Các thành phố lớn dẫn đầu về chỉ số thương mại điện tử
Chỉ số thương mại điện tử 2015 (EBI) được xây dựng trên cơ sở điều tra khảo sát của VECOM đối với gần 5.000 doanh nghiệp trên cả nước.
Theo VECOM, kết quả Chỉ số thương mại điện tử năm thứ 5 cho thấy, có sự chênh lệch lớn giữa các địa phương và xu hướng này có thể tiếp tục tăng lên trong những năm tới. Đặc biệt, TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội liên tiếp đứng đầu chỉ số thương mại điện tử trong bốn năm qua và vượt xa tất cả các địa phương khác. Các địa phương có Chỉ số thương mại điện tử cùng nằm trong top 5 là Đà Nẵng, Bình Dương, Hải Phòng.
Năm 2015 cũng là năm đầu tiên có sự điều chỉnh đáng kể trong phương pháp tính chỉ số, bao gồm chỉ số thành phần nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin. Với cách tính này Hà Nội có chỉ số thành phần nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin cao nhất (84,7), tiếp theo là TP. Hồ Chí Minh (80,3), Đà Nẵng (67,3), Bà Rịa - Vũng Tàu (57,5) và Hải Phòng (56,8).
5 địa phương có chỉ số thành phần nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin thấp nhất là Cà Mau (35,5), Cao Bằng (34,7), Hà Giang (34,7) và Lai Châu (33,7). Nguyên nhân được chỉ ra là do, những tỉnh ở khu vực này còn gặp nhiều khó khăn khi triển khai thương mại điện tử, bao gồm chi phí chuyển phát và hoàn tất đơn hàng rất cao.
Theo đó, điểm bình quân của các địa phương về chỉ số thương mại điện tử năm 2015 chỉ đạt 43,9 trên tổng điểm 100. Điểm bình quân của top 5 địa phương đứng đầu là 63,4, trong khi điểm bình quân của tốp 5 địa phương đứng cuối bảng chỉ là hơn 30. Như vậy, chênh lệch điểm giữa top 5 địa phương đầu bảng và tốp 5 địa phương cuối bảng năm nay lên tới hơn 30 điểm, trong khi điểm chênh lệch của năm 2014 chỉ khoảng 18.
Mặc dù có sự chênh lệch lớn về Chỉ số thương mại điện tử giữa các địa phương, nhưng nhìn chung, năm 2015, thương mại điện tử vẫn được đánh giá là phát triển nhanh, thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh doanh và có sự gắn kết khăng khít với công nghệ thông tin và truyền thông, trở thành một trong các trụ cột của tiến trình xây dựng xã hội thông tin và kinh tế tri thức ở nước ta. Một số doanh nghiệp hàng đầu về thương mại điện tử có tốc độ tăng trưởng trên 200%.
Chỉ số thương mại điện tử năm 2015 cho thấy, sự tiến bộ đáng kể trong giao dịch trực tuyến giữa các cơ quan nhà nước với doanh nghiệp (G2B). Đón bắt xu hướng thương mại điện tử trên nền tảng di động đã trở thành công cụ quan trọng trong kinh doanh trực tuyến, đã có 26% doanh nghiệp có website tương thích với thiết bị di động và 18% có các ứng dụng di động phục vụ kinh doanh. Tuy nhiên, nguồn nhân lực chưa đáp ứng với triển khai thương mại điện tử theo chiều sâu. Đồng thời, dịch vụ chuyển phát, hoàn tất đơn hàng và thanh toán trực tuyến chưa đáp ứng tốt đòi hỏi của thương mại điện tử. Các doanh nghiệp cũng chưa quan tâm thỏa đáng với hoạt động tiếp thị trực tuyến.
Khảo sát của VECOM cũng cho thấy, 50% doanh nghiệp cập nhật thông tin hàng ngày trên website, 22% cập nhật hàng tuần, còn lại 11% doanh nghiệp trung bình mỗi tháng chỉ cập nhật một lần. Tỷ lệ website có tính năng đặt hàng trực tuyến là 53%, trong khi đó tỷ lệ website có tính năng thanh toán trực tuyến là 17%. Tỷ lệ này không có sự khác biệt lớn so với năm 2014.
Căn cứ chỉ số trên, VECOM cho rằng, thương mại điện tử Việt
Bình luận