Bảo Việt: Minh bạch con đường phát triển bền vững
Quan điểm về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
Chia sẻ của Tập đoàn Bảo Việt cho biết, là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, các tác động trực tiếp lên môi trường trong quá trình vận hành của Tập đoàn là không đáng kể. Tuy nhiên, việc giám sát, thích ứng và ứng dụng linh hoạt công nghệ trong quá trình sử dụng năng lượng, tài nguyên là những hành động nhỏ nhưng vô cùng cần thiết, giúp giảm thiểu tác động đến môi trường, ứng phó với tình hình dịch bệnh, biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường chung của cộng đồng.
Vấn đề về môi trường được Bảo Việt chia thành các chủ đề gồm: Năng lượng; Phát thải, nước thải và chất thải; Tuân thủ về môi trường |
Trong quá trình hoạt động, Bảo Việt hiểu rằng khi doanh nghiệp thay đổi, cân đối các nguồn năng lượng do doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp tiêu thụ có thể phần nào giúp giảm thiểu tác động môi trường. Những hành động nhỏ này khi được triển khai tốt trong doanh nghiệp sẽ tạo tiền đề lan tỏa trong cộng đồng doanh nghiệp, từ những thay đổi nhỏ sẽ tạo thành những thay đổi lớn và mạnh mẽ góp phần xanh hóa và cân bằng lại môi trường sinh thái của Việt Nam. Với quan điểm như vậy, trong quá trình kinh doanh, các vấn đề về môi trường được Bảo Việt triển khai trong phạm vi các tòa nhà làm việc, dự án đầu tư và được chia thành các chủ đề: Năng lượng; Phát thải, Nước thải và chất thải; Tuân thủ về môi trường.
Kiểm soát tiêu thụ năng lượng
Tranh vẽ trong Báo cáo Phát triển bền vững năm 2020 của Bảo Việt |
Trước năm 2020, biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại thế kỷ 21. Tuy nhiên, sự bùng nổ của dịch bệnh phức tạp như Covid-19 đã tạo ra “khủng hoảng kép” cần nhân loại phải đối mặt. Để có thể đối mặt với “khủng hoảng kép” này, Bảo Việt không chỉ chú trọng giám sát việc sử dụng năng lượng, tài nguyên để giảm cường độ phát thải khí nhà kính mà còn linh thoạt thay đổi để thích ứng với trạng thái bình thường mới hậu Covid.
Một số hoạt động chính Bảo Việt triển khai để giảm thiểu tiêu thụ năng lượng của các tòa nhà làm việc, dự án như: theo dõi và kiểm soát năng lượng tiêu thụ, giải pháp giám sát và kiểm soát tiêu thụ năng lượng.
Kiểm soát phát thải, chất lượng nước thải, rác thải
Tại các trụ sở làm việc, các Tòa nhà do Bảo Việt quản lý, sử dụng, việc kiểm soát lượng chất thải, nước thải từ các Tòa nhà Bảo Việt là biện pháp bảo vệ môi trường tiếp theo được Bảo Việt áp dụng.
Năm 2020-2021, Tập đoàn Bảo Việt tiếp tục duy trì hoạt động đánh giá các tác động tới môi trường từ hoạt động của các tòa nhà Bảo Việt trụ sở chính trên địa bàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Việc đánh giá chỉ tiêu nước sinh hoạt, nước thải và khí thải tại nguồn được thực hiện tại trụ sở và chi nhánh của Tập đoàn Bảo Việt tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh gồm: theo dõi và kiểm soát lượng nước thải và nước sinh hoạt, theo dõi và kiểm soát lượng khí thải nhà kính tại nơi làm việc, biện pháp xử lý các nguồn chất thải tại nơi làm việc.
Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường
Bảo Việt cho rằng, doanh nghiệp vẫn cần phải ứng xử có trách nhiệm với các tác động tới môi trường thông qua việc tuân thủ các quy định về môi trường, có hành động kiểm soát ô nhiễm, xử lý, tái chế chất thải, tiết kiệm tài nguyên như: tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, phối hợp với nhà cung cấp thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường, tuân thủ việc kiểm soát chất lượng không khí, khí thải, nước thải định kỳ, gắn kết cán bộ trong các hoạt động xanh hóa hoạt động kinh doanh.
Lan tỏa, mở rộng con đường phát triển bền vững
| |
Bảo Việt lan tỏa câu chuyện phát triển bền vững bằng nhiều nỗ lực, trong đó có việc tham gia các sự kiện, diễn đàn uy tín trong nước và quốc tế |
Để lan tỏa, thúc đẩy và hỗ trợ các bên liên quan trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, Bảo Việt tiếp tục gắn kết các bên liên quan gồm: người lao động, đối tác/nhà cung cấp, khách hàng, cơ quan quản lý, cơ quan báo chí, cổ đông/nhà đầu tư) thông qua các kênh thông tin đa chiều. Qua đó, các vấn đề phát triển bền vững được Bảo Việt đề cập sâu hơn và chia sẻ với các bên liên quan về các định hướng, quan điểm và các hoạt động thực tiễn của mình trong quá trình hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Đối thoại, chia sẻ, lắng nghe và đồng hành để thúc đẩy các bên liên quan chung tay hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững
Bảo Việt đã thiết lập cơ chế lắng nghe ý kiến phản hồi của các bên đối với hoạt động của Bảo Việt liên quan đến Kinh tế - Xã hội - Môi trường thông qua đối thoại trực tiếp, tham gia các diễn đàn, hội nghị hoặc tiến hành lấy ý kiến rộng rãi trên mạng xã hội và website của Bảo Việt thông qua phiếu khảo sát về phát triển bền vững của Bảo Việt tại chuyên mục Phát triển bền vững/Khảo sát các bên liên quan.
Theo đó, các mục tiêu hành động, nhận thức về phát triển bền vững được chia sẻ tới các bên liên quan thông qua các kênh bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp một cách liên tục, để có thể tiếp cận thông tin tới các nhóm đối tượng mục tiêu của Bảo Việt như người lao động, đối tác/ nhà cung cấp, khách hàng, cơ quan quản lý, cơ quan báo chí, người lao động, cổ đông/ nhà đầu tư, cộng đồng địa phương...
Xác định các vấn đề trọng yếu để gắn và tăng cường lan tỏa yếu tố bền vững trong chuỗi cung ứng
Đến năm 2020, Bảo Việt có 9 năm liên tiếp thực hiện Báo cáo Phát triển bền vững |
Để tăng cường tính lan tỏa, Bảo Việt cho rằng việc đánh giá các rủi ro liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị trong chuỗi cung ứng không chỉ quan trọng với Bảo Việt mà còn với nhà đầu tư và khách hàng. Do vậy, việc gắn kết yếu tố bền vững đối với nhà cung cấp cũng như các dự án đầu tư giúp Bảo Việt tiến gần tới mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị bền vững, mang lại lợi ích cho Bảo Việt và các bên liên quan trong chuỗi cung ứng. Ngay từ khi lựa chọn các nhà cung ứng, Bảo Việt đã lựa chọn những nhà cung ứng tuân thủ đầy đủ yêu cầu luật pháp, có ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường, có đạo đức kinh doanh.
Tăng cường thúc đẩy và hỗ trợ các bên triển khai các mục tiêu bền vững thông qua tham gia chia sẻ kinh nghiệm tại các diễn đàn uy tín
Việc lan tỏa và chia sẻ kinh nghiệm còn được Bảo Việt thực hiện thông qua việc tích cực tham gia chia sẻ tại các diễn đàn uy tín quốc tế như Hội nghị, Hội thảo về Phát triển Bền vững, Bảo Việt cũng cử đại diện tham gia Ban điều hành Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) nhiệm kỳ 2020-2022, qua đó Bảo Việt có cơ hội cập nhật các xu hướng mới về phát triển bền vững để gắn kết trong chiến lược và hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, đồng thời cam kết sẽ chung tay cùng Ban điều hành VBCSD trong các hoạt động thường niên về phát triển bền vững. Những nỗ lực này nhằm thúc đẩy kinh doanh theo hướng phát triển bền vững, thúc đẩy nhân rộng áp dụng bộ chỉ số bền vững trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Cách thức đánh giá sự tiến bộ
Bảo Việt triển khai Báo cáo Phát triển bền vững độc lập hằng năm để mang đến một cái nhìn bao quát về các hoạt động của mình |
Để thực hiện đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp liên quan tới mục tiêu bảo vệ môi trường nói riêng và phát triển bền vững nói chung, Bảo Việt triển khai Báo cáo Phát triển bền vững độc lập hằng năm để mang đến một cái nhìn bao quát về các hoạt động của mình. Thông qua quá trình thực hiện Báo cáo Phát triển bền vững, các Phòng/Ban tại doanh nghiệp có thể nhìn lại và rút ra những vấn đề còn đang tồn đọng để đưa ra các thay đổi kịp thời trong năm tiếp theo.
Đồng thời, để bảo đảm bảo độ tin cậy của một số chỉ tiêu trên Báo cáo Phát triển bền vững Tập đoàn Bảo Việt, Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ Tập đoàn Bảo Việt đã thực hiện đảm bảo một số chỉ tiêu Phát triển bền vững. Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ có trách nhiệm đưa ra các ý kiến đánh giá độc lập, khách quan về các chỉ tiêu Phát triển bền vững được lựa chọn dựa trên quy trình, phương pháp đã được quy định tại Nghị định số 05/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về kiểm toán nội bộ, Quy chế/Quy trình Kiểm toán nội bộ của Tập đoàn Bảo Việt, các hướng dẫn thực hành Chuẩn mực Kiểm toán nội bộ quốc tế và các thông lệ quốc tế. Quy định này yêu cầu các kiểm toán viên của Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ tuân thủ Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, phương pháp đánh giá dựa trên rủi ro cho các bước tiến hành từ khâu lập kế hoạch, triển khai nhằm đưa ra kết luận.
Việc triển khai dịch vụ đảm bảo được tiến hành chủ yếu thông qua phương pháp phỏng vấn và thực hiện đối chiếu thông tin, dữ liệu. Kết quả đảm bảo đã được thảo luận với Ban Điều hành và lãnh đạo các Ban chức năng/đơn vị có liên quan.
Chi tiết các hoạt động phát triển bền vững của Bảo Việt được ghi nhận tại Báo cáo Phát triển bền vững 2020 theo đường link sau đây:
Bình luận