Nguyễn Văn Hải

Giảng viên, Khoa Tài chính – Kế toán, Trường Đại học Lạc Hồng

Email: nvhai@lhu.edu.vn

Trần Duy Thanh

Tác giả liên hệ, Sinh viên, Khoa Tài chính – Kế toán, Trường Đại học Lạc Hồng

Email: tranduythanh22042005@gmail.com

Lê Hồng Sơn

*** Sinh viên, Khoa Tài chính – Kế toán, Trường Đại học Lạc Hồng

Email: lehongson06122003@gmail.com

Lương Hoàng Quang

Học viên, Khoa Sau đại học, Trường Đại học Lạc Hồng

Email: quanglh17132@sacombank.com

Nguyễn Thái Long

Học viên, Khoa Sau đại học, Trường Đại học Lạc Hồng

Email: longnt18202@sacombank.com

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Nghệ An. Kết quả cho thấy, có 6 nhân tố tác động tích cực đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp này, bao gồm: Kiến thức của nhà quản lý; Đội ngũ nhân viên; Sự tham gia của người dùng; Cam kết của nhà quản lý; Hỗ trợ từ ban quản lý cấp cao và Văn hóa tổ chức.

Từ khóa: Nhân tố ảnh hưởng, Chất lượng hệ thống thông tin kế toán, Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Factors affecting the quality of accounting information systems in small and medium enterprises in Nghe An province

Summary

This study aims to explore the factors that impact the quality of accounting information systems in small and medium enterprises (SMEs) in Nghe An province. The findings reveal six factors that positively influence the quality of accounting information systems in these enterprises: manager knowledge, staff expertise, user participation, management commitment, support from senior management, and organizational culture.

Keywords: Influencing factors, Quality of accounting information system, Small and medium enterprises in Nghe An province

GIỚI THIỆU

Hệ thống thông tin kế toán không chỉ là một công cụ để quản lý tài chính, mà còn đóng vai trò như một người đồng hành thiết yếu trong việc ra quyết định của những nhà lãnh đạo. Thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính, các nhà quản lý có khả năng đưa ra những quyết định chiến lược dựa vào dữ liệu thực tiễn, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh, cũng như cải thiện việc tối ưu hóa chi phí.

Thêm vào đó, hệ thống này cực kỳ cần thiết cho việc quản lý tài chính và hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Nghệ An. Việc áp dụng hệ thống thông tin kế toán một cách hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng quản lý tài chính và tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, doanh nghiệp Việt Nam cần cải thiện năng suất và khả năng cạnh tranh. Điều này yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán để xây dựng hệ thống thông tin kế toán hợp lý, minh bạch và đáng tin cậy, kết hợp với kỹ thuật mới trong xử lý thông tin. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh. Do đó, các doanh nghiệp cần nhận thức rõ về hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán và các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Từ đó, họ có thể tổ chức hệ thống thông tin kế toán phù hợp và đưa ra quyết định chính xác.

Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến việc hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này chỉ tập trung vào các đơn vị cụ thể mà chưa đi sâu vào các nhân tố tác động đến chất lượng của hệ thống thông tin kế toán. Hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Nghệ An. Vì lý do đó, nhóm tác giả đã quyết định lựa chọn chủ đề "Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An" để tiến hành nghiên cứu và phân tích.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨUPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tổng quan nghiên cứu

Hiện nay, sự phát triển của công nghệ thông tin đã giúp con người quản lý công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời cung cấp thông tin chính xác và kịp thời. Kế toán được coi là bộ phận thiết yếu trong hệ thống quản lý tài chính, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành và giám sát các hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống thông tin kế toán cũng cung cấp dữ liệu cho các nhà quản lý ở nhiều cấp độ khác nhau, hội đồng quản trị cùng với các bên liên quan bên ngoài, nhằm hỗ trợ họ trong việc đưa ra những quyết định chính xác. Một hệ thống thông tin kế toán hiệu quả sẽ tạo ra thông tin chất lượng cao, giúp doanh nghiệp vận hành suôn sẻ và hỗ trợ người dùng trong việc ra quyết định đúng đắn. Do đó, việc đánh giá hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán luôn được xem là ưu tiên hàng đầu.

Abdalwali Lutfi (2023) cho rằng, các nhân tố: Sự tham gia của người dùng; Sự hỗ trợ từ ban quản lý; Kỹ năng công nghệ cá nhân; Đội ngũ nhân sự và Quy mô tổ chức tác động đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán. Còn Muhammad Yusuf (2021) chỉ ra 4 nhân tố ảnh hưởng đến Chất lượng hệ thống thông tin kế toán, gồm: Sự tham gia của người sử dụng; Khả năng của người dùng; Đội ngũ nhân viên và Sự cam kết của ban quản lý.

Theo Nicky Adi Putranto và cộng sự (2020), có 5 nhân tố có ảnh hưởng đến Chất lượng hệ thống thông tin kế toán, bao gồm: Sự tham gia của người dùng; Hỗ trợ từ quản lý cấp cao; Kỹ năng công nghệ cá nhân; Đội ngũ nhân viên và quy mô tổ chức. Tương tự, Hamza Mohammad Ahmad Al Qudah (2015) đưa ra 5 nhân tố ảnh hưởng đến Chất lượng hệ thống thông tin kế toán bao gồm: Kiểm soát nội bộ; Sự tham gia của người dùng; Hỗ trợ quản lý cấp cao; Kỹ năng kỹ thuật cá nhân và Đội ngũ nhân viên.

Nguyễn Ngọc Kim Ngân (2023) đề xuất 6 nhân tố tác động đến Chất lượng hệ thống thông tin kế toán, bao gồm: Chất lượng của hệ thống; Chất lượng thông tin; Chất lượng dịch vụ; Chất lượng đội ngũ nhân viên; Lợi ích cá nhân và Văn hóa tổ chức. Còn Nguyễn Thị Đức Hiếu (2021) cho rằng, có 4 nhân tố ảnh hưởng đến Chất lượng hệ thống thông tin kế toán, gồm: Sự tham gia của nhà quản lý; Cấu trúc tổ chức doanh nghiệp; Năng lực đội ngũ kế toán và Công nghệ thông tin.

Theo Võ Thị Tường Vy (2023), có 5 nhân tố ảnh hưởng đến Chất lượng hệ thống thông tin kế toán bao gồm: Cơ cấu tổ chức; Hiệu quả phần mềm cùng với các ứng dụng kế toán; Cam kết của tổ chức; Đội ngũ nhân viên; Sự tham gia chuyên môn bên ngoài doanh nghiệp.

Mô hình nghiên cứu

Dựa trên các học thuyết liên quan và các nghiên cứu trước đây, cùng với tình hình thực tế tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nhóm tác giả đã xác định 6 nhân tố chính tác động đến Chất lượng hệ thống thông tin kế toán gồm: Kiến thức nhà quản lý (KTQL); Đội ngũ nhân viên (DNNV); Sự tham gia của người dùng (STG); Cam kết nhà quản lý (CKQL); Hỗ trợ quản lý cao cấp (QLCC) và Văn hóa tổ chức (VHTC). Mô hình nghiên cứu được đề xuất như Hình.

Hình: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

Phương pháp nghiên cứu

Nhóm tác định lượng thực hiện nghiên cứu sơ bộ dựa trên phương pháp định tính, sử dụng tài liệu từ các chuyên gia và kết quả khảo sát về mô hình chất lượng hệ thống thông tin kế toán. Qua đó, những nhân tố chủ chốt ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Nghệ An đã được phát hiện.

Tiếp theo, nhóm tác giả đã tổ chức thảo luận nhóm với các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán nhằm hoàn thiện mô hình nghiên cứu và điều chỉnh các thang đo để đảm bảo chính xác và phù hợp.

Nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ 320 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Nghệ An. Sau khi loại bỏ các phiếu khảo sát không hợp lệ, còn lại 293 phiếu khảo sát được sử dụng cho nghiên cứu. Dữ liệu được mã hóa và đưa vào phần mềm SPSS để phân tích. Quá trình khảo sát diễn ra từ tháng 5 đến tháng 7/2024.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Bảng 1: Kiểm định Cronbach’s Alpha của các biến nghiên cứu

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến – tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Kiến thức nhà quản lý – KTQL, Cronbach’s Alpha = 0,812

KTQL1

10,80

4,605

0,578

0,790

KTQL2

10,79

4,357

0,666

0,747

KTQL3

10,75

4,789

0,654

0,756

KTQL4

10,81

4,504

0,632

0,763

Đội ngũ nhân viên – DNNV, Cronbach’s Alpha = 0,838

DNNV1

9,84

4,717

0,683

0,790

DNNV2

9,75

4,761

0,698

0,782

DNNV3

9,74

5,097

0,694

0,784

DNNV4

9,69

5,504

0,611

0,819

Sự tham gia của người dùng – STG, Cronbach’s Alpha = 0,878

STG1

10,81

4,541

0,754

0,838

STG2

10,87

4,383

0,749

0,839

STG3

10,67

4,647

0,703

0,857

STG4

10,76

4,311

0,746

0,841

Cam kết quản lý – CKQL, Cronbach’s Alpha = 0,889

CKQL1

13,49

9,956

0,849

0,839

CKQL2

13,59

10,544

0,638

0,886

CKQL3

13,68

9,876

0,688

0,877

CKQL4

13,52

10,682

0,680

0,876

CKQL5

13,47

9,928

0,821

0,845

Hỗ trợ quản lý cao cấp – QLCC, Cronbach’s Alpha = 0,832

QLCC1

10,15

5,213

0,595

0,817

QLCC2

10,36

4,943

0,716

0,763

QLCC3

10,77

4,848

0,642

0,798

QLCC4

10,25

5,035

0,698

0,772

Văn hóa tổ chức – VHTC, Cronbach’s Alpha = 0,822

VHTC1

11,12

5,115

0,687

0,759

VHTC2

11,14

5,032

0,703

0,751

VHTC3

10,67

4,839

0,613

0,796

VHTC4

11,03

5,355

0,593

0,800

Chất lượng hệ thống thông tin kế toán – CLHT, Cronbach’s Alpha = 0,751

CLHT1

7,13

2,298

0,571

0,679

CLHT2

7,13

2,171

0,566

0,684

CLHT3

7,20

2,109

0,603

0,641

Nguồn: Nghiên cứu của nhóm tác giả

Kết quả từ Bảng 1 chỉ ra rằng, 28 biến thang đo cho các nhân tố đều đủ tiêu chuẩn đại diện cho các nhân tố, với hệ số tương quan biến tổng vượt quá 0,3 và giá trị Cronbach’s Alpha > 0,7. Kết quả nghiên cứu này sẽ được giữ nguyên và sẽ tiếp tục tiến hành các phân tích tiếp theo.

Phân tích các nhân tố khám phá (EFA)

Bảng 2: Kiểm định KMO và Bartlett của các biến

Hệ số kiểm định KMO

0,915

Kiểm định Bartlet

Chi bình phương xấp xỉ

4554,948

Df

300

Sig.

0,000

Nguồn: Nghiên cứu của nhóm tác giả

Kết quả phân tích (Bảng 2) cho thấy, giá trị KMO = 0,915 nằm trong khoảng 0,5 đến 1, điều này chứng tỏ rằng, việc phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Thêm vào đó, hệ số Sig. < 0,05 cho thấy rằng, dữ liệu sử dụng cho phân tích EFA là hoàn toàn hợp lý. Kết quả cũng chỉ ra rằng, 25 thang đo đã được nhóm lại thành 6 nhóm tương ứng với 6 nhân tố.

Kết quả hồi quy

Bảng 3: Tóm tắt mô hình

Mô hình

R

R2

R2 điều chỉnh

Sai số chuẩn

Durbin-Watson

1

0,898a

0,806

0,802

0,31105

2,080

Nguồn: Nghiên cứu của nhóm tác giả

Theo kết quả từ Bảng 3, hệ số R2 hiệu chỉnh = 0,802, cho thấy rằng các biến độc lập có tác động đến 80,2% sự biến đổi của biến phụ thuộc, trong khi 19,8% còn lại chịu ảnh hưởng từ các nhân tố bên ngoài mà tác giả chưa xác định hoặc do sai số ngẫu nhiên. Thêm vào đó, hệ số Durbin-Watson nằm trong khoảng từ 1 đến 3, điều này chứng tỏ rằng mô hình không gặp phải vấn đề tự tương quan.

Bảng 4: Kết quả hồi quy

Mô hình

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn hóa

Giá trị t

Mức ý nghĩa

B

Sai số chuẩn

Beta

1

(Hằng số)

-0,283

0,118

-2,407

0,017

KTQL

0,326

0,038

0,323

8,635

0,000

DNNV

0,257

0,034

0,267

7,647

0,000

STG

0,119

0,035

0,117

3,400

0,001

CKQL

0,110

0,028

0,124

3,942

0,000

QLCC

0,206

0,035

0,214

5,958

0,000

VHTC

0,093

0,033

0,097

2,832

0,005

Nguồn: Nghiên cứu của nhóm tác giả

Kết quả phân tích hồi quy (Bảng 4) chỉ ra rằng, cả 6 biến đều có hệ số Sig. < 5%, đồng nghĩa với việc các nhân tố: KTQL, DNNV, STG, CKQL, QLCC và VHTC đều ảnh hưởng tích cực đến biến CLHT. Phương trình hồi quy phản ánh sự tác động của các nhân tố đến Chất lượng hệ thống thông tin kế toán ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Nghệ An như sau:

CLHT = -0,283 + 0,323 KTQL + 0,267 DNNV + 0,117 STG + 0,124 CKQL + 0,214 QLCC + 0,097 VHTC

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 6 nhân tố tác động tích cực đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp này, bao gồm: Kiến thức của nhà quản lý; Đội ngũ nhân viên; Sự tham gia của người dùng; Cam kết của nhà quản lý; Hỗ trợ từ ban quản lý cấp cao và Văn hóa tổ chức. Trong đó, nhân tố Kiến thức của nhà quản lý có tác động lớn nhất.

Dựa trên những nhân tố cụ thể đã được xác định, nhóm tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện tính trách nhiệm trong tổ chức kế toán tại doanh nghiệp. Cụ thể:

Về kiến thức của nhà quản lý: Nhà quản lý cần nâng cao trình độ chuyên môn trong lĩnh vực kế toán tài chính và quản trị, đồng thời thường xuyên cập nhật quy định, thông tư, và quyết định từ Chính phủ để xây dựng và phát triển hệ thống thông tin kế toán một cách hiệu quả. Hơn nữa, họ cũng phải thiết lập một chiến lược kinh doanh toàn diện, phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp, và chú trọng đến hoạt động kiểm tra của kiểm toán nội bộ và bên ngoài để giảm thiểu rủi ro trong từng giai đoạn.

Về đội ngũ nhân viên: Đội ngũ nhân viên là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán. Để đạt được hiệu quả tốt các doanh nghiệp cần củng cố đội ngũ nhân viên kế toán, như: chú trọng đến cả tiêu chuẩn năng lực chuyên môn cũng như trình độ công nghệ thông tin trong quá trình tuyển dụng, đồng thời đầu tư vào việc đào tạo và phát triển cho nhân viên kế toán nhằm đảm bảo năng lực hoàn thành công việc.

Về hỗ trợ quản lý cao cấp: Chuyên gia hỗ trợ quản lý cần nhận diện rõ nhu cầu thông tin để phát triển chiến lược kinh doanh và phải có đủ khả năng, cũng như ý thức trách nhiệm để đưa ra quyết định chính xác nhất. Đồng thời, phải thường xuyên chuẩn bị những kế hoạch dự phòng để giảm thiểu rủi ro đến mức tối đa.

Về cam kết nhà quản lý: Ban lãnh đạo cần đưa ra những quyết định nhanh chóng để giải quyết các xung đột. Khi kết thúc giai đoạn phân tích, ban lãnh đạo cần xem xét các đề xuất giải pháp từ tư vấn. Đặc biệt, ban lãnh đạo cần có kiến thức chuyên môn sâu và tính trách nhiệm cao đối với sự thành công trong việc triển khai hệ thống thông tin kế toán, nhằm đảm bảo chất lượng của thông tin.

Về sự tham gia của người dùng: Các doanh nghiệp cần khuyến khích người dùng tham gia tích cực vào toàn bộ quá trình thực hiện hệ thống thông tin kế toán, từ đó sẽ có một mức độ cao hơn về chất lượng của hệ thống.

Về văn hóa tổ chức: Cần thiết lập và hoàn thiện chính sách khen thưởng một cách rõ ràng, minh bạch để ghi nhận những thành viên có ý tưởng độc đáo, đóng góp cho doanh nghiệp. Các sáng kiến cải tiến cần được khuyến khích và khen ngợi kịp thời, điều này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, khuyến khích họ đưa ra những giải pháp hữu ích trong việc nâng cao hệ thống thông tin kế toán. Thêm vào đó, các công ty cũng nên chú trọng cải thiện văn hóa doanh nghiệp nhằm khuyến khích nhân viên chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức về hệ thống thông tin kế toán với nhau./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Abdalwali Lutfi (2023), Factors affecting the success of accounting information system from the lens of DeLone and McLean IS model, International Journal of Information Management Data Insights, 3(2).

2. Hamza Mohammad Ahmad Al Qudah (2015), Factors affecting accounting information system effectiveness among jordanian companies, Economic and Administrative Sciences, DOI:10.13140/RG.2.2.21539.37925.

3. Muhammad Yusuf (2021), Factors Affecting the Performance of The Accounting Information System, Jurnal Akuntansi, Audit dan Sistem Informasi Akuntansi (JASA), 5(2).

4. Nicky Adi Putranto and Tryas Chasbiandani (2020), Factors affecting the performance of accounting information system in pt. Agung automall, Inquisitive, 1(1), 28-39.

5. Nguyễn Ngọc Kim Ngân (2023), Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, số 56.

6. Nguyễn Thị Đức Hiếu (2021), Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Đắk Lắk, Tạp chí Khoa học Đại học Tây Nguyên, số 221.

7. Võ Thị Tường Vi (2023), Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Tạp chí Ngân hàng, số kỳ 2 tháng 7/2023.

Ngày nhận bài: 08/11/2024; Ngày phản biện: 15/11/2024; Ngày duyệt đăng: 29/11/2024