Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UNIDO tổ chức thành công chuỗi sự kiện thúc đẩy phát triển KCN sinh thái và kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
Ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các Khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Giám đốc quốc gia dự án KCN sinh thái cùng đại diện các nhà tài trợ SECO, UNIDO chủ trì Hội thảo tổng kết Dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” |
Trong 2 ngày (11-12/ 4/2024) tại TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tổ chức thành công chuỗi sự kiện, nhằm thúc đẩy phát triển KCN sinh thái và KTTH tại Việt Nam. Trong đó, chương trình tổng kết Dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” (dự án KCN sinh thái) là một điểm nhấn quan trọng nằm trong chuỗi sự kiện đánh dấu mốc thành công của Dự án KCN sinh thái sau 4 năm triển khai thực hiện.
Chuỗi sự kiện gồm có 4 chương trình: (1) Thăm quan, khảo sát KCN Amata tỉnh Biên Hòa, Đồng Nai; (2) họp Ban Chỉ đạo dự án KCN sinh thái; (3) Hội thảo tổng kết Dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu”; (4) Hội nghị “Thúc đẩy KTTH trong các KCN Việt Nam hướng tới phát triển bền vững.
Dự án KCN sinh thái do Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) viện trợ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) cùng phối hợp triển khai thực hiện. Dự án có mục tiêu thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội của ngành công nghiệp và lồng ghép quy định để phát triển mô hình KCN sinh thái trong các cơ chế, chính sách có liên quan, là sự kế thừa kết quả triển khai thí điểm mô hình này trong giai đoạn trước (2015-2019) với các KCN đã được thí điểm tại: Ninh Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ và tiếp tục phát triển mạnh mô hình này tại: Hải Phòng, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2020-2024.
Đại diện các bộ chuyên ngành Việt Nam (hàng trên) tham dự buổi làm việc với Công ty Cổ phần đô thị Amata Biên Hòa trong chương trình khảo sát tại KCN AMATA Biên Hòa |
Thăm quan, khảo sát thực địa và làm việc với KCN Amata Biên Hòa
Sáng ngày 11/4/2024, Ban Chỉ đạo Dự án KCN sinh thái, các cơ quan liên quan và nhà tài trợ đã đi thăm quan, khảo sát thực tế mạng lưới cộng sinh công nghiệp chia sẻ dịch vụ cung cấp hơi sử dụng nhiên liệu sinh khối tại KCN Amata Biên Hòa, Đồng Nai.
Toàn cảnh Đoàn công tác của dự án KCN sinh thái và các nhà tài trợ làm việc với Công ty Cổ phần đô thị Amata Biên Hòa trong chuyến đi thực nghiệm tại KCN Amata Biên Hòa |
Trong chuyến khảo sát tại KCN Amata Biên Hòa, Đoàn công tác của dự án KCN sinh thái và các nhà tài trợ đã có buổi làm việc với Ban Quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai, Công ty Cổ phần đô thị Amata Biên Hòa (chủ đầu tư KCN Amata Biên Hòa) và doanh nghiệp đang triển khai thực hiện các hoạt động sản xuất sạch hơn (SXSH) và cộng sinh công nghiệp (CSCN) trong KCN Amata Biên Hòa. Tại buổi làm việc, Ban Quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai đã báo cáo với Đoàn công tác về hoạt động phát triển KCN tỉnh Đồng Nai nói chung và phát triển KCN sinh thái nói riêng; Công ty Cổ phần đô thị Amata Biên Hòa và Công ty Cổ phần Đầu tư sản xuất Năng lượng Xanh chia sẻ về hoạt động SXSH, CSCN đã và đang triển khai thành công tại Công ty Cổ phần Đầu tư sản xuất Năng lượng Xanh và Công ty TNHH Quốc tế Saitex trong KCN Amata.
Ông Phạm Anh Tuấn, Giám đốc quản lý dự án nước và môi trường, Công ty Cổ phần đô thị Amata Biên Hòa giới thiệu với Đoàn công tác về hoạt động phát triển KCN và các hoạt động cộng sinh công nghiệp trong KCN Amata Biên Hòa |
Ông Phạm Anh Tuấn, Giám đốc quản lý dự án nước và môi trường Công ty Cổ phần đô thị Amata Biên Hòa đã giới thiệu tổng quan tình hình hoạt động đầu tư kinh doanh của Tập đoàn Amata tại Việt Nam nói chung và tại KCN Amata Biên Hòa nói riêng; đặc biệt ông nhấn mạnh những hỗ trợ hiệu quả của Ban Quản lý dự án KCN sinh thái đối với Công ty và các kết quả bước đầu mà KCN Amata Biên Hòa đã đạt được sau 4 năm tham gia Dự án.
Các nhà tài trợ UNIDO và SECO cùng chuyên gia của UNIDO (hàng trên cùng) lắng nghe chia sẻ của đại diện Công ty Cổ phần đô thị Amata Biên Hòa giới thiệu về hoạt động phát triển KCN của Tập đoàn Amata tại Việt Nam nói chung và tại KCN Amata Biên Hòa nói riêng, cũng như và các hoạt động CSCN trong KCN Amata Biên Hòa |
Ông Tuấn cho biết: Tập đoàn Amata của Thái Lan đã hoạt động đầu tư tại Việt Nam được 30 năm, với 7 dự án bất đống sản KCN có quy mô lớn trải dài trên khắp cả nước. Hiện nay Tập đoàn đã đầu tư các KCN có quy mô diện tích khoảng 3.000 ha với tổng vốn đầu tư trên 5 tỷ USD, tạo việc làm cho 65.000 lao động.
Các đại biểu đến từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các thành viên trong Đoàn công tác lắng nghe chia sẻ của đại diện Công ty Cổ phần đô thị Amata Biên Hòa về tình hình hoạt động đầu tư kinh doanh của Tập đoàn và hoạt động phát triển KCN sinh thái của KCN Amata Biên Hòa |
Ngay từ khi KCN Amata (quy mô hơn 500 ha) là KCN đầu tiên của Tập đoàn Amata tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai được thành lập và đi vào hoạt động, Công ty Cổ phần đô thị Amata Biên Hòa đã xác định tiêu chí hoạt động của KCN đó là phát triển môi trường bền vững, lành mạnh, gắn lợi ích kinh tế song song với bảo vệ môi trường bền vững. Vì vậy, Công ty nhận định rằng, khi tham gia dự án KCN sinh thái sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững theo đúng chính sách phát triển.
Thành viên Ban Quản lý dự án KCN sinh thái đến từ Vụ Quản lý các Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng cán bộ Công ty Cổ phần đô thị Amata Biên Hòa tham dự buổi làm việc với Công ty Cổ phần đô thị Amata Biên Hòa |
Theo ông Tuấn, trong quá trình tham gia Dự án, các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật của UNIDO và Việt Nam (thuộc Dự án KCN sinh thái) đã giúp Công ty nhận thức, đánh giá được các tiêu chí về chỉ số KCN sinh thái, từ đó lên kế hoạch để lựa chọn các chỉ số phù hợp với KCN sinh thái; giúp Công ty thu thập kiến thức thông qua các hoạt động tập huấn đào tạo, doanh nghiệp được lĩnh hội thêm nhiều kiến thức về CSCN và SXSH, để KCN có cơ sở tự tin triển khai các chương trình hoạt động hiệu quả, áp dụng thực tế tại KCN và các doanh nghiệp trong KCN; góp phần nâng cao nhận thức và hiệu quả chuyển đổi từ KCN hiện hữu sang KCN sinh thái, doanh nghiệp sinh thái, đặc biệt là cung cấp các thông tin sử dụng nước tuần hoàn, năng lượng tái tạo cho KCN Amata, giúp KCN cải thiện chỉ số sinh thái, sử dụng nước tuần hoàn trong KCN (hoạt động CSCN giữa KCN và nhà máy).
|
Ông Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh, chúng tôi thấy rằng, phát triển KCN sinh thái sẽ giúp các nhà máy trong KCN, cộng đồng dân cư xung quanh KCN và KCN Amata đều được hưởng lợi, vì vậy phương châm hoạt động của KCN là: Tất cả mọi người đều chiến thắng nếu thực hiện thành công KCN sinh thái.
Ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các Khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Giám đốc quốc gia dự án KCN sinh thái đặt câu hỏi cho ông Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Quản lý dự án Nước và Môi trường, Công ty Cổ phần đô thị Amata Biên Hòa về cam kết của Công ty đối với việc phát triển KCN sinh thái trong chặng đường sắp tới |
Trả lời câu hỏi của ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các Khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Giám đốc quốc gia dự án KCN sinh thái rằng: Amata có cam kết sẽ đi đến cùng trong hành trình phát triển KCN sinh thái không? Ông Tuấn khẳng định, KCN Amata ngay từ đầu đã nhận thức được vai trò hết sức quan trọng của phát triển bền vững sẽ đem lại lợi ích to lớn cho Công ty về hiệu quả kinh tế, môi trường và trách nhiệm với xã hội, đồng thời góp phần tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, ngay từ ngày đầu phát triển dự án bất động sản công nghiệp, Amata đã đi theo mô hình KCN sinh thái, với chính sách phát triển bền vững, Công ty cam kết sẽ quyết tâm và kiên định với sự lựa chọn này để phát triển KCN Amata trở thành một KCN sinh thái kiểu mẫu tại Việt Nam. KCN Amata Biên Hòa đang nỗ lực tăng tốc phát triển KCN sinh thái, doanh nghiệp sinh thái để thực hiện thành công mục tiêu đặt ra.
Ông Hoàng Nam Thành, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư sản xuất Năng lượng Xanh chia sẻ về hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động SXSH, CSCN của Công ty trong KCN Amata Biên Hòa |
Tại buổi làm việc và đi thực nghiệm tại các doanh nghiệp trong KCN Amata Biên Hòa, các doanh nghiệp đầu tư thứ cấp trong KCN Amata đã chia sẻ với Đoàn công tác về hoạt động đầu tư kinh doanh, quy trình, kinh nghiệm triển khai thành công các hoạt động SXSH, CSCN của công ty đã đem lại tiềm năng tiết kiệm về năng lượng, nước và kiểm soát lượng khí thải CO2.
Ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các Khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Giám đốc quốc gia dự án KCN sinh thái cùng các chuyên gia của UNIDO thăm quan và trao đổi về hoạt động CSCN, SXSH tại Công ty Cổ phần Đầu tư sản xuất Năng lượng Xanh |
Ông Hoàng Nam Thành, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư sản xuất Năng lượng Xanh (trong KCN Amata) cho biết, Công ty đã và đang đầu tư vào các dự án phát triển năng lượng tái tạo khác như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, khí hóa biomass để phát điện; xử lý rác thải, chiết xuất Bio-silica từ tro trấu… Hiện nay, Công ty có 35 nhà máy trải dài khắp miền đất nước, các nhà máy có nhiệm vụ thu gom các sản phẩm phụ để xử lý biến nó trở thành nguyên liệu, mỗi năm sản xuất 1 triệu tấn hơi. CSCN, KTTH nhiều khi quy hoạch chung một chỗ phụ thuộc vào lĩnh vực, ngành nghề hoạt động; CSCN cùng một khu vực sẽ thuận lợi hơn, tiết kiệm được nhiều chi phí.
Các chuyên gia của UNIDO, Ban Quản lý dự án KCN sinh thái và đại diện KCN Amata Biên Hòa thăm quan thực nghiệm tại Công ty Cổ phần Đầu tư sản xuất Năng lượng Xanh và trao đổi về hoạt động SXSH,CSCN giữa KCN Amata Biên Hòa và Công ty Cổ phần Đầu tư sản xuất Năng lượng Xanh |
Phát biểu tại buổi làm việc, các chuyên gia của UNIDDO chia sẻ kinh nghiệm phát triển KCN sinh thái, KTTH của các quốc gia khác trên thế giới. Các chuyên gia cho rằng: Việc triển khai KCN sinh thái, KTTH tại các KCN, bên cạnh việc hỗ trợ kỹ thuật, thì làm thế nào để nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp hiểu được sự hợp tác, liên kết cộng sinh giữa các KCN thật sự không đơn giản. Nhiều doanh nghiệp trình độ nhận thức còn hạn chế, tin vào tín ngưỡng, phong thuỷ, không có sự chia sẻ và thấu hiểu, nên khó thuyết phục để hợp tác cộng sinh. Đây là một hành trình dài, đòi hỏi các KCN tham gia Dự án KCN sinh thái phải hết sức nỗ lực, kiên trì.
Ông Hoàng Nam Thành, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư sản xuất Năng lượng Xanh trong KCN Amata Biên Hòa giới thiệu với Đoàn công tác về hệ thống lò đốt hơi tại Nhà máy của Công ty |
Các chuyên gia UNIDO khẳng định, sắp tới UNIDO sẽ đưa ra các công cụ quy chuẩn để các nước áp dụng cho KCN ngay từ giai đoạn ban đầu thành lập KCN, Ban Quản lý Dự án sẽ có các hoạt động tư vấn, đào tạo lại cho doanh nghiệp; đặc biệt sắp tới khi Chính phủ Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn về KCN sinh thái, lúc đó sẽ có quy chuẩn áp dụng cho Việt Nam triển khai thuận lợi hơn.
Đoàn công tác của dự án KCN sinh thái thăm quan dây chuyền sản xuất quần bò của Công ty TNHH Quốc tế Saitex trong KCN Amata Biên Hòa |
Kết thúc buổi làm việc tại trụ sở Công ty Cổ phần đô thị Amata Biên Hòa, Đoàn công tác đi thăm quan thực địa tại nhà máy của Công ty Năng lượng Xanh và Công ty TNHH Quốc tế Saitex trong KCN Amata Biên Hòa. Lãnh đạo Công ty TNHH Quốc tế Saitex đã giới thiệu với Đoàn công tác về tình hình đầu tư, kinh doanh của của Công ty; quy trình sản xuất các sản phẩm và các hoạt động SXSH, CSCN tại Nhà máy.
Đoàn công tác của dự án KCN sinh thái lắng nghe cán bộ phụ trách bộ phận thiết kế của Công ty TNHH Quốc tế Saitex chia sẻ về quy trình hoạt động trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm |
Tại Công ty TNHH Quốc tế Saitex, cán bộ Công ty cho biết, quy trình xử lý sản phẩm của Công ty đã góp phần đảm bảo nguyên vật liệu bền vững. Hàng năm Công ty đạt nhiều chứng nhận quốc tế, sản phẩm được đánh giá cao trên toàn cầu, được các tổ chức uy tín ở trong và ngoài nước đánh giá tiêu chuẩn chất lượng bền vững. Công ty đã đầu tư nhà máy kéo sợi đặc biệt, nhà máy được đánh giá là duy nhất, đầu tiên trên thế giới sử dụng nước tái chế. Công ty đang đầu tư công nghệ để không sử dụng một giọt nước sạch, 100% dùng nước tái chế. Bên cạnh đó, Công ty đã sử dụng năng lượng mặt trời thực hiện các hoạt động SXSH, CSCN để tăng diện tích trồng trọt; thu gom sản phẩm quần áo không mặc để làm sản phẩm mới bán ra thị trường; tận dụng vải thừa, vải vụn thu gom xay ra và trộn với keo đặc biệt để sản xuất sản phẩm nội thất.
Ông Hoàng Nam Thành, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư sản xuất Năng lượng Xanh trong KCN Amata Biên Hòa giới thiệu với Đoàn công tác về quy trình vận hành sản xuất tại Nhà máy của Công ty trong KCN Amata Biên Hoà |
Đại diện Công ty TNHH Quốc tế Saitex nhấn mạnh: Song song với hoạt động kinh doanh hướng về môi trường, Công ty cũng đặc biệt quan tâm đến yếu tố con người, lấy con người làm giá trị cốt lõi. Hiện nay Công ty thường xuyên sử dụng người khuyết tật để vận hành trong các quy trình sản xuất của Công ty; đầu tư trang trại thuỷ canh, đảm bảo cán bộ công nhân viên mua được sản phẩm hữu cơ mà giá cả chỉ tương tương giá ở chợ. Doanh nghiệp này cho rằng, các doanh nghiệp và các bên liên quan cần chung tay để thúc đẩy sản xuất thân thiện, bền vững; cộng đồng đang quan tâm đến vấn đề môi trường sẽ kích thích các nhà sản xuất lấy yếu tố môi trường làm giá trị cốt lõi để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển.
Đoàn công tác dự án KCN sinh thái và các nhà tài trợ UNIDO, SECO chụp ảnh lưu niệm cùng Công ty Cổ phần đô thị Amata Biên Hòa tại trụ sở Công ty trong trong KCN Amata Biên Hòa |
Sau 4 năm tham gia Dự án KCN sinh thái, KCN Amata đã đạt được một một số kết quả cụ đó là: (1) Hiệu quả tài nguyên và SXSH: Có 18 Công ty tham gia Dự án, 155 giải pháp SXSH và hiệu quả tài nguyên (RECP), trong đó 58 giải pháp đã được doanh nghiệp triển khai, góp phần tiết kiệm 6.600 triệu đồng/năm. (2) Cơ hội CSCN: Sử dụng nồi hơi nhiên liệu biomass cung cấp hơi cho nhà máy KCN; sử dụng nhiên liệu biomass từ cây xanh KCN và mùn cưa từ nhà máy sản xuất gỗ cho nồi hơi; phát triển năng lượng tái tạo cho các công ty trong KCN; tái sử dụng nước thải đã xử lý để tưới cây trong KCN và khu dân cư lân cận; Hệ thống RO để tái sử dụng nước thải sau xử lý, cung cấp cho một số công ty có nhu cầu lớn về nước; tái sử dụng bùn thải làm phân bón cho cây xanh trong KCN; phát triển nền tảng website của KCN Amata cho việc tuyển dụng; chia sẻ nhân sự và thiết bị chữa cháy để phản ứng với các vụ cháy ở TP. Biên Hòa và tỉnh Đồng Nai. |
Họp Ban chỉ đạo dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu”
Kết thúc chuyến thăm quan làm việc tại KCN Amata Biên Hòa vào sáng ngày 11/4.2024; chiều cùng ngày, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra cuộc họp Ban Chỉ đạo dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu”.
Toàn cảnh cuộc họp Ban chỉ đạo dự án“Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” |
Tại cuộc họp, các thành viên trong Ban Chỉ đạo đã cùng nhau trao đổi, thảo luận, có ý kiến đóng góp, bổ sung cho các báo cáo và tập trung vào các vấn đề chính như: Đánh giá các kết quả thực hiện; tổng kết những vấn đề còn vướng mắc; vấn đề về giải ngân cho các hoạt động của Dự án (đảm bảo đúng mục tiêu và đúng quy định của pháp luật để tiến tới quyết toán Dự án); đề xuất phương hướng, kế hoạch hoạt động cho giai đoạn tiếp theo của Dự án (pha II) nhằm nhân rộng, lan tỏa các kết quả và hoạt động của Dự án cho các KCN và doanh nghiệp trong KCN khác ngoài phạm vi Dự án. Các ý kiến góp ý của các thành viên sẽ được tổng hợp, đưa vào Báo cáo tổng kết Dự án. Kết quả phiên họp Ban chỉ đạo là căn cứ để tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án KCN sinh thái.
Ban chủ tọa điều hành cuộc họp Ban Chỉ đạo dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” |
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Dự án KCN sinh thái, đại diện các bộ, ngành, các chuyên gia của Việt Nam và UNIDO, cùng đại diện các doanh nghiệp đang thụ hưởng dự án KCN sinh thái đã phát biểu ý kiến sôi nổi về các vấn đề đang được các doanh nghiệp quan tâm, liên quan đến chính sách và giải pháp phát triển KCN sinh thái tại Việt Nam. Nhìn chung, các đại biểu đã phát biểu các nội dung đi vào đúng và trúng trọng tâm, trọng điểm, mang tính thời sự, cập nhật và thiết thực, được các doanh nghiệp hết sức quan tâm.
Bà Nguyễn Trâm Anh, chuyên gia kỹ thuật quốc gia UNIDO phát biểu trình bày tổng quan những kết quả mà Dự án KCN sinh thái đã đạt được từ năm 2023 đến nay |
Ông Nguyễn Hồng Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) cho rằng: Dự án cần nâng cao nhận thức cho các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển KCN sinh thái tại các ngành thuộc Bộ Công Thương; bổ sung các kết quả đạt được trong lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Công Thương; phát triển KCN sinh thái đã được thể hiện trong Nghị quyết của trung ương, vì vậy các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thiện các quy hoạch quốc gia, trong đó có quy hoạch phát triển KCN sinh thái cần tiếp tục khai thác nội dung này để phát triển KCN sinh thái trong thời gian tới, đồng thời tăng cường khai thác tiềm năng của địa phương để phát triển KCN sinh thái.
Ông Nguyễn Hồng Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” |
Theo ông Giang, chuyển đổi KCN truyền thống sang KCN sinh thái cần có giải pháp cụ thể trong pha II của Dự án để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. “Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để cụ thể hóa tiêu chí KCN sinh thái trở thành cụm liên kết KCN, cụm công nghiệp”, ông Giang nhấn mạnh. Đồng thời ông cũng cho rằng, Dự án cần tăng cường các hoạt động khảo sát các mô hình KCN sinh thái ở nước ngoài, để tiếp thu và nâng cao các kiến thức về phát triển KCN sinh thái của các quốc gia khác, từ đó chọn lọc và áp dụng thành công tại các KCN của Việt Nam.
Ông Đặng Đình Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” |
Ông Đặng Đình Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng: Dự án cần tăng cường công tác truyền thông; trong quá trình triển khai chuyển đổi KCN sinh thái cần gắn liền hơn với các hoạt động khoa học công nghệ, chú trọng đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả chuyển đổi KCN truyền thống sang KCN sinh thái. “Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn với Ban Quản lý Dự án, để đảm bảo kết quả triển khai Dự án KCN sinh thái trong giai đoạn II đạt được nhiều thành công”, ông Tùng khẳng định.
Ông Christian Susan, Quản lý Chương trình KCN sinh thái toàn cầu, Ban Hiệu quả tài nguyên công nghiệp, UNIDO trụ sở chính phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” |
Ông Christian Susan, Quản lý Chương trình KCN sinh thái toàn cầu, Ban Hiệu quả tài nguyên công nghiệp, UNIDO trụ sở chính chia sẻ, mỗi nước có một bộ công cụ với các tiêu chí phù hợp, đáp ứng cho thực tiễn phát triển KCN của mỗi quốc gia. Hiện nay trên thế giới có nhiều cấp độ công nhận chuẩn quốc gia áp dụng cho các nước với các tiêu chí khác nhau, qua đó đưa ra cơ chế khuyến khích cho KCN. Ông nhấn mạnh, Việt Nam cũng cần đưa ra tiêu chuẩn quốc gia về mô hình KCN sinh thái tiệm cận với khung quốc tế, chứng nhận mô hình KCN sinh thái, đồng thời ông khẳng định: “ UNIDO đang phối hợp với Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế, để cùng hỗ trợ giúp Việt Nam đưa ra tiêu chuẩn KCN sinh thái theo chuẩn khung quốc tế. Chúng tôi sẽ thúc đẩy các quyết định sớm hơn để giúp Việt Nam triển khai KCN sinh thái thuận lợi và hiệu quả hơn”.
Theo ông Christian Susan, trong quá trình Dự án triển khai giai đoạn I, tỷ lệ thuê dịch vụ phù hợp, Dự án đa số thuê dịch vụ là các công ty nội địa của Việt Nam; đã tuyển dụng khoảng 20 chuyên gia quốc tế và nhiều chuyên gia nội địa; đã mời các bên liên quan của Việt Nam đi tập huấn tại Hàn Quốc để nghiên cứu ứng dụng giải pháp phát triển KCN sinh thái của nước bạn. Ông đánh giá cao đối tác của Việt Nam làm việc nhiệt tình và chuyên nghiệp, đồng thời khẳng định “chúng tôi là một đội nhóm, là đồng đội của nhau và hợp tác ăn ý, nên đã triển khai công việc rất hiệu quả trong 4 năm qua”.
Ông Christian Susan nhấn mạnh: “Chuyển đổi KCN sinh thái là bước đầu, là “chìa khoá” để phát triển KTTH tại Việt Nam” , đồng thời cho biết, lãnh đạo các địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước về KCN, KKT và doanh nghiệp đầu tư hạ tầng KCN nên có chiến lược phát triển KCN sinh thái ngay từ ban đầu khi có ý định thành lập KCN (nhấn mạnh công tác quy hoạch), cần tuân thủ theo các tiêu chí quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của KCN sinh thái để đảm bảo sự vận hành và triển khai các hoạt động SXSH và CSCN trong KCN được nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả. Ông cam kết, Dự án sẽ tăng cường làm việc chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương để tìm tiếng nói chung, giải quyết kịp thời những rào cản ảnh hưởng đến quá trình triển khai KCN sinh thái; đồng thời cho biết: Dự án KCN sinh thái giai đoạn II sẽ tập trung ưu tiên vào KTTH, ứng phó với biến đổi khí hậu (giảm thải phát thải cacbon) nhằm tạo động lực cho kinh tế Việt Nam phát triển. “Chúng tôi mong muốn sẽ hợp tác chặt chẽ, cung cấp kỹ thuật hiệu quả cho Việt Nam để phát triển KCN sinh thái”, ông Christian Susan bày tỏ.
Ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các Khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Giám đốc quốc gia dự án KCN sinh thái chủ trì và phát biểu điều hành cuộc họp Ban Chỉ đạo dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” |
Ông Bùi Ngọc Hải, Phó Trưởng ban Quản lý KKT Hải Phòng phát biểu đánh giá cao kết quả thực hiện của Dự án giai đoạn I ở mọi cấp độ. Ông chia sẻ: Hải Phòng đã xác định phát triển KCN sinh thái là một nhu cầu cấp bách, để kiến tạo lợi thế cạnh tranh cho Hải Phòng đẩy mạnh thu hút đầu tư. Tinh thần này được thống nhất từ lãnh đạo cao nhất của Thành phố đến các sở, ngành và lan toả đến cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn Thành phố. Đến nay, Hải Phòng đã có 2 KCN phát triển theo hướng KCN sinh thái (KCN DEEP C và KCN Nam Cầu Kiền) và hiện nay đã được nhân rộng ra 14 KCN của Hải Phòng, các chủ đầu tư KCN đều rất sẵn sàng chuyển đổi sang KCN sinh thái. Hải Phòng đang nghiên cứu thành lập KKT mới phía Nam theo hướng KKT sinh thái. Kết quả của Dự án đã đem lại niềm tin cho Hải Phòng để có quyết tâm cao, chuyển nhận thức từ nghe sang sờ thấy và hành động, lấy sinh thái làm động lực quy hoạch phát triển các KCN, KKT theo hướng KCN sinh thái, KTTH, hướng đến tăng trưởng xanh.
Ông Bùi Ngọc Hải, Phó Trưởng ban Quản lý KKT Hải Phòng phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” |
Theo kinh nghiệm phát triển KCN sinh thái của Hải Phòng, ông Hải cho rằng, để phát triển KCN sinh thái toàn diện và bền vững, cần: Lựa chọn cơ quan đầu mối có đủ năng lực tham gia Dự án; xây dựng một mô hình KCN sinh thái tiêu biểu làm động lực cho các KCN khác học tập; ban hành Thông tư hướng dẫn KCN sinh thái làm chuẩn quốc gia, để các địa phương áp dụng và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế; áp dụng khoa học công nghệ mới trong sản xuất, vì KTTH thì công nghệ xử lý chất thải là rất quan trọng; liên kết thành chuỗi KTTH cả trong và ngoài KCN; lựa chọn một số KCN đủ năng lực để đi tiên phong dẫn dắt; mở rộng CSCN đô thị, công nghiệp dịch vụ; hỗ trợ các doanh nghiệp, chủ yếu nâng cao năng lực kỹ thuật; tăng cường truyền thông, giải quyết mọi vấn đề trong quá trình triển khai KCN sinh thái; nhân rộng cơ hội tiếp cận KCN sinh thái cho các đối tượng; nâng cao năng lực của Ban Quản lý dự án để chia sẻ kinh nghiệm, nhận thức, kỹ năng cho các doanh nghiệp.
“Hải Phòng đang thu thập thông tin về cơ hội CSCN, KTTH để tính toán, đẩy nhanh tiến độ tham gia Dự án; mở rộng, lĩnh hội kiến thức để sẵn sàng tham gia hưởng lợi dự án”, ông Hải chia sẻ.
Ông Nguyễn Trung Thuận, chuyên viên đến từ Vụ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” |
Ông Nguyễn Trung Thuận, chuyên viên đến từ Vụ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá cao kết quả thực hiện của Dự án. Ông nhấn mạnh: Dự án giai đoạn I đã khẳng định sự nỗ lực rất đáng kể của Ban Quản lý Dự án; đồng thời cho biết, trong giai đoạn II của Dự án sắp tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục ủng hộ để triển khai thực hiện thành công Dự án giai đoạn II.
Để Dự án giai đoạn II triển khai hiệu quả, theo ông Thuận: Hoạt động của Ban Quản lý Dự án nên gắn với Kế hoạch quốc gia thực hiện KTTH; nên lồng ghép các tiêu chí về KCN sinh thái, có các chỉ tiêu cụ thể hơn về nội dung giảm phát thải khí hiệu ứng nhà kính. Cũng cùng quan điểm với đại diện Bộ Công Thương, ông Thuận nhấn mạnh để thúc đẩy phát triển KCN sinh thái, thì công tác quy hoạch cần được qua tâm và chú trọng ngay từ giai đoạn ban đầu.
Bà Đỗ Lưu Hoa, chuyên viên Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” |
Đến từ Bộ Tài chính, bà Đỗ Lưu Hoa, chuyên viên Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại đánh giá cao hiệu quả việc sử dụng vốn hàng hóa của Dự án trong giai đoạn vừa qua. Bộ Tài chính sẽ ủng hộ cao hoạt động của Dự án trong giai đoạn II, đồng thời cho rằng Dự án cần nang cao tính tự chủ của Việt Nam, chủ động hơn trong việc hợp tác với các chuyên gia Việt Nam, cũng như nhận sự hỗ trợ của các chuyên gia quốc tế.
Theo bà Hoa, trong giai đoạn II của Dự án, Ban Quản lý Dự án nên tăng cường tính nội địa hóa của Việt Nam, sử dụng hàng hoá dịch vụ trong nước để các chuyên gia Việt Nam có thêm nhiều cơ hội và kinh nghiệm tham gia sâu hơn vào quá trình phát triển KCN sinh thái của đất nước, qua đó sẽ góp phần nâng cao năng lực cho phía Việt Nam. Hiện nay theo quy định mới của Bộ Tài chính, các cán bộ dự án đến từ các cơ quan quản lý nhà nước sẽ không được cấp kinh phí hoạt động, do đó Dự án nên xem xét, tính toán để có phương án hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng này để góp phần nâng cao hiệu quả thực thi công vụ.
Ông Phan Thanh Trực, Phó Trưởng ban Quản lý các KCX,CN TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” |
Ông Phan Thanh Trực, Phó Trưởng ban Quản lý các KCX,CN TP. Hồ Chí Minh phát biểu cho biết, TP. Hồ Chí Minh rất quan tâm đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Ban Quản lý các KCX,CN TP. Hồ Chí Minh đã mạnh dạn thí điểm chuyển đổi KCN truyền thống sang KCN sinh thái, trong đó lựa chọn thí điểm KCN Hiệp Phước tham gia thụ hưởng dự án KCN sinh thái.
Định hướng của TP. Hồ Chí Minh là đến năm 2045 sẽ phát triển trên 4.000 ha đất công nghiệp, như vậy cơ hội để Thành phố chuyển đổi sang KCN sinh thái, cũng như xây dựng các KCN sinh thái mới là rất lớn. Ông Trực kiến nghị Ban Chỉ đạo Dự án trong pha II của Dự án cần mở rộng thêm các đối tượng cùng tham gia KCN sinh thái (như các doanh nghiệp thứ cấp trong KCN, KKT; cán bộ thuộc các Sở chuyên ngành như: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Môi trường, Khoa học và Công nghệ) để có chung tiếng nói, đồng hành cùng các Ban Quản lý KCN, KKT.
Ông Võ Quốc Hùng, Phó Trưởng ban Quản lý các KCX-CN Cần Thơ phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” |
Theo ý kiến của ông Võ Quốc Hùng, Phó Trưởng ban Quản lý các KCX-CN Cần Thơ, trong giai đoạn II của Dự án nên tiến hành song song vừa chuyển đổi KCN truyền thống sang KCN sinh thái, vừa phát triển KCN sinh thái mới. Đồng quan điểm với Ban Quản lý KCX-CN TP. Hồ Chí Minh, ông Hùng đề nghị Dự án nên mời các sở, ngành, địa phương cùng tham gia vào Ban chỉ đạo Dự án để nhận được kết quả ủng hộ được tốt hơn.
Bà Dương Thị Xuân Nương, Phó Trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” |
Bà Dương Thị Xuân Nương, Phó Trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh quyết tâm của tỉnh Đồng Nai và các doanh nghiệp của Tỉnh đó là: Tỉnh Đồng Nai và các doanh nghiệp của Tỉnh sẽ tham gia phát triển KCN sinh thái, doanh nghiệp sinh thái. Bà Nương khẳng định cam kết.“Các KCN trong Tỉnh đang chuyển đổi sang KCN sinh thái trong thời gian tới và các KCN mới được thành lập cũng dược xây dựng theo mô hình KCN sinh thái. Chúng tôi sẽ đặt quyết tâm cao để thực hiện mục tiêu này”; đồng thời cho rằng, để các KCN có động lực tham gia KCN sinh thái và doanh nghiệp sinh thái, thì nhà nước cần phải có khung pháp lý về KCN sinh thái rõ ràng, với các tiêu chí của KCN sinh thái và chứng chỉ công nhận KCN sinh thái, doanh nghiệp sinh thái; có các chính sách ưu đãi vượt trội; như thế sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động đầu tư, kinh doanh thuận lợi hơn và góp phần lan tỏa phát triển KCN sinh thái, doanh nghiệp sinh thái tới các KCN và cộng đồng doanh nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, Trưởng phòng Quản lý Môi trường, Công ty CP. KCN Đình Vũ phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” |
Đại diện đến từ KCN DEEP C, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, Trưởng phòng Quản lý Môi trường, Công ty CP KCN Đình Vũ cho rằng, đối tượng doanh nghiệp là một trong các thành phần có vai trò hết sức quan trọng quyết định thành công của Dự án và trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển đổi KCN sinh thái, doanh nghiệp sinh thái và xây dựng KCN sinh thái mới. Vì vậy, đề nghị trong giai đoạn II của Dự án, bên cạnh việc tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan ban hành chính sách, cũng cần quan tâm nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, thấu hiểu và chia sẻ hơn với các doanh nghiệp, cho các doanh nghiệp được tham gia vào quá trình hoạch định chính sách về phát triển KCN sinh thái và KTTH.
Các đại biểu đến từ các bộ, ngành và các Ban Quản lý KCN, KKT tham dự tổng kết cuộc họp Ban Chỉ đạo dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” |
Bà Sibylle Bachmann, Trưởng Cơ quan Hợp tác Phát triển, Đại sứ quán Thuỵ Sỹ tại Việt Nam phát biểu đánh giá những kết quả ấn tượng của Dự án đã thực hiện trong giai đoạn vừa qua, được cụ thể hóa trong việc tối ưu tài nguyên, hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Đồng thời bà khẳng định bước tiến lớn của Chính phủ Việt Nam đã thực hiện được trong vận động chính sách tại Việt Nam. Bà Sibynlle Bachmann nhấn mạnh: "Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan của Việt Nam đã nhiệt tình, thấu hiểu, lắng nghe, chia sẻ và hỗ trợ hiệu quả cho Dự án; góp phần tạo nên làn sóng chuyển biến mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp và tạo cảm hứng cho các bên liên quan tham gia Dự án". Đồng thời bà cho rằng, cần “tối ưu hóa” cho nhiều bên hơn nữa để thúc đẩy sự tham gia và tạo sự đồng thuận mạnh mẽ của các bên.
Bà Sibylle Bachmann, Trưởng Cơ quan Hợp tác Phát triển, Đại sứ quán Thuỵ Sỹ tại Việt Nam phát biểu đánh giá những kết quả ấn tượng của Dự án đã thực hiện trong giai đoạn 2020-2024 |
Theo bà Sibylle Bachmann, Dự án KCN sinh thái được thiết kế có mục tiêu áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế và giúp Việt Nam thành lập theo tiêu chuẩn quốc gia để áp dụng cho phát triển KCN sinh thái tại Việt Nam. Bà muốn nghe phía Việt Nam chia sẻ việc áp dụng chuyển đổi KCN sinh thái trong giai đoạn I như thế nào (nêu bật khó khăn, thuận lợi, kiến nghị, giải pháp) để Dự án kịp thời có giải pháp hỗ trợ.
Bà Sibylle Bachmann nhấn mạnh: “Các bên liên quan tự xem lại kết quả hợp phần nào yếu, thì cần tăng cường trong giai đoạn II của Dự án; CSCN còn vướng mắc ở đâu đó thì nên tập trung tháo gỡ; triển khai tốt hơn các giải pháp tài chính cho doanh nghiệp trong giai đoạn tới. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã làm việc hiệu quả, xét duyệt các bước của Dự án theo mục tiêu là KTTH. Do vậy, cần có chiến lược cốt lõi, công nghệ cốt lõi, tăng cường đối thoại công- tư nhiều hơn, để tìm tiếng nói chung và phát huy vai trò dẫn dắt, lãnh đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; phát huy sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành với các bên liên quan; có cơ chế thu, nhận các khoản tài trợ khác. Chúng tôi rất vui mừng được chào đón thêm các đối tác của Việt Nam để cùng chung tay góp phần đẩy mạnh phát triển KCN sinh thái tại Việt Nam tiếp tục thành công ở giai đoạn II’”.
Bà Lê Thị Thanh Thảo, đại diện Quốc gia của UNIDO tại Việt Nam phát biểu bày tỏ cam kết của UNIDO tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong chặng đường phát triển KCN sinh thái |
Bà Lê Thị Thanh Thảo, đại diện Quốc gia của UNIDO tại Việt Nam phát biểu cảm ơn sự phối hợp chặt chẽ, nhiệt tình và hiệu quả của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, SECO trong quá trình triển khai Dự án; đặc biệt là tinh thần nỗ lực, tràn đầy nhiệt huyết của Ban Quản lý dự án KCN sinh thái, các địa phương và các doanh nghiệp đang thụ hưởng Dự án đã song hành cùng UNIDO trong suốt chặng đường dài của Dự án.
Bà Thảo mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm hỗ trợ hiệu quả của các đối tác như: SECO, Việt Nam và các bên liên quan, để triển khai Dự án giai đoạn II sắp tới đạt kết quả tốt. UNIDO sẽ tiếp tục đồng hành cùng Dự án giai đoạn II, để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ KCN sinh thái tại Việt Nam. Có nhiều trăn trở khi giai đoạn I của Dự án kết thúc và sẽ cố gắng cùng các cộng sự tìm ra được phương pháp tiếp cận hữu hiệu nhất, để mang lại kết quả tốt nhất cho Dự án giai đoạn II.
Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế Lê Thành Quân phát biểu tổng kết cuộc họp Ban Chỉ đạo dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” |
Tổng kết họp Ban chỉ đạo dự án KCN sinh thái, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế Lê Thành Quân tiếp thu các ý kiến pháp biểu đóng góp cho Ban Chỉ đạo Dự án. Ông Quân cam kết sẽ tăng cường cử cán bộ, chuyên gia Dự án đi khảo sát thực địa tại các quốc gia; tăng cường đối thoại với các bên liên quan; tăng cường tập huấn cho các doanh nghiệp hạ tầng và thứ cấp trong các KCN thụ hưởng Dự án.
Ông Quân nhấn mạnh, để Dự án giai đoạn II triển khai thành công, cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp khu vực tư nhân; các địa phương phải cùng nỗ lực làm sao để đưa ra được mẫu số chung về chỉ số KCN sinh thái, được cộng đồng quốc tế công nhận, mang lại lợi ích kinh tế cao và đạt được hiệu quả về môi trường và xã hội, từ đó lan tỏa phong trào phát triển KCN sinh thái, doanh nghiệp sinh thái. Ngoài các địa phương đang được hưởng lợi từ Dự án KCN sinh thái, các KCN và các doanh nghiệp KCN cũng đang mong chờ kết quả của Dự án để củng cố niềm tin cho việc triển khai thực hiện giai đoạn II của Dự án.
Ông Lê Thành Quân bày tỏ cảm ơn tới các nhà tài trợ UNIDO, SECO đã hỗ trợ hiệu quả và đồng hành cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong suốt 4 năm triển khai Dự án KCN sinh thái (giai đoạn 2020-2024) và cả những năm trước đó (giai đoạn 2015-2019), đặc biệt cảm ơn UNIDO đã cử chuyên gia đến hướng dẫn, hỗ trợ cho doanh nghiệp được tiếp cận các giải pháp SXSH và CSCN; đồng thời đánh giá cao sự nỗ lực của các thành viên Ban Quản lý dự án đã kiên trì vượt khó xây dựng dự án ngay từ những viên gạch đầu tiên, góp phần quan trọng làm nên thành công ngày hôm nay. Ông Quân mong muốn các đối tác UNIDO, SECO và các địa phương có Dự án tiếp tục tin tưởng, ủng hộ và đồng hành cùng Ban Quản lý Dự án để triển khai thành công dự án KCN sinh thái giai đoạn II, để lan tỏa và phát triển KCN sinh thái trong tương lai gần sẽ hội tụ ở tất cả các địa phương trong cả nước.
Các đại biểu và Ban Quản lý dự án KCN sinh thái chụp ảnh lưu niệm tại cuộc họp Ban Chỉ đạo dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” |
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Dự án KCN sinh thái, đại diện các bộ, ngành, các chuyên gia của Việt Nam và UNIDO cùng đại diện các doanh nghiệp tham gia thụ hưởng dự án KCN sinh thái đều thống nhất cho rằng: Cần tăng cường các hoạt động tập huấn, khảo sát KCN sinh thái ngoài Việt Nam; chú trọng công tác quy hoạch ngay từ giai đoạn ban đầu; mời các sở, ngành, địa phương cùng tham gia vào Ban chỉ đạo Dự án để nhận được kết quả ủng hộ cao và nâng cao nhận thức về hiệu quả của việc chuyển đổi sang KCN sinh thái và phát triển KCN sinh thái. |
Hội thảo tổng kết Dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” giai đoạn 2020-2024
Hội thảo tổng kết Dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” giai đoạn 2020-2024 diễn ra vào sáng ngày 12/4/2024 đã tổng kết, đánh giá những kết quả đạt được của Dự án trong việc đẩy mạnh triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam; đồng thời chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn và định hướng triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam trong thời gian tới.
Toàn cảnh Hội thảo tổng kết Dự án “Triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” |
Dự án“Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” có mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội của ngành công nghiệp và lồng ghép quy định để phát triển mô hình KCN sinh thái trong các cơ chế, chính sách có liên quan. Theo đó, từ năm 2020 đến 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với UNIDO triển khai thực hiện Dự án tại 5 tỉnh/thành phố, gồm: TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ, Đồng Nai, TP. Đà Nẵng và TP. Hải Phòng, cụ thể tại các KCN: Hiệp Phước, Amata - Biên Hòa, Đình Vũ (Deep C), Hòa Khánh và Trà Nóc 1&2.
Dự án trong 4 năm qua đã hỗ trợ xây dựng khung thể chế và chính sách cho phát triển KCN sinh thái, hỗ trợ các KCN chuyển đổi theo hướng KCN sinh thái, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên, hiệu quả năng lượng và sản xuất sạch hơn, đánh giá tiềm năng và thực hiện cộng sinh công nghiệp.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và nhà tài trợ Thuỵ Sỹ trao tặng phần thưởng cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác phát triển KCN sinh thái |
Bà Lê Thị Thanh Thảo, Giám đốc Quốc gia UNIDO tại Việt Nam đánh giá cao cam kết của Chính phủ Việt Nam trong phát triển KCN sinh thái và mối quan hệ hợp tác gắn bó chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bà Thảo nhấn mạnh sự tham gia tích cực của các bộ, ngành, địa phương liên quan; Ban Quản lý các KCN, KKT; nhà đầu tư phát triển hạ tầng KCN và các doanh nghiệp trong KCN đã tham gia Dự án.
Thay mặt nhà tài trợ Thuỵ Sỹ, bà Sibylle Bachmann, Trưởng Cơ quan Hợp tác Phát triển, Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam khẳng định vai trò quan trọng của dự án trong việc tạo điều kiện phát triển công nghiệp bền vững và thịnh vượng, đồng thời bà cho biết: Trong giai đoạn sắp tới, Chính phủ Thụy Sỹ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thông qua UNIDO trong việc hiện thực hóa các chính sách vào thực tiễn. Bà Sibylle nhấn mạnh tầm quan trọng của các chính sách thúc đẩy ứng dụng các giải pháp công nghệ mới, nhằm thực hiện KTTH và thúc đẩy sự cam kết của khu vực tư nhân trong đầu tư xanh. Ngoài ra, việc dự án đang xây dựng các tiêu chí và chỉ số của KCN sinh thái dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất, sẽ là công cụ thiết yếu để giám sát hoạt động của các KCN nói chung và KCN sinh thái nói riêng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và nhà tài trợ Thuỵ Sỹ trao tặng phần thưởng cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác phát triển KCN sinh thái |
Thành công từ hiệu quả chuyển đổi KCN truyền thống sang KCN sinh thái sau 4 năm triển khai Dự án đã được chứng minh bằng những kết quả đó là: Có 603 giải pháp sản xuất sạch hơn và hiệu quả tài nguyên (RECP), trong đó 217 giải pháp đã được 88 doanh nghiệp triển khai, góp phần tiết kiệm 69,2 tỷ đồng/năm, tương đương 2,9 triệu USD thông qua việc giảm tiêu thụ năng lượng, tài nguyên và vật liệu, giảm 8.910 tấn CO2/năm. Đồng thời, Dự án cũng đã đề xuất thực hiện 41 giải pháp CSCN, 13 cơ hội CSCN – đô thị cho 5 KCN (Hiệp Phước, Amata, Đình Vũ, Hòa Khánh và Trà Nóc) với 18 trường hợp có tính khả thi cao, góp phần tối ưu hóa việc tái sử dụng chất thải, cụ thể hóa việc thực hiện KTTH.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và nhà tài trợ Thuỵ Sỹ trao tặng phần thưởng cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác phát triển KCN sinh thái |
Đặc biệt, Dự án không chỉ dừng lại ở các KCN trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các nhà tài trợ quốc tế, mà tiếp tục được lan tỏa sang các KCN khác với nguồn vốn đến từ khu vực tư nhân như: KCN Nam Cầu Kiền ở Hải Phòng; các KCN của Tập đoàn Becamex; các KCN xanh, tiết kiệm năng lượng của tập đoàn VSIP... Đồng thời, các địa phương đã xác định phát triển mô hình KCN sinh thái là xu hướng phát triển tất yếu của các KCN trong thời gian tới, lồng ghép việc phát triển các KCN theo hướng bền vững vào các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; từ đó, thể hiện cam kết mạnh mẽ của địa phương trong việc phát triển kinh tế cân bằng với đảm bảo yếu tố môi trường và xã hội.
Các đại biểu tại Hội thảo đều nhất trí cho rằng, dự án KCN sinh thái giai đoạn I đã triển khai thành công vượt kỳ vọng với các kết quả đáng khích lệ trên cả 3 trụ cột: Môi trường, kinh tế và xã hội. Vì vậy, cần tiếp tục nhân rộng việc thực hiện KCN sinh thái trong thời gian tới theo mô hình KTTH, xây dựng hệ thống thông tin để đánh giá, chứng nhận và giám sát hoạt động của các KCN sinh thái, kết hợp với tăng cường cơ chế đối thoại công tư.
Các đại biểu và Ban Quản lý dự án KCN sinh thái chụp ảnh lưu niệm tại cuộc họp Ban Chỉ đạo dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” |
Hội thảo tổng kết Dự án KCN sinh thái giai đoạn 2020-2024 với những kết quả bằng hiện thực của Dự án đem lại đã minh chứng cho thấy: Việc chuyển đổi sang mô hình KCN sinh thái bước đầu đã đem lại hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường; đồng thời huy động được nguồn lực lớn từ khu vực tư nhân cho các giải pháp công nghiệp xanh, đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. |
Hội nghị “Thúc đẩy KTTH trong các KCN Việt Nam hướng tới phát triển bền vững”
Tiếp nối Hội thảo tổng kết KCN sinh thái diễn ra sáng ngày 12/4/2024, chiều ngày 12/4/2024 tiếp tục diễn ra Hội nghị “Thúc đẩy KTTH trong các KCN Việt Nam hướng tới phát triển bền vững” .
Ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các Khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Giám đốc quốc gia dự án KCN sinh thái và bà Sibylle Bachmann, Trưởng Cơ quan Hợp tác Phát triển, Đại sứ quán Thuỵ Sỹ tại Việt Nam tham dự Hội nghị “Thúc đẩy KTTH trong các KCN Việt Nam hướng tới phát triển bền vững” |
Tại Hội nghị, các chuyên gia UNIDO và Việt Nam đã phân tích các chính sách phát triển KTTH của Việt Nam và chia sẻ những cơ hội KTTH đem lại với các dẫn chứng cụ thể tại các địa phương của Việt Nam, qua đó giúp các đại biểu tại Hội nghị hình dung và hiểu rõ hơn về khá niệm KTTH, nguyên lý hoạt động, các lĩnh vực, dự án đã và đang triển khai thành công KTTH tại Việt Nam, các khuyến nghị và giải pháp phát triển KTTH.
Hội nghị chia thành các phiên thảo luận với sự dẫn dắt của các chuyên gia, các cơ quan quản lý nhà nước về vai trò quan trọng của các KCN trong việc thực hiện các nguyên tắc KTTH. Các chuyên gia dẫn dắt các phần thảo luận và trao đổi tương tác về các cơ hội và thách thức tích hợp các hoạt động KTTH giữa các ngành công nghiệp khác nhau trong các KCN. Mặt khác, các chuyên gia trao đổi cách thức gắn kết giữa mục tiêu phát triển đô thị thông qua thúc đẩy các giải pháp cộng sinh công nghiệp và đô thị.
Các chuyên gia UNIDO; chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học của Việt Nam và các doanh nghiệp đều có chung nhận định là thúc đẩy tính tuần hoàn trong các KCN có thể giúp Việt Nam không chỉ giảm tác động môi trường, mà còn tạo cơ hội đổi mới và tăng trưởng xanh. Trong đó, KCN sinh thái là một phương tiện hiệu quả để đạt được một nền KTTH và tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và ngành công nghiệp. Đồng thời, khẳng định tiềm năng phát triển KCN sinh thái đóng vai trò trụ cột, trở thành trung tâm phát triển công nghiệp, đem lại lợi ích kinh tế cho đất nước; phù hợp với Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, các cam kết trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thực hiện KTTH và hiện thực hóa mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam vào năm 2050.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng Ban Quản lý dự án KCN sinh thái tại Hội nghị “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các KCN Việt Nam hướng tới phát triển bền vững” |
Hội nghị "Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các KCN Việt Nam hướng tới phát triển bền vững” đã thảo luận chính sách, trao đổi các kinh nghiệm thực tiễn và chia sẻ các giải pháp phát triển KTTH trong các KCN tại Việt Nam; với các chủ đề và giải pháp từ các diễn giả, chuyên gia trong nước và quốc tế, là cơ sở giải quyết thách thức và cơ hội cho chặng đường phát triển sắp tới. Thông qua Hội nghị đã góp phần nâng cao nhận thức, thúc đẩy đối thoại chính sách và khuyến khích sự hợp tác giữa các bên liên quan; qua đó góp phần hỗ trợ hiệu quả quá trình chuyển đổi sang phát triển công nghiệp toàn diện và bền vững ở Việt Nam. |
Lan tỏa phát triển KCN sinh thái như một nhu cầu tất yếu trên phạm vi cả nước
Chuỗi sự kiện do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UNIDO đã đồng tổ chức nhân sự kiện tổng kết Dự án KCN sinh thái giai đoạn 2020-2024 nằm trong khuôn khổ dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” đã kết thúc thành công tốt đẹp. Thông qua chuỗi sự kiện đã lan toả thông điệp tích cực về phát triển KCN sinh thái, KTTH trong các KCN tại Việt Nam; có tác động mạnh mẽ tới nhiều đối tượng, thành phần, từ đó thu hút sự quan tâm phát triển KCN sinh thái rộng khắp ở tất cả các cấp như hiện nay. Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức và tạo động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển KCN sinh thái theo mô hình KTTH đến các cơ quan của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương và các doanh nghiệp Việt Nam, tạo “lực đẩy” giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng và chuỗi sản xuất toàn cầu, góp phần nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh và vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế; đồng thời đóng góp to lớn cho Chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của Việt Nam./.
Đoàn công tác dự án KCN sinh thái cùng đại diện nhà đầu tư hạ tầng KCN Amata Biên Hòa và các doanh nghiệp trong KCN chụp ảnh lưu niệm tại KCN Amata Biên Hòa |
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THĂM QUAN, KHẢO SÁT MÔ HÌNH SẢN XUẤT SẠCH HƠN, CỘNG SINH CÔNG NGHIỆP TẠI KCN AMATA BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI
Đoàn công tác dự án KCN sinh thái cùng đại diện nhà đầu tư hạ tầng KCN Amata Biên Hòa thăm quan thực địa hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Quốc tế Saitex |
Đoàn công tác dự án KCN sinh thái cùng đại diện nhà đầu tư hạ tầng KCN Amata Biên Hòa thăm quan thực địa hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Quốc tế Saitex |
Đoàn công tác dự án KCN sinh thái cùng đại diện nhà đầu tư hạ tầng KCN Amata Biên Hòa thăm quan thực địa hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Quốc tế Saitex |
Nhà để xe tiện ích của Công ty TNHH Quốc tế Saitex tại KCN Amata Biên Hòa |
Công nhân Công ty TNHH Quốc tế Saitex ăn trưa giữa ca sản xuất tại Nhà máy của Công ty trong KCN Amata Biên Hòa |
Đoàn công tác dự án KCN sinh thái cùng đại diện nhà đầu tư hạ tầng KCN Amata Biên Hòa thăm quan thực địa hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Quốc tế Saitex |
Đoàn công tác dự án KCN sinh thái cùng đại diện nhà đầu tư hạ tầng KCN Amata Biên Hòa thăm quan thực địa hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Quốc tế Saitex |
Đoàn công tác dự án KCN sinh thái cùng đại diện nhà đầu tư hạ tầng KCN Amata Biên Hòa thăm quan thực địa hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Công ty TNHH Quốc tế Saitex |
Đoàn công tác dự án KCN sinh thái cùng đại diện nhà đầu tư hạ tầng KCN Amata Biên Hòa thăm quan thực địa hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Công ty TNHH Quốc tế Saitex |
Đoàn công tác dự án KCN sinh thái cùng đại diện nhà đầu tư hạ tầng KCN Amata Biên Hòa thăm quan thực địa hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Công ty TNHH Quốc tế Saitex |
Đoàn công tác dự án KCN sinh thái cùng đại diện nhà đầu tư hạ tầng KCN Amata Biên Hòa thăm quan thực địa hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Công ty TNHH Quốc tế Saitex |
Đoàn công tác dự án KCN sinh thái cùng đại diện nhà đầu tư hạ tầng KCN Amata Biên Hòa thăm quan thực địa hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Công ty TNHH Quốc tế Saitex |
Đoàn công tác dự án KCN sinh thái cùng đại diện nhà đầu tư hạ tầng KCN Amata Biên Hòa thăm quan thực địa hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Công ty TNHH Quốc tế Saitex |
Đoàn công tác dự án KCN sinh thái cùng đại diện nhà đầu tư hạ tầng KCN Amata Biên Hòa thăm quan thực địa hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Công ty TNHH Quốc tế Saitex |
Đoàn công tác dự án KCN sinh thái cùng đại diện nhà đầu tư hạ tầng KCN Amata Biên Hòa thăm quan thực địa hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Công ty TNHH Quốc tế Saitex |
Đoàn công tác dự án KCN sinh thái cùng đại diện nhà đầu tư hạ tầng KCN Amata Biên Hòa và các doanh nghiệp trong KCN chụp ảnh lưu niệm tại KCN Amata Biên Hòa |
Bình luận