Top những Hòn Vọng Phu nổi tiếng trên dải đất Việt
Hòn Vọng Phu ở Lạng Sơn
Chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ với hai câu ca dao: “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”. Đây là hai câu thơ chỉ Hòn Vọng Phu ở bên bờ sông Kỳ Cung, gần với động Tam Thanh thuộc thị xã Lạng Sơn. Theo tương truyền vì chờ chồng ra trận lâu ngày vẫn chưa thấy trở về, nàng Tô Thị bèn ôm con lên núi để ngóng rồi theo thời gian hóa đá hay còn gọi là núi Tô Thị.
Hòn Vọng Phu ở tỉnh Quảng Nam
Hòn Vọng Phu ở tỉnh Quảng Nam còn được biết đến với tên gọi là “Đá Bà Rầu”. Và nội dung của câu chuyện về Hòn Vọng Phu này cũng có phần khác với những câu chuyện về Hòn Vọng Phu khác. Đó là có một người vợ vì chờ chồng của mình đi buôn xa nhà mà ngày ngày ra bờ sông mong ngóng. Nhưng khi chồng trở về thì lại vì nghi ngờ và ghen tuông mà lại khiến người chồng bỏ nhà ra đi. Từ đó vì quá buồn rầu mà nàng lại ra cửa biển ngóng trông nhưng vì quá đau thương cho nên đã biến thành hòn đá sầu muộn. Ở bên cạnh hòn đá này còn có một ngọn tháp và người ta gọi đó là Tháp Bà Rầu.
Hòn Vọng Phu ở Tuy Hòa, Phú Yên
Ở Tuy Hòa có núi Đá Chồng nằm ở xã Hòa Nam, huyện Đông Hòa. Và người dân trong vùng gọi đó là Hòn Vọng Phu. Núi này có độ cao khoảng 706 mét thuộc dãy Đèo Cả, đó là một nhánh của dãy Hoàng Liên Sơn được chạy thẳng ra biển. Trên đỉnh núi có một tảng đá lớn dựng đứng, tựa hình giống như một người đàn bà đang ngóng về nơi xa.
Hòn Vọng Phu có rất nhiều, trải dài từ miền Bắc cho đến miền Trung của nước ta, thể hiện lòng chung thủy của người vợ chờ chồng mà hóa đá. Và trên đây là danh sách các Hòn Vọng Phu nổi tiếng trên đất nước Việt Nam. Hy vọng với danh sách này, bạn sẽ biết thêm về truyền thuyết về Hòn Vọng Phu tại các vùng miền khác nhau trên dải đất chữ S này.
Hòn Vọng Phu ở tỉnh Thanh Hóa
Núi Nhồi thuộc thôn Nhuệ Sơn nay thuộc huyện Đông Sơn, cách thành phố Thành Phố Thanh Hóa khoảng 3 cây số đi về phía Tây Nam. Ở trên đỉnh núi có một hòn đá tựa hình giống như một người đàn bà dắt hai con nhỏ cùng ngóng trông về phía phương Nam, nơi có trận chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh.
Bình luận