Một ví dụ điển hình là việc đưa bò rừng châu Âu quay trở lại vùng núi Tarcu của Romania, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn và khôi phục hệ sinh thái tự nhiên như một phần của tiến bộ xã hội [2]. Loài bò rừng này, từng bị tuyệt chủng trong khu vực, hiện đang phát triển mạnh mẽ — dân số đã tăng từ 100 lên hơn 170 con, tạo nên một trong những quần thể bò rừng tự do lớn nhất ở châu Âu và đóng góp đáng kể vào việc hấp thụ carbon.

Tái giới thiệu bò rừng: Sự chuyển dịch tư duy về phát triển bền vững
Bò rừng lang thang trên đồng cỏ châu Âu [2]

Một nghiên cứu do các nhà khoa học từ Trường Đại học Khoa học Môi trường Yale thực hiện, với sự hỗ trợ của Liên minh Tái hoang dã Toàn cầu (Global Rewilding Alliance), đã khẳng định tầm quan trọng của quần thể bò rừng đối với hệ sinh thái xung quanh. Các hoạt động của loài động vật hoang dã này, bao gồm ăn cỏ, tái chế dưỡng chất, phân phối hạt giống và nén đất, có khả năng hấp thụ lên đến 2 triệu tấn carbon hàng năm. Số lượng này tương đương với lượng khí thải từ khoảng 1,88 triệu chiếc ô tô chạy bằng xăng ở Mỹ [2].

Có thể nói, sáng kiến đưa bò rừng về với môi trường sống của chúng thể hiện một xu hướng rộng lớn hơn nhằm thúc đẩy mối quan hệ hòa hợp với thiên nhiên. Ngày càng có nhiều người nhận ra rằng sức khỏe của chúng ta liên kết chặt chẽ với sức khỏe của môi trường. Bằng cách quan tâm và tôn trọng sức khỏe sinh thái, xã hội đang dần thay đổi hướng tiêu dùng và lối sống, hướng tới một cách sống bền vững hơn, có lợi cho cả con người và môi trường [3]. Cách tiếp cận này khuyến khích việc giảm lượng khí thải carbon, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn và khôi phục môi trường sống tự nhiên [4]. Thay vì tham gia vào các hoạt động gây hại cho môi trường như sử dụng ô tô quá mức hoặc tiêu thụ thịt động vật hoang dã, con người ngày càng ủng hộ các hành động giúp duy trì cân bằng sinh thái [4].

Nói cách khác, nỗ lực hồi sinh môi trường sống cho loài bò rừng là một ví dụ điển hình cho sự thay đổi trong tư duy, cách suy nghĩ, quan điểm của con người về môi trường và bảo tồn thiên nhiên đang diễn ra [5]. Sự thay đổi này thúc đẩy mối quan hệ bền vững và cân bằng hơn với môi trường của chúng ta, ưu tiên sức khỏe sinh thái và sự hài hòa hơn là thành công về mặt vật chất./.

Tài liệu tham khảo

[1] Horton P, Horton B. (2019). Re-defining sustainability: living in harmony with life on Earth. One Earth, 1(1), 86-94. https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2590332219300259

[2] Sujita S. (2024). 170 bison could tackle CO2 emitted by 2 million cars, says study. https://interestingengineering.com/culture/bisons-tackle-co2-2-million-cars

[3] Lu Y, et al. (2015). Ecosystem health towards sustainability. Ecosystem Health and Sustainability, 1, 1-15. https://spj.science.org/doi/full/10.1890/EHS14-0013.1

[4] White M, et al. (2019). How to SHIFT consumer behaviors to be more sustainable: A literature review and guiding framework. Journal of Marketing, 83, 22-49. https://journals.sagepub.com/doi/full/10.1177/0022242919825649

[5] Vuong QH. (2023). Mindsponge Theory. Walter de Gruyter GmbH. https://www.amazon.com/dp/B0C3WHZ2B3