Thiên kiến bảo thủ trong đầu tư chứng khoán qua góc nhìn xử lý thông tin
“Ngẫm mình đã no, tài khéo, tinh khôn có thừa, ngài quyết giao lưu mở mang học hỏi thêm tuyệt kỹ..”
Trích “Kỳ tích”; Hoang dã, Khôn ngoan, Kỳ lạ (2024)
Thiên kiến bảo thủ (conservatism bias)
Thiên kiến bảo thủ là một quá trình tư duy mà con người bám chặt vào quan điểm hoặc dự báo trước đó, thay vì thừa nhận thông tin mới. Ví dụ, một nhà đầu tư nhận được tin xấu về lợi nhuận của một công ty, và thông tin này mâu thuẫn với dự báo lợi nhuận khác được công bố tháng trước. Thiên kiến bảo thủ có thể khiến nhà đầu tư phản ứng không đủ mạnh với thông tin mới, tiếp tục giữ niềm tin từ dự báo cũ thay vì hành động dựa trên dữ liệu mới. Nhà đầu tư kiên trì duy trì quan điểm trước đó hơn là thừa nhận thông tin mới [1]. Theo nghiên cứu của Vuong và Phuc [2], số nhà đầu tư chứng khoán tại Việt Nam có thiên kiến bảo thủ chiếm 30.3% trong mẫu khảo sát.
Giáo sư David Hirshleifer từ Đại học Bang Ohio đã giải thích rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến thiên kiến bảo thủ là việc xử lý thông tin mới và cập nhật niềm tin đòi hỏi chi phí nhận thức cao. Thông tin được trình bày dưới dạng phức tạp, trừu tượng hoặc mang tính thống kê thường ít được chú trọng hơn. Ngược lại, con người có thể phản ứng quá mức với thông tin dễ xử lý, chẳng hạn như các ví dụ cụ thể hoặc kịch bản minh họa [1].
Góc nhìn xử lý thông tin về thiên kiến bảo thủ
Lý thuyết mindsponge giúp giải thích cách con người thu nhận, xử lý, và thay đổi niềm tin, giá trị, và quan điểm của mình dựa trên việc lọc và hấp thụ thông tin từ môi trường [3-5]. Lý thuyết này có thể được sử dụng để giải thích thiên kiến bảo thủ trong đầu tư chứng khoán và cung cấp các cách khắc phục hiện tượng này.
Thiên kiến bảo thủ có thể xuất phát từ các yếu tố sau, khi nhìn qua lăng kính mindsponge:
- Hệ giá trị trung tâm (mindset) chi phối việc tiếp nhận thông tin
Hệ giá trị trung tâm trong mindsponge đại diện cho niềm tin, kinh nghiệm, và nhận thức trước đấy của nhà đầu tư về thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư thường dựa vào dữ liệu hoặc kinh nghiệm quá khứ (niềm tin cũ) để ra quyết định, tạo ra một “bộ lọc” đối với thông tin mới. Nếu thông tin mới xung đột với thông tin cũ thì sẽ dễ bị đào thải, cụ thể hơn là bị “bỏ ngoài tai”.
- Sự chống lại thông tin mới
Khi xuất hiện thông tin mâu thuẫn với niềm tin cũ (ví dụ: báo cáo tài chính xấu của một công ty mà họ tin là tốt), bộ lọc của mindsponge ngăn cản thông tin này xâm nhập vào hệ giá trị trung tâm. Kết quả: Nhà đầu tư không điều chỉnh chiến lược của mình hoặc phản ứng chậm với biến động thị trường.
- Chi phí trong việc thay đổi niềm tin
Thừa nhận rằng mình sai lầm hoặc thay đổi niềm tin đầu tư là một hành động tốn kém về mặt tâm lý, khiến nhà đầu tư tiếp tục “bám chặt” vào quyết định ban đầu. Ví dụ, khi có báo cáo tài chính mới, nhà đầu tư sẽ không muốn tốn thời gian phân tích hoặc cập nhật thông tin mới.
Giải pháp từ lý thuyết mindsponge
Lý thuyết mindsponge cũng cung cấp một số hướng dẫn giúp nhà đầu tư khắc phục thiên kiến bảo thủ.
Mở rộng hệ giá trị trung tâm
-
Khuyến khích nhà đầu tư tiếp cận nhiều nguồn thông tin và quan điểm khác nhau, bao gồm:
-
Báo cáo tài chính, phân tích ngành.
-
Ý kiến từ chuyên gia hoặc dữ liệu thị trường cập nhật.
-
-
Nhà đầu tư nên tạo thói quen kiểm tra các nguồn dữ liệu định lượng thay vì chỉ dựa vào cảm xúc hoặc niềm tin cá nhân.
Thiết lập cơ chế cập nhật niềm tin
-
Sử dụng phương pháp định lượng để đánh giá và cập nhật niềm tin dựa trên thông tin mới. Ví dụ, khi công ty A công bố lợi nhuận giảm, nhà đầu tư có thể điều chỉnh kỳ vọng lợi nhuận tương lai của cổ phiếu đó.
Giảm chi phí tâm lý trong việc thay đổi chiến lược
-
Xây dựng tư duy chấp nhận rủi ro và sai lầm như một phần của quá trình đầu tư.
-
Tạo kế hoạch thoát lệnh rõ ràng, giúp nhà đầu tư cảm thấy dễ dàng bán cổ phiếu khi cần.
-
Tập trung vào mục tiêu dài hạn thay vì các quyết định ngắn hạn mang tính cảm xúc.
Tăng cường khả năng tư duy phản biện
-
Giúp nhà đầu tư đánh giá thông tin mới một cách khách quan bằng cách đặt câu hỏi:
-
Thông tin này có đáng tin không?
-
Nếu niềm tin của tôi sai, hậu quả sẽ là gì?
-
-
Trong thực tiễn, nhà đầu tư có thể tạo danh sách tiêu chí để đánh giá cổ phiếu dựa trên dữ liệu khách quan thay vì niềm tin cá nhân.
Xây dựng hệ thống ra quyết định dựa trên quy tắc
-
Sử dụng các công cụ hoặc quy tắc tự động hóa, chẳng hạn như:
-
Thiết lập điểm cắt lỗ (stop-loss) và điểm chốt lời (take-profit).
-
Áp dụng chiến lược định kỳ tái cân bằng danh mục đầu tư.
-
-
Loại bỏ sự can thiệp của cảm xúc hoặc thiên kiến bảo thủ trong quá trình đầu tư.
Khuyến khích thảo luận nhóm và học tập liên tục
-
Tham gia các cộng đồng đầu tư hoặc nhóm phân tích để trao đổi quan điểm và đánh giá thông tin mới.
-
Nhà đầu tư có thể học cách nhận ra và điều chỉnh niềm tin sai lệch thông qua ý kiến của người khác hoặc dữ liệu thị trường./.
Tài liệu tham khảo
[1] Pompiam MM. (2006). Behavioral Finance and Wealth Management. Wiley, p118–127.
[2] Vuong DHQ, Phuc DQ. (2012). An empirical study of individual investors’ behavioral biases in the Vietnamese stock market. Science and Technology Development Journal, 15, 5-13. https://vjol.info.vn/index.php/JSTD/article/view/8675
[3] Vuong QH. (2023). Mindsponge Theory. Walter de Gruyter GmbH. https://www.amazon.com/dp/B0C3WHZ2B3
[4] Vuong QH, Nguyen MH. (2024). Better Economics for the Earth: A Lesson from Quantum and Information Theories. https://www.amazon.com/dp/B0D98L5K44
[5] Vuong QH, Nguyen MH. (2024). Further on informational quanta, interactions, and entropy under the granular view of value formation. https://dx.doi.org/10.2139/ssrn.4922461
[6] Vuong QH. (2024). Wild Wise Weird. https://www.amazon.com/dp/B0BG2NNHY6
Bình luận