú tại các vùng sinh thái đặc trưng tôm - rừng ngập mặn; tôm - lúa nhằm giữ lợi thế cạnh tranh và thị trường xuất khẩu tôm sú trên thế giới.
Cụ thể, đối với tôm thẻ chân trắng, ngành chỉ nên phát triển nuôi ở những vùng có lợi thế và tổ chức kiểm soát tốt dịch bệnh để gia tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu từ tôm thẻ chân trắng; tổ chức hướng dẫn tốt quy trình nuôi tôm nước lợ đúng qui trình kỹ thuật, có ao lắng đúng quy cách và thả giống nuôi khi điều kiện thời tiết thuận lợi.
Cùng với đó, cần nâng cao năng suất, sản lượng tại các vùng nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến trên cơ sở nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, áp dụng rộng rãi công nghệ nuôi tiên tiến; quản lý chặt con giống bảo đảm chất lượng cung cấp cho người nuôi. Ngoài ra, ngành nông nghiệp cần hướng dẫn người nuôi các biện pháp cụ thể phòng ngừa dịch bệnh cho tôm, khuyến khích áp dụng các mô hình nuôi tiên tiến như: nuôi trong nhà kính; nuôi nhiều giai đoạn; nuôi tôm khép kín, ít thay nước... để kiểm soát tốt môi trường, hạn chế dịch bệnh.
Đối với cá tra, Ngành cần tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo người nuôi tuân thủ đúng quy định đăng ký nuôi cá tra thương phẩm, đăng ký cấp mã số nhận diện cơ sở; doanh nghiệp không chế biến, lưu thông sản phẩm cá tra không bảo đảm chất lượng theo quy định của Nghị định số 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 29/04/2014. Đặc biệt, các địa phương cần xây dựng liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất, kinh doanh./.
Tài liệu tham khảo:
1. Tổng Cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015). Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện tái cơ cấu ngành Thủy sản, ngày 13/07, Bạc Liêu
2. Hữu Hoài (2015). Đầu tư khoa học cho thủy sản: Vừa thiếu, vừa yếu, truy cập từ http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Khoa-hoc/759503/dau-tu-khoa-hoc-cho-thuy-san-vua-thieu-vua-yeu
Bình luận