Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố hơn 420.000 chỉ tiêu theo 7 nhóm ngành
Thống kê này chưa bao gồm các trường thuộc ngành Công an, Quân đội. Cụ thể, số lượng chỉ tiêu xét tuyển theo 7 khối ngành được thống kê là:
1. Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên (30.782 chỉ tiêu)
2. Khối ngành II: Nghệ thuật (5.422 chỉ tiêu)
3. Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, Pháp luật (134.594 chỉ tiêu)
4. Khối ngành IV: Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên (13.986 chỉ tiêu)
5. Khối ngành V: Toán và thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thủy sản, Thú y (135.327 chỉ tiêu)
6. Khối ngành VI: Sức khỏe (24.925 chỉ tiêu)
7. Khối ngành VII: Nhân văn, Khoa học xã hội và hành vi, Báo chí và thông tin, Dịch vụ xã hội, Khách sạn-du lịch-thể thao và dịch vụ cá nhân, Dịch vụ vận tải, Môi trường và bảo vệ môi trường, An ninh quốc phòng (75.318 chỉ tiêu).
Như vậy, tổng số chỉ tiêu tuyển sinh đại học năm 2016 là 420.354. Trong đó, khối ngành Toán và thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thủy sản, Thú y có số lượng chỉ tiêu nhiều nhất, thấp nhất là khói ngành nghệ thuật.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đưa ra biểu đồ phân bố chỉ tiêu theo vùng miền. Theo đó, Vùng Đồng bằng sông Hồng có số lượng chỉ tiêu cao nhất, Tây Nguyên có số lượng chỉ tiêu thấp nhất (Biểu đồ).
Biểu đồ: Phân bố chỉ tiêu khối ngành theo vùng miền
Theo quy chế tuyển sinh 2016 thí sinh không được rút hồ sơ đăng ký xét tuyển khi đã nộp, mỗi thí sinh phải nộp giấy chứng nhận kết quả thi mới được xem là trúng tuyển vào trường. Hồ sơ đăng ký xét tuyển cũng đơn giản hơn. Thí sinh chỉ nộp phiếu đăng ký xét tuyển, trong đó cần điền đầy đủ thông tin gồm: tên thí sinh, điểm thi và nguyện vọng vào học ngành, trường nào. Thí sinh có thể nộp qua bưu điện chuyển phát nhanh, hoặc nộp trực tiếp tại phòng đào tạo trường ĐH, CĐ (nếu trường cho phép). Thời gian nhận đăng ký xét tuyển đợt 1 từ ngày 1/8 đến 12/8. Các trường công bố kết quả trúng tuyển trước ngày 14/8. Thí sinh nộp giấy chứng nhận kết quả thi đến hết ngày 19/8 (tính theo dấu bưu điện nếu nộp bằng thư chuyển phát nhanh). Xét tuyển bổ sung đợt 1 từ ngày 21/8 đến hết ngày 31/8. Trường công bố kết quả trúng tuyển trước ngày 4/9; thí sinh nộp giấy chứng nhận kết quả thi đến hết ngày 9/9 (tính theo dấu bưu điện nếu nộp bằng thư chuyển phát nhanh). Xét tuyển bổ sung đợt 2 từ ngày 11/9 đến hết ngày 21/9. Trường công bố kết quả trúng tuyển trước ngày 23/9; thí sinh nộp giấy chứng nhận kết quả thi đến hết ngày 28/9 (tính theo dấu bưu điện nếu nộp bằng thư chuyển phát nhanh). Các trường đại học, cao đẳng chủ động công bố lịch xét tuyển tuyển nguyện vọng bổ sung tiếp theo (nếu có). Kết thúc xét tuyển trước ngày 20/10 đối với bậc đại học và 15/11 đối với bậc cao đẳng. sau khi các trường công bố kết quả xét tuyển, thí sinh phải xác nhận với trường mình trúng tuyển là có nguyện vọng học bằng cách nộp cho trường bản chính của giấy chứng nhận kết quả thi (mỗi thí sinh chỉ được cụm thi cấp 1 bản chính). Nếu thí sinh không nộp giấy chứng nhận kết quả thi xem như hủy bỏ kết quả trúng tuyển. |
Bình luận