Nghệ thuật dùng khoảng lặng khi giao tiếp và phỏng vấn
Bài học vỡ lòng trong giao tiếp
Bạn cần chủ động hơn trong chính cuộc sống của mình nếu muốn bắt kịp dòng chảy của cuộc sống
“Học ăn, học nói, học gói, học mở” là những điều cơ bản mà từ khi còn nhỏ bạn đã được dạy. Ông bà ta từ xưa đã luôn giáo dục con cái từ những điều nhỏ nhặt nhất. Bởi vậy, con người Việt Nam chúng ta đi đến đâu là được yêu mến đến đấy! Chúng ta đi đến đâu cũng đều được yêu thương và trân quý bởi cách hành xử tế nhị và lối sống cần cù đã được uốn nắn từ nhỏ. Và đương nhiên là ai chả thích được yêu thương phải không? Dù cho là người khô khan nhất hay cứng rắn nhất nhưng bên trong vẫn mang trái tim mềm yếu và khao khát yêu thương. Các đôi yêu nhau thì luôn mong muốn người kia hiểu mình. Đi xin việc thì mong nhà phỏng vấn hiểu ý mình. Tuy nhiên, có rất nhiều người họ lại rất kém trong việc nói lên suy nghĩ và cảm xúc của mình. Lí do gì ư? Đơn giản thôi là vì bên trong mỗi chúng ta luôn tồn tại một bản ngã gọi là cái tôi. Khi cái tôi còn quá lớn, chúng ta thường hy vọng người kia sẽ là người nhún nhường trước; khi phỏng vấn cùng tâm lí họ cần mình chứ mình không cần họ nên không tránh khỏi việc tình cảm tan vỡ hay thất bại trong phỏng vấn.
Cho nên ta hay có câu: "yêu là phải nói, đói là phải ăn mà muốn ăn thì phải làm” là vậy! Tất cả cũng muốn nhắn đến mỗi chúng ta một chữ “TỰ”. Bạn mến họ nhưng bạn nhìn họ không thôi thì sao mà đủ được, bạn phải nói ra để họ biết chứ! Khi bạn đi phỏng vấn việc làm cũng vậy, bạn có bao nhiêu ưu điểm, bao nhiêu nhược điểm thì chỉ mỗi bạn biết chứ nhà phỏng vấn sao biết được bạn như thế nào chỉ mới gặp bạn một lần. Do đó, bạn cần chủ động hơn trong chính cuộc sống của mình nếu muốn bắt kịp dòng chảy của cuộc sống. Và với lẻ đó, việc học cách giao tiếp với mọi người trong các tình huống khác nhau là rất quan trọng.
Người ta thường giao tiếp với nhau như thế nào?
Chúng ta giao tiếp với nhau mỗi ngày vậy làm sao biết được mình có phải là một nhà ngoại giao tốt. Thường thì chúng ta sẽ giao tiếp với nhau theo hai cách cơ bản: hoặc là nói quá nhiều hoặc là im mọi lúc. Vậy khoảng lặng trong cuộc đối thoại ấy là khi nào? Là khi bạn im lặng hay khi bạn luyên thuyên mãi câu chuyện của mình? Thật ra đơn giản lắm, đó là lúc bạn cho nhau một khoảng thời gian mà cả hai đủ bình tâm và đủ thấu hiểu để có thể bắt đầu lại một cuộc trò chuyện mới.
Bạn hay lo ngại việc người yêu mình chả bao giờ bày tỏ tâm ý với mình hay bạn lại cho rằng họ chán mình chỉ vì lơ vài tin nhắn của mình. Thật ra, người đàn ông họ yêu bằng mắt, phụ nữ yêu bằng tai cho nên người ấy của bạn dễ bị thu hút bởi các cô gái hay chàng trai ngoài kia nhưng mà bạn của tôi ơi, người ấy cũng có con tim mà. Và khi nó lên tiếng thì bạn hãy tin là họ sẽ vẫn còn bên bạn. Nếu muốn thay đổi mối quan hệ ấy, cả hai đơn giản chỉ cần cho nhau những cuộc trao đổi thẳng thắn và nếu có xung đột cũng hãy bình tĩnh lại mà ngồi xuống giải quyết. Nếu tổn thương quá thì cho nhau vài ngày nghỉ ngơi, rồi nhẹ nhàng quan tâm lại- đó là lúc mà khoảng lặng trong tình yêu phát huy tác dụng. Còn khi đi phỏng vấn thì sao? Ơ kìa, bạn phải tự tin trước đã. Tự tin khác tự kiêu nhiều lắm. Tự kiêu là cho bản thân mình tâm thế hơn người, luôn cho là mình giỏi hơn người khác; còn tự tin là bạn tin vào bản thân và khả năng cho phép của mình. Do vậy, bạn cần phải tự tin để cho nhà phỏng vấn thấy bạn là người hiểu rõ bản thân mình như thế nào. Họ hỏi thì bạn đáp, chậm rãi, rõ ràng đừng quá vồ vập mà hỗng chuyện. Nếu gặp câu nào khó quá thì suy nghĩ chút rồi đáp ngay. Đó là khoảng lặng cho cả bạn và người hỏi.
Nếu muốn thay đổi mối quan hệ ấy, cả hai đơn giản chỉ cần cho nhau những cuộc trao đổi thẳng thắn và nếu có xung đột cũng hãy bình tĩnh lại mà ngồi xuống giải quyết
Giao tiếp là nghệ thuật
Giao tiếp với nhau không chỉ là cách trò chuyện giữa hai người mà nó còn là một nghệ thuật và những người tham gia cuộc trò chuyện đó là nghệ nhân hết cả. Nó không chỉ là bằng hình thể mà còn là bằng lời nói. Từng cử chỉ trên khuôn mặt bạn cho đến cách bạn cử động tay đều là một hình thức của giao tiếp để truyền tải gián tiếp đến người khác suy nghĩ của mình. Lời nói là một cách trao đổi trực tiếp cho mọi người thấy bạn đang cảm giác thế nào và mong muốn điều gì. Tuy nhiên, nói sao cho khéo, cho vừa vặn lỗ tai người nghe lại khó khăn. Không phải ai cũng có thể làm tốt nhưng mà bạn cũng đừng vội nản. Nếu bạn kém trong cách diễn đạt thì tập nói chậm rãi rồi hẳn nâng cao tốc độ nói. Nếu gương mặt bạn cứ đơ ra khi trò chuyện thì cứ thoải mái đi, bạn có thể thay bằng ngôn ngữ cơ thể mà! Điều quan trọng là bạn đừng quá vồ vập cũng đừng quá tấn công người đối diện, cứ nhẹ nhàng trao đổi và nếu cuộc nói chuyện quá căng thẳng thì hãy cho nhau một giây phút riêng tư để ngẫm lại điều đã nói.
Nhìn chung, nghệ thuật giao tiếp không quá khó nhưng cũng cần sự rèn luyện và cố gắng kìm nén cái tôi của bản thân mình trước để mọi thứ đơn giản hơn. Khi nói đừng quá chú trọng lòng tự tôn của mình và nên suy nghĩ cho thật kỹ trước khi bản thân làm tổn thương người xung quanh bằng lời nói của mình.
Bình luận